Blog

Tư duy phản biện

Phát triển Tư duy và Kỹ năng Thích hợp

Hàng ngày chúng ta đưa ra hàng trăm quyết định và cho dù có nhận ra hay không, tất cả chúng ta đều là những người tư duy phản biện

Chúng ta tư duy phản biện bất cứ khi nào cân nhắc các lựa chọn, sắp xếp ưu tiên trách nhiệm hoặc suy nghĩ về tác động có thể có của hành động. Vấn đề là, nghiên cứu cho thấy không phải lúc nào chúng ta cũng giỏi việc này. Và ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng đặt tư duy phản biện là một kỹ năng cần thiết trong công việc.

Bài viết này giới thiệu cho bạn một loạt các công cụ mà bạn có thể sử dụng ngay để phát triển kỹ năng tư duy phản biện.

Mục lục

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là sử dụng thông tin, kinh nghiệm, quan sát và lập luận để dẫn dắt cho các quyết định, hành động và niềm tin của bạn một cách khắt khe và khéo léo. 

Phát triển tư duy phản biện đúng cách

Giúp bản thân đạt được thành công bằng cách áp dụng tư duy thích hợp trước khi làm việc phát triển các kỹ năng cụ thể.

Sẵn sàng và có khả năng khám phá các phương pháp tiếp cận và ý tưởng thử nghiệm thay thế là rất quan trọng. Bạn có thể suy nghĩ với các kịch bản “nếu như”, tạo ra các lựa chọn hợp lý và kiểm tra giả thuyết? Nếu không, bạn sẽ có xu hướng viết ra ý tưởng và các lựa chọn quá sớm, từ đó bỏ lỡ câu trả lời tốt nhất cho tình huống của mình. Bài viết Mở tư duy đóng có thể giúp bạn.

Bạn có thể bỏ qua những thông tin quan trọng, vì vậy hãy cập nhật xu hướng (phân tích SWOT và PEST có thể hữu ích ở đây) và tìm kiếm sự rõ ràng khi mọi thứ chưa rõ ràng.

Cũng cần nhấn mạnh tính logic hơn cảm xúc. Cảm xúc có thể thúc đẩy nhưng nó cũng dẫn bạn đến hành động vội vàng và không khôn ngoan, vì vậy cố gắng kiểm soát cảm xúc và thận trọng. Biết khi nào một kết luận là thực tế và khi nào không. 

Kết luận “có thể đúng” dựa trên giả định nhưng phải được kiểm tra thêm. Đọc bài viết Lối ngụy biện logic để được giúp đỡ.

Mẹo:

Một công cụ đặc biệt hữu ích cho tư duy phản biện là nấc thang suy luận. Nó cho phép bạn kiểm tra và xác nhận quá trình suy nghĩ của mình thay vì nhảy tới kết luận không được hỗ trợ. (Tránh nhầm lẫn nó với nấc thang của sự trừu tượng)

14 kỹ năng tư duy phản biện

Tập trung vào các khu vực sau đây để phát triển kỹ năng tư duy phản biện:

  1. Thu thập Thông tin – Bạn có biết làm thế nào thu thập thông tin có liên quan đến nhiệm vụ một cách dễ dàng? Tham khảo bài viết xử lý tình trạng quá tải thông tin giúp bạn quản lý lượng dữ liệu lớn.
  2. Quan sát – Bạn sẽ cần tò mò và chú ý đến các chi tiết trong phạm vi thông tin. Luyện tập trau đồi kỹ năng quan sát.
  3. Lập luận – Bạn cần có kỹ năng lập luận và mở rộng logic, từ đó đưa ra các lựa chọn hoặc kết quả hợp lý. Lập luận quy nạpđánh giá tình huống có thể giúp bạn thực hiện.
  4. Hợp lý hóa -Đây là về việc áp dụng các quy luật lý lẽ để đánh giá một lập luận và xác định giá trị của nó. Đọc bài viết Suy nghĩ nhận thức, tư duy hợp lý và tư duy tích cực để biết thông tin về cách thực hiện.
  5. Phản ánh – Thường xuyên nhìn lại chi tiết quyết định hoặc vấn đề và xem xét bức tranh lớn hơn. Cân nhắc những điều bạn đã học được từ quan sát và trải nghiệm của mình. Chu trình phản ánh của Gibbs là một công cụ hữu ích ở đây.
  6. Sáng tạo– Sử dụng các công cụ tư duy sáng tạo, bao gồm Quy trình Simplex Mô hình tư duy hiệu quả của Hurson để cân bằng logic.
  7. Phân loại và Trình tự – Nhóm và sắp xếp các mục hoặc ý tưởng theo đặc điểm của chúng, giúp bạn sàng lọc dữ liệu. Sơ đồ mối quan hệ, Chunking sơ đồ tư duy có thể hữu ích khi cần phân loại mục tiêu theo cách này.
  8. So sánh và Tương phản – Khi bạn đã xác định được những điểm giống nhau và khác nhau, phân tích so sánh theo cặp giúp bạn đưa ra lựa chọn.
  9. Phân tích Nguyên nhân và Ảnh hưởng – Động cơ hay lý do gây nên một hành động hoặc sự việc (nguyên nhân) liên quan thế nào tới kết quả?  Phân tích nguyên nhân và tác độngSơ đồ mối tương quan giúp bạn làm việc này, cùng với kỹ thuật 5 Why, CATWOEPhân tích nguyên nhân gốc rễ.
  10. Tổng hợp – Xác định kết quả mới có thể có bằng cách sử dụng các thông tin đã có. Hãy thử Phân tích Kịch bảnBrainstorming.
  11. Đánh giá – Bài viết Cân nhắc ưu và nhược điểm của một quyết định giúp bạn xem xét một quyết định, trong khi Ma trận phân tích quyết định và Cây quyết định giúp bạn đưa ra lựa chọn cuối cùng.
  12. Dự đoán– Bạn sẽ cần tìm, phân tích và mở rộng xu hướng để đưa ra dự đoán hợp lý về tương lai. Phân tích Tác động, Phân tích Monte Carlo, Sơ đồ hệ thống, Dự báo Dòng tiền mặtBánh xe tương lai là những công cụ hữu ích ở đây.
  13. Ưu tiên – Bạn cần xác định tầm quan trọng của sự việc hoặc tình huống và đặt nó đúng góc độ. Các bài viết về sự ưu tiênma trận ưu tiên hành động giúp bạn tận dụng tốt nhất thời gian và các nguồn lực cá nhân, trong khi Lập kế hoạch kinh doanh và Mô hình Chiến lược Năm Bước của Lafley và Martin rất hữu ích khi bạn cần suy nghĩ về toàn bộ tổ chức.
  14. Tóm tắt – Bạn nên viết một báo cáo về những điều đã xảy ra hoặc những điều bạn đã học được và bạn yêu cầu chuyển các phát hiện đó thành tuyên bố tầm nhìn hoặc sứ mệnh.

Kết hợp các kỹ năng này với tư duy thích hợp, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn

Những điểm chính

Tư duy phản biện liên quan đến việc sử dụng thông tin, kinh nghiệm, quan sát và lập luận từ đó dẫn dắt các quyết định, hành động và niềm tin của bạn một cách khắt khe và thông minh.

Có 14 kỹ năng thực hành mà bạn có thể sử dụng, đảm bảo chứng minh được mức độ tư duy phản biện cao của bản thân.

Hpo Banner