Blog

Đánh giá (tình huống)

Hiểu được ý nghĩa đầy đủ của một sự việc

Cách đây vài tháng, Tuấn phát hiện một đối thủ cạnh tranh đang mở văn phòng mới tại cùng một thành phố với tổ chức anh.

Anh ta suy nghĩ tới ý nghĩa của việc này, nhưng ngay cả khi đã nghĩ tới các vấn đề, Tuấn vẫn thấy đang bỏ sót một điều gì đó quan trọngHai tháng sau, anh ta phát hiện đối thủ cạnh tranh đã săn đón tất cả các nhà quản lý giỏi nhất của mình. Và anh ta không thể thể làm gì với nó. 

Điều này có quen thuộc? Đôi khi, một thông tin nghe có vẻ đơn giản, nhưng sau đó, chúng ta phát hiện ra có nhiều điều hơn ẩn sâu trong nó, khiến chúng ta sai lầm và không chuẩn bị trước cho hậu quả.

Một cách để đối phó với những tình huống này là sử dụng đánh giá. Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng mạnh mẽ nhằm trích xuất số lượng thông tin tối đa có thể từ một sự kiện hoặc tuyên bố đơn giản.

Mục lục

Giới Thiệu về đánh giá

Đánh giá giúp chúng ta khám phá các yếu tố mà chúng ta thường bỏ qua và rất hữu ích khi Brainstorming tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Ban đầu nó được phát triển trong quân đội giúp các nhà chỉ huy hiểu toàn diện về bất kỳ sự kiện, vấn đề hay tình huống nào mà họ phải đối mặt trong cuộc chiến. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng nó tại nơi làm việc.

Sử dụng Đánh giá rất dễ dàng. Bắt đầu với một thực tế, trước tiên bạn đặt câu hỏi “Vậy thì sao?” – Nói cách khác, hàm ý của sự việc đó là gì? Tại sao sự việc đó lại quan trọng? Sau đó, bạn tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi rút ra được tất cả kết luận có thể có từ nó.

Sử dụng

Đánh giá cũng tương tự như kỹ thuật 5 Why. Sự khác biệt chính là nó thường được sử dụng giúp bạn nhận được nhiều thông tin nhất từ một sự việc hoặc tuyên bố đơn giản trong khi 5 Why được thiết kế nhằm đi sâu đến gốc rễ vấn đề.

Bạn cũng có thể sử dụng Đánh giá kết hợp với Phân tích nguyên nhân gốc rễ hoặc Phân tích Nguyên nhân và tác động giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của các giải pháp khả thi.

Chú thích:

Đánh giá có thể hạn chế bạn trong một dòng suy nghĩ. Ví dụ: khi bạn đã trả lời câu hỏi đầu tiên “Vậy thì sao?”, Bạn có thể theo một dòng chảy này đi tới kết luận. Để tránh điều này, lặp lại quá trình đánh giá nhiều lần đảm bảo bạn đã bao phủ tất cả. 

Ví dụ về đánh giá

Bạn vừa phát hiện ra ngân sách phòng ban có nguy cơ giảm 25% trong năm tới.

Đây là sự cắt giảm rất lớn và và bạn muốn khám phá tất cả hàm ý có trong đó, trước khi bắt đầu tìm ra các giải pháp có thể.

Vì vậy, bạn sử dụng Quá trình đánh giá, như sau:

Tuyên bố: Ngân sách bộ phận chúng ta sẽ bị cắt giảm 25% bắt đầu từ ngày 01/01.

Vậy thì sao?

Vì vậy, cách duy nhất để thích ứng là giảm chi tiêu một cách đáng kể

Vậy thì sao?

Vì vậy, có lẽ chúng ta sẽ phải cắt giảm nhân viên và cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ, nghiên cứu và bữa tiệc cho nhân viên.

Vậy thì sao?

Vì vậy, tinh thần nhân viên có thể sẽ giảm, đặc biệt nếu tôi phải sa thải các thành viên trong nhóm. 

Vậy thì sao?

Vì vậy, tôi sẽ cần tìm ra nhiều cách giảm chi phí để thúc đẩy tinh thần cho thành viên trong nhóm.

Vậy thì sao?

Vì vậy, tôi cần bắt đầu suy nghĩ về điều này từ ngày mai, vì ngân sách mới sẽ có hiệu lực trong hai tháng nữa và tôi muốn quản lý hậu quả trước khi cho nhóm biết.

Những điểm chính

Kỹ thuật đánh giá được phát triển đầu tiên trong quân đội  giúp nhà chỉ huy hiểu rõ hơn về một sự việc, tuyên bố hay vấn đề mà họ đang phải đối mặt.

Bạn sử dụng đánh giá bằng cách đặt câu hỏi “Vậy thì sao?” nhiều lần. Điều này giúp bạn trích xuất tất cả các thông tin ngụ ý quan trọng của sự việc.

Hãy xem xét sử dụng các kỹ thuật giải quyết vấn đề với kỹ thuật đánh giá đảm bảo bạn không giới hạn ở một dòng suy nghĩ.

Hpo Banner