Blog

Chạy thử nghiệm, dự án thí điểm

Xem xét rủi ro một cách thông minh

Sếp yêu cầu bạn phát triển một dịch vụ mới nhằm tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và bạn đã đưa ra một số ý tưởng mà bạn nghĩ sẽ hiệu quả.

Vấn đề là, bạn không chắc ý tưởng nào đem lại tác động lớn nhất. Và bạn không có thời gian và nguồn lực để hoàn thiện từng ý tưởng. Vậy bạn nên chọn ý tưởng nào?

Đây là một trong những trường hợp hữu ích để thử nghiệm. Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra ý tưởng ở quy mô nhỏ, trước khi có những rủi ro lớn hoặc cam kết nguồn lực cho dự án lớn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận xem làm thế nào thực hiện thử nghiệm kinh doanh và học hỏi từ chúng. 

Mục lục

Tại sao cần thử nghiệm?

Nhiều doanh nghiệp không phát triển trừ khi họ đổi mới và đổi mới xuất phát từ việc phát triển và thực hiện các ý tưởng mới. Tuy nhiên, đổi mới thường kèm theo rủi ro: giả định có thể sai, sản phẩm mới có thể không tốt, khách hàng không chấp nhận ý tưởng,…

Đó là lý do tại sao chạy thử nghiệm rất hữu ích. Bằng cách chạy thử nghiệm, bạn hiểu được khi chạy trên quy mô lớn hơn sẽ thế nào. Bạn cũng học hỏi từ thất bại và sai lầm của mình và điều chỉnh ý tưởng tốt hơn.

Thử nghiệm có thể liên quan đến bất cứ điều gì, từ những kiểm tra cơ bản (ví dụ thay đổi thông điệp chào mừng trên trang web hay quy trình mới để giải quyết nhu cầu điện thoại) tới các dự án phức tạp hơn (ví dụ: thử nghiệm một sản phẩm hoặc dịch vụ mới với một số nhỏ khách hàng).

Thử nghiệm và rủi ro

Thử nghiệm đôi khi đầy rủi ro và không chắc chắn. Rốt cuộc, thường không có cách nào để biết liệu chúng thành công hay thất bại.

Tuy nhiên, đó là vấn đề. Khi thực hiện thử nghiệm, bạn chấp nhận rủi ro một cách có kiểm soát. Mặc dù rõ ràng muốn tránh thất bại, nhưng bạn sẵn sàng cho thất bại, do đó bạn có thể tránh sai lầm tốn kém hơn trong tương lai và khai thác cơ hội rủi ro cao. 

Trong ngắn hạn, thử nghiệm có thể quá nhỏ và quá nguy hiểm để nỗ lực. Tuy nhiên, khi nhìn nhận lợi ích lâu dài, bạn sẽ thấy nếu không thực hiện chúng sẽ còn tốn kém hơn. Bằng cách sẵn sàng học hỏi – từ thành công và thất bại – bạn tìm ra ý tưởng thành công giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức trở nên tốt nhất có thể.

Mẹo 1:

Tùy thuộc vào vai trò của mình, bạn có thể cần có sự cho phép của sếp hoặc nhóm quản lý cấp cao trước khi tiến hành thử nghiệm, ngay cả khi rủi ro ở mức tối thiểu.

Mẹo 2:

Nếu bạn cần lên kế hoạch để có được hỗ trợ cho thử nghiệm của mình, hãy xem bài viết Kỹ năng Bán hàng cho Người không chuyên.

Mẹo 3:

Nhiều cuộc thử nghiệm không phù hợp trong mọi tình huống, ví dụ khi bạn làm với một thị trường rất nhỏ hay khi thành công có thể sao chép một cách nhanh chóng. Ở đây, bạn cần đưa ra quyết định dựa trên thông tin mình có.

Mẹo 4:

Trước khi thực hiện thử nghiệm trong môi trường “thực”, bạn cần thử nghiệm ý tưởng với người dùng và khách hàng thông qua các cuộc phỏng vấn, Phỏng vấn nhóm, hoặc khảo sát, nếu phù hợp.

Làm thế nào triển khai thử nghiệm hiệu quả

Để triển khai thử nghiệm hiệu quả, xem xét sử dụng cách tiếp cận dưới đây. Nó được dựa trên một quá trình được phát triển bởi chuyên gia đổi mới, Thomas H. Davenport.

  1. Tạo một giả thuyết

Cũng như các thí nghiệm khoa học, trước tiên bạn cần tạo ra một giả thuyết – đây là dự đoán của bạn, điều gì sẽ xảy ra nếu thử nghiệm thành công. Ví dụ: “Cử thêm 2 bưu tá mỗi tháng sẽ tăng doanh thu tổng thể” hoặc “Di chuyển điều hướng sang bên trái trang web sẽ giữ chân người dùng lâu hơn.”

Khi tạo ra giả thuyết, xem xét các câu hỏi sau:

  • Bạn có thể đo lường điều gì khi thực hiện thay đổi? 
  • Nó có phù hợp với chiến lược, mục đích và giá trị chung của nhóm và tổ chức?
  • Nó có làm tăng thêm giá trị cho những điều bạn làm?

Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên là “không”, bạn nên sửa đổi giả thuyết hoặc xem xét không thực hiện thử nghiệm.

Cuối cùng trong bước này, xác định xem làm thế nào đo lường thành công thử nghiệm. Hãy tự hỏi mình, “Thành công” sẽ thế nào?

Tiêu chí đo lường tùy thuộc vào ngành và loại thử nghiệm mà bạn thực hiện và nó có thể bao gồm các chỉ số như doanh thu và thu nhập, yêu cầu mới, truy cập vào trang web chính hoặc các yếu tố tổng quát hơn như dễ sử dụng hoặc phản hồi từ khách hàng hoặc thành viên trong nhóm.

Một lần nữa, suy nghĩ xem các chỉ số này ảnh hưởng tới mục tiêu và chiến lược tổng thể ra sao. Ví dụ: bạn có thể định nghĩa thành công là “Tăng lượt xem trang web”. Tuy nhiên, sẽ không thành công nếu nó làm giảm tổng doanh thu, bởi mọi người đã ngừng đến cửa hàng trực tuyến.

  1. Thiết kế thử nghiệm

Bây giờ bạn cần nghĩ xem làm thế nào thực hiện thử nghiệm. Phác thảo những điều bạn cần thử nghiệm và thời gian thực hiện nó.

Thử nghiệm một sản phẩm hay quy trình mới tương đối đơn giản – bạn chỉ cần chạy thử nghiệm trong một khoảng thời gian cụ thể và sau đó sử dụng số liệu đã được xác định ở bước 1, đánh giá thành công của nó.

Tuy nhiên, nếu đang xem xét sửa đổi cho một sản phẩm hoặc quy trình hiện có, bạn cần so sánh các kịch bản, từ đó đo lường thành công cho giả thuyết của mình. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng một “nhóm kiểm soát” và một “nhóm điều trị.” (Đôi khi được gọi là A/B testing).

Bắt đầu bằng cách kiểm soát càng nhiều biến càng tốt – có nghĩa là bạn nên cố gắng giảm thiểu thay đổi bất cứ khi nào có thể.

Nhóm kiểm soát là những gì bạn sử dụng cho đo lường cơ bản. Cố tránh thực hiện bất cứ thay đổi nào với nhóm này trong suốt quá trình thử nghiệm. Làm tương tự với nhóm điều trị, ngoại trừ thay đổi mà bạn muốn thử nghiệm. Sau đó bạn có thể so sánh nhóm kiểm soát với nhóm điều trị, kiểm tra giả thuyết của mình.

Ví dụ: giả thuyết của bạn là “Mở cửa đến 10 giờ tối sẽ làm tăng lợi nhuận trong các cửa hàng bán lẻ”. Bạn chọn hai cửa hàng làm nhóm điều trị: mở cửa đến 10 giờ tối. Các cửa hàng khác là nhóm kiểm soát: không thay đổi giờ mở cửa. Sau đó, sau hai tuần, bạn so sánh mỗi cửa hàng, xem liệu mở cửa đến 10 giờ tối có làm tăng lợi nhuận trong giai đoạn thử nghiệm hay không.

Trong một số trường hợp, sẽ không thực tế khi sử dụng nhóm kiểm soát và nhóm điều trị. (Ví dụ, bạn sẽ không thể chạy thử nghiệm trên nếu bạn chỉ có một cửa hàng.)

Khi điều này xảy ra, bạn có thể sử dụng các dữ liệu trong quá khứ làm nhóm kiểm soát và sau đó sử dụng dữ liệu mà bạn có được khi thực hiện thay đổi làm nhóm điều trị. Trong ví dụ với chỉ một cửa hàng, bạn có thể so sánh doanh số bán hàng trong năm nay với doanh số bán hàng cùng kỳ năm ngoái.

Nói chung, giữ cho thử nghiệm đơn giản nhất có thể. Thử nghiệm càng phức tạp, càng tốn nhiều chi phí, càng có nhiều rủi ro liên quan và mất nhiều thời gian phân tích kết quả. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn thử nghiệm cung cấp dữ liệu có ý nghĩa.

Mẹo 1:

Khi bạn sử dụng nhóm kiểm soát và nhóm điều trị, hãy thử một yếu tố một lần. Ví dụ, nếu bạn thử nghiệm mở rộng cả thời gian mở cửa và chiếu sáng nhiều hơn, bạn sẽ không biết chúng tác động thế nào (Bạn có thể kiểm tra các yếu tố khác trong các thử nghiệm khác).

Mẹo 2:

Để hiểu rõ hơn về các rủi ro liên quan đến thử nghiệm, sử dụng các công cụ như Phân tích rủi ro và Biểu đồ tác động/xác suất rủi ro.

Mẹo 3:

Nếu bạn cần thiết kế và xây dựng một dịch vụ hoặc sản phẩm để thử nghiệm, đừng đánh giá thấp nỗ lực cần có cho nó. Nếu bạn sản xuất ra cái gì đó là tiêu chuẩn phụ, thử nghiệm của bạn thường thất bại.

  1. Chạy Thử nghiệm

Khi đã thiết kế thử nghiệm, đã đến lúc hành động và chạy nó.

Thông báo cho tất cả những người trong tổ chức bị ảnh hưởng, trước khi chạy thử nghiệm. Họ nên biết bạn sẽ tiến hành nó thế nào và tại sao nó diễn ra.

Khi thử nghiệm thành công, giám sát nó, đảm bảo không có gì xảy ra có thể làm sai lệch kết quả. Ví dụ, các yếu tố như thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến doanh thu trong ví dụ đã nêu trên. Nếu những sự kiện như thế này xảy ra, xem xét chạy lại thử nghiệm hoặc xóa một số dữ liệu khỏi phân tích cuối cùng.

Nếu bạn đang thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ mới với khách hàng, bạn nên cho họ biết rằng họ đang sử dụng sản phẩm thử nghiệm. Đây là một cách hữu ích bảo vệ danh tiếng của bạn nếu có sự cố. Nó cũng khuyến khích mọi người đưa ra phản hồi.

Mẹo:

Bạn cũng nên đảm bảo những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thử nghiệm được bồi thường hợp lý.

  1. Phân tích kết quả và theo dõi nếu cần thiết

Khi đã thực hiện thử nghiệm, hãy dành chút thời gian để phân tích kết quả.

Thứ nhất, so sánh hiệu suất thực tế với giả thuyết của bạn:

  • Điều gì được tin là sẽ xảy ra và điều gì đã xảy ra?
  • Tại sao lại có sự khác biệt?
  • Thử nghiệm có thành công? (Đừng quá thất vọng nếu không phải vậy!)
  • Hậu quả không mong đợi nào xảy ra như một kết quả của thử nghiệm? Làm thế nào bạn có thể quản lý hoặc tận dụng chúng?

Sau đó suy nghĩ xem bạn có thể sử dụng những điều đã học được thế nào. Tiến hành các thử nghiệm tiếp theo giúp bạn có được nhiều giá trị hơn?

Ví dụ: mở cửa hàng đến 9 giờ tối thay vì 10 giờ tối sẽ tạo lợi nhuận hơn? Hay tiếp tục sửa đổi một sản phẩm sẽ có được phản hồi tốt hơn từ khách hàng?

Trong một số trường hợp, bạn có thể hành động theo những điều mình đã học được cùng một lúc khi tiếp tục tiến hành các thử nghiệm khác. Các lần khác, bạn có thể phải thực hiện nhiều thử nghiệm khác nữa, trước khi hiểu được cách tốt nhất.

Những điểm chính

Thử nghiệm giúp bạn kiểm tra các ý tưởng và thu thập thêm thông tin, trước khi dành nguồn lực cho một dự án lớn. Chúng có thể là bất cứ điều gì từ bài kiểm tra rất cơ bản cho tới các dự án phức tạp liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

Để thực hiện một thử nghiệm hiệu quả, làm như sau:

  1. Tạo ra một giả thuyết.
  2. Thiết kế thử nghiệm
  3. Tiến hành thử nghiệm.
  4. Phân tích kết quả và theo dõi nếu cần.

Đôi khi, bạn có thể thực hiện những điều đã học được trong khi tiếp tục tiến hành các thử nghiệm khác. Hoặc, bạn có thể phải tiến hành các thử nghiệm khác nữa trước khi hiểu được cách tốt nhất.

Hpo Banner