Blog

Bánh xe tương lai

Xác định kết quả trong tương lai của thay đổi

Nếu bạn đã từng tìm hiểu toàn bộ tác động của một thay đổi được đề xuất, bạn sẽ biết việc xác định tất cả các kết quả có thể có khó đến mức nào.

Trong những tình huống thế này, nhiều người thường hoảng sợ và cố gắng liệt kê ra những kết quả đầu tiên mà họ nghĩ đến.  Tuy nhiên đó là một danh sách không đầy đủ và khó phân tích.

Đây là lúc công cụ Bánh xe tương lai trở nên hữu ích. Công cụ trực quan này cho bạn cách brainstorming có cấu trúc các kết quả trực tiếp và gián tiếp của một quyết định, sự kiện hoặc xu hướng.

Mục lục

Giới thiệu công cụ

Bánh xe tương lai (xem hình 1 dưới đây) được tạo ra bởi Jerome Glenn năm 1972. Glenn là một chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu tương lai.

Hình 1: Bánh xe tương lai

Glenn tạo ra bánh xe tương lai với mục đích xác định kết quả tiềm ẩn của các xu hướng và sự kiện, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng nó trong quá trình ra quyết định (để lựa chọn) và quản lý sự thay đổi (để xác định kết quả của thay đổi). Công cụ này đặc biệt hữu ích trong giai đoạn brainstorming của phân tích tác động.

Làm thế nào để sử dụng công cụ 

Bước 1: Xác định sự thay đổi

Viết ra thay đổi mà bạn cần phải xem xét lên giấy hoặc trên flipchart. Đó có thể là một sự kiện, xu hướng, vấn đề hoặc giải pháp khả thi.

Bước 2: Xác định kết quả trực tiếp cấp 1

Bây giờ, Brainstorming những hậu quả trực tiếp của thay đổi. Khoanh tròn từng kết quả và nối chúng với ý tưởng trung tâm bằng mũi tên. 

Bước 3: Xác định kết quả gián tiếp cấp 2

Bây giờ bạn cần suy nghĩ về những kết quả/ hậu quả có thể xảy ra của từng kết quả trực tiếp mà bạn đã viết trong bước 2 và thêm chúng vào sơ đồ.

Sau đó, lặp lại bằng cách xác định hậu quả cấp 3, cấp 4 …

Mẹo 1:

Phân màu cho từng “cấp độ” rất hữu ích như trong hình 1. Điều này giúp bạn dễ dàng sắp xếp và phân tích các hậu quả khi kết thúc quá trình brainstorming.

Mẹo 2:

Hãy nhớ hậu quả không nhất thiết là tiêu cực.

Bước 4: Phân tích hàm ý

Khi bạn đã hoàn thành tất cả các cấp độ của bánh xe tương lai, bạn sẽ có một bức tranh rõ ràng về kết quả/ hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp có thể xảy ra do sự thay đổi. Hãy liệt kê chúng ra.

Bước 5: Xác định hành động

Trong trường hợp xảy ra kết quả tiêu cực, hãy nghĩ xem làm thế nào quản lý chúng (bài viết Phân tích rủi ro cho bạn một số gợi ý hữu ích). Nếu kết quả tích cực, tìm cách tận dụng chúng.

Ví dụ về bánh xe tương lai

Ngân sách công ty Nam sẽ bị cắt giảm 20% trong 6 tuần. Nam tổ chức cuộc họp với các nhà quản lý và hoàn thành sơ đồ bánh xe tương lai (xem hình 2) để xác định tất cả những kết quả có thể xảy ra.

Hình 2 – Bánh xe tương lai của Nam

Nam nhận thấy nếu sa thải nhân viên sẽ gây ra một tác động đáng kể đến công ty. Nếu quyết định cắt giảm ngân sách, anh ta sẽ phải thử lựa chọn khác trước khi sa thải bớt nhân viên.

Nam cũng thấy rằng việc cắt giảm ngân sách sẽ làm giảm động lực và năng suất lao động. Vì vậy, anh ấy phải xây dựng lại tinh thần đồng đội, giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn. Nam cũng thấy rằng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tăng doanh số, vì vậy anh ấy cần đưa ra kỳ vọng tương ứng.

Tuy nhiên cũng có những kết quả tích cực từ việc cắt giảm ngân sách – sẽ có nhiều cơ hội để mọi người chia sẻ kỹ năng và đào tạo tại chỗ trong nhóm.

Những điểm chính

Bánh xe tương lai là một công cụ đơn giản, mang tính thực tiễn giúp bạn suy nghĩ và thảo luận về kết quả/ hậu quả trực tiếp và gián tiếp của các quyết định, sự kiện hoặc xu hướng.

Hpo Banner