Blog

6 chiếc mũ tư duy

Ra quyết định từ các quan điểm khác nhau.

Cách ra quyết định của bạn là gì?

  • Nếu lạc quan, thì không phải lúc nào bạn cũng nghĩ tới những rủi ro.
  • Tương tự, nếu quá thận trọng hoặc không thích rủi ro, bạn có thể không tập trung vào những cơ hội mở ra trước mắt.

Thông thường, những quyết định tốt nhất đến từ thay đổi trong cách suy nghĩ (về vấn đề) và kiểm chứng chúng từ những quan điểm khác nhau.

6 chiếc mũ tư duy” giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ những quan điểm khác nhau, một cách riêng biệt. Cũng như, giúp bạn tránh nhầm lẫn, khi có quá nhiều góc độ trong suy nghĩ.

Đây cũng là một kỹ thuật hiệu quả để kiểm tra quyết định trong môi trường đội nhóm, khi mọi người khám phá tình huống từ nhiều quan điểm cùng một lúc.

6 chiếc mũ tư duy được tạo ra bởi Edward de Bono và được xuất bản trong cuốn sách cùng tên năm 1985 của ông. Bây giờ bạn có thể tìm đọc ấn bản mới.

  • 6 chiếc mũ buộc bạn phải di chuyển ra khỏi cách tư duy thông thường và nhìn nhận từ các quan điểm khác nhau.
  • Điều này cho phép bạn có được một cái nhìn tròn vẹn hơn về vấn đề.

Bạn thường đưa ra giải pháp hoặc đạt được kết quả thành công từ một quan điểm hợp lý, tích cực, nhưng cũng cần xem xét vấn đề từ góc độ khác. Ví dụ, bạn có thể nhìn nhận nó từ quan điểm cảm xúc, trực quan, sáng tạo hoặc quản lý rủi ro…

Không xem xét những quan điểm này, có thể khiến bạn đánh giá thấp sự phản đối của mọi người đối với kế hoạch của mình, thất bại trong việc thực hiện những bước nhảy sáng tạo hoặc bỏ qua nhu cầu đưa ra kế hoạch dự phòng cần thiết.

Trong bài viết này, chúng ta khám phá làm thế nào để sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy và đưa ra ví dụ cho thấy nó hoạt động như thế nào.

Làm thế nào để sử dụng mô hình 6 chiếc mũ tư duy

Bạn có thể tự mình sử dụng 6 chiếc mũ tư duy hoặc sử dụng trong các cuộc họp. Trong cuộc họp, nó giúp ngăn ngừa xảy ra đối đầu, khi những người có phong cách suy nghĩ khác nhau thảo luận cùng một vấn đề bởi vì mọi quan điểm đều có giá trị.

Mỗi “chiếc mũ tư duy” là một phong cách tư duy khác nhau. Điều này được giải thích dưới đây:

  • Mũ trắng: với chiếc mũ tư duy này, bạn tập trung vào những dữ liệu có sẵn. Phân tích thông tin bạn có, phân tích xu hướng trong quá khứ và xem xét những gì bạn có thể học được từ nó. Tìm kiếm khoảng trống trong kiến thức của bạn và cố gắng lấp đầy hoặc lưu tâm đến chúng.
  • Mũ đỏ: “đội” mũ đỏ, bạn nhìn nhận vấn đề bằng cách sử dụng trực giác, phản ứng và cảm xúc của mình. Ngoài ra, hãy nghĩ liệu người khác có thể phản ứng theo cảm xúc như thế nào . Cố gắng hiểu phản ứng của những người không biết lý do của bạn.
  • Mũ đen: sử dụng tư duy của mũ đen, cân nhắc kết quả tiêu cực tiềm ẩn của quyết định. Nhìn nhận nó một cách thận trọng và có tính phòng thủ. Hãy thử xem lý do tại sao nó không hiệu quả. Điều này rất quan trọng vì nó nêu bật những điểm yếu trong kế hoạch. Nó cho phép bạn loại bỏ, thay đổi chúng hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng để chống lại.

Tư duy mũ đen giúp bạn lên kế hoạch “cứng rắn” và có khả năng phục hồi tốt hơn. Nó cũng có thể giúp bạn phát hiện những sai sót và rủi ro trước khi bắt tay vào hành động. Đây là một trong những lợi ích thực sự của mô hình này, bởi vì nhiều người thành công đã quen với suy nghĩ tích cực,cái mà họ không thể nhìn thấy vấn đề từ trước. Điều này khiến họ không chuẩn bị đầy đủ cho những khó khăn.

  • Mũ vàng: chiếc mũ tư duy này giúp bạn suy nghĩ tích cực. Đây là quan điểm lạc quan giúp bạn nhìn thấy tất cả những lợi ích của quyết định và giá trị trong nó. Tư duy mũ vàng giúp bạn tiếp tục tiến lên khi mọi thứ trở nên ảm đạm và khó khăn.
  • Mũ xanh lá cây: Mũ xanh lá cây thể hiện sự sáng tạo. Nó giúp bạn phát triển giải pháp sáng tạo cho vấn đề. Đây là cách suy nghĩ tự do, ít có sự chỉ trích về ý tưởng. (Bạn có thể khám phá một loạt công cụ sáng tạo hữu ích.)
  • Mũ xanh da trời: mũ này đại diện cho sự kiểm soát quá trình. Đó là chiếc mũ được “ đội” bởi những người chủ trì cuộc họp. Khi gặp khó khăn vì những ý tưởng đang cạn kiệt, họ có thể hướng hoạt động vào tư duy mũ xanh lá cây. Khi cần có kế hoạch dự phòng, họ sẽ yêu cầu tư duy mũ đen..

Biến thể của kỹ thuật này là xem xét các vấn đề theo quan điểm của các chuyên gia khác nhau (ví dụ bác sĩ, kiến ​​trúc sư hoặc giám đốc bán hàng) hoặc những khách hàng khác nhau.

Ví dụ về 6 chiếc mũ tư duy

Các giám đốc của công ty bất động sản đang cân nhắc liệu họ có nên xây dựng một khối văn phòng mới hay không. Nền kinh tế đang hoạt động tốt và những không gian làm việc trống không trong thành phố của họ đang dần trở nên ít. Họ áp dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy như là một phần của quá trình ra quyết định .

Đội mũ trắng, họ phân tích những dữ liệu có sẵn. Họ hấy rằng số lượng văn phòng có sẵn trong thành phố đang giảm và tính toán rằng, vào thời điểm văn phòng mới hoàn thành, không gian hiện có sẽ ở trong tình trạng cung rất thấp. Họ cũng cũng chú ý đến triển vọng kinh tế tốt và tốc độ tăng trưởng được dự đoán sẽ tiếp tục ổn định.

Suy nghĩ với mũ đỏ, một số giám đốc nói rằng tòa nhà được đề xuất trông xấu xí và ảm đạm. Họ lo rằng mọi người sẽ thấy cảm thấy đó là nơi áp bức, không đáng để làm việc.

Khi suy nghĩ với tư duy mũ đen, họ tự hỏi liệu dự báo kinh tế có sai lầm hay không. Nền kinh tế có thể đang trải qua thời kỳ suy thoái, trường hợp đó, tòa nhà có thể sẽ không có ai thuê trong một thời gian dài. Nếu tòa nhà không hấp dẫn thì các công ty sẽ chọn những cơ sở khác tốt hơn.

Tuy nhiên, với tư duy theo mũ vàng tích cực, các giám đốc biết rằng, nếu tăng trưởng kinh tế giữ vững và dự báo của họ là chính xác, công ty sẽ đạt lợi nhuận tốt. Nếu may mắn, có lẽ họ có thể bán được tòa nhà trước thời kỳ suy thoái tiếp theo hoặc cho thuê dài hạn kéo dài qua suy thoái.

Với tư duy mũ xanh lá cây, họ cân nhắc liệu có nên thiết kế lại tòa nhà để khiến nó hấp dẫn hơn không. Họ có thể xây dựng tòa nhà uy tín mà mọi người muốn thuê trong bất kỳ nền kinh tế nào. Ngoài ra, có thể họ nên đầu tư tiền trong ngắn hạn, sau đó mua bất động sản với chi phí thấp hơn khi thời điểm suy thoái tiếp theo xảy ra.

Chủ tịch của cuộc họp đội mũ xanh da trời để giữ cho cuộc thảo luận di chuyển cùng dòng chảy ý tưởng, khuyến khích các giám đốc thay đổi góc độ suy nghĩ từ những quan điểm khác nhau.

Sau khi xem xét các lựa chọn từ nhiều quan điểm, các giám đốc có bức tranh chi tiết hơn về những kết quả có thể xảy ra và có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Những điểm chính

6 chiếc mũ tư duy của De Bono là một kỹ thuật hữu ích giúp đưa ra quyết định từ những quan điểm khác nhau.

Nó cho phép cảm xúc và chủ nghĩa hoài nghi được đưa vào quá trình thuần túy hợp lý và mở ra cơ hội cho sự sáng tạo trong quá trình ra quyết định.

Các quyết định được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy có thể linh hoạt hơn. Nó cũng có thể giúp bạn tránh được những cạm bẫy có thể xảy ra trước khi quyết định.

Hpo Banner