Blog

Cải thiện kỹ năng ứng khẩu

Chuẩn bị cho cơ hội phút chót

Sếp bạn, An, sẽ giới thiệu một diễn giả tại cuộc họp chiều nay. Vào phút cuối, cô ấy không tới được vì bị ngộ độc thực phẩm và bạn cần thế chỗ cô ấy.

Bạn gần như không có thời gian chuẩn bị và đang rất lo lắng, không biết mình có đối phó được với tình huống này hay không. Danh tiếng và sự tín nhiệm của bạn đang đứng trước một thách thức rất lớn và bạn không biết nên làm gì.

Nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua những tình huống thế này, nhưng có một số cách bạn có thể tự chuẩn bị để có một bài phát biểu hiệu quả, bài phát biểu không được kế hoạch

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao kỹ năng ứng khẩu lại quan trọng đến vậy và tìm hiểu xem làm thế nào chuẩn bị vào phút chót.

Mục lục

Lợi ích và Cơ hội

Nhiều người cảm thấy lo lắng hay sợ hãi khi nói trước đám đông. Khi bạn cần nói trước đám đông với rất ít hoặc thậm chí không có thời gian chuẩn bị, bạn có thể dễ dàng cảm thấy choáng ngợp.

Ứng khẩu nghe có vẻ như là một điều gì đó nên tránh bất cứ khi nào có thể, nhưng nó có thể mở ra và dẫn đến nhiều cơ hội trong sự nghiệp của bạn. Ví dụ, kỹ năng ứng khẩu đem lại cho bạn sự tự tin để trình bày vào phút chót, qua được cuộc phỏng vấn đầy thử thách hay chốt được một khách hàng khó tính.

Bạn có thể xây dựng danh tiếng và gây ấn tượng với các nhà lãnh đạo trong tổ chức khi học cách nói chuyện hiệu quả dưới áp lực. Kỹ năng ứng khẩu cũng giúp bạn thể hiện bài rao thang máy, tiến hành một phiên hỏi đáp thành công hoặc thực hiện các kết nối quan trọng tại một sự kiện.

Bằng cách phát triển kỹ năng ứng khẩu, bạn có thể học cách nói chuyện với tài hùng biện, hài hước và tự tin và đảm bảo truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và ngắn gọn.

Làm thế nào để xây dựng kỹ năng ứng khẩu

Sử dụng các chiến lược dưới đây để phát triển kỹ năng ứng khẩu tốt nhất

Điều chỉnh thái độ của bạn

Ứng khẩu không phải là điều gì đó đáng sợ – thực ra nó có thể đem lại sự vui vẻ. Thái độ của bạn ảnh hưởng lớn tới việc bạn thực hiện tốt thế nào và suy nghĩ tích cực là nền tảng cho sự thành công.

Trước tiên, sử dụng tư duy tích cực nhìn nhận tình huống như một cơ hội để chia sẻ kỹ năng, chuyên môn và xây dựng danh tiếng cũng như giúp đỡ người khác.

Tiếp theo, dành một chút thời gian hình dung thành công của bạn. Tưởng tượng khi bài phát biểu kết thúc: mọi người đều mỉm cười và vỗ tay. Bạn cảm thấy thật tuyệt vời, vì bạn đã làm rất tốt và giúp mọi người trong phòng vượt qua tình huống cấp bách này. Bạn cảm thấy rất tốt, đúng không?

Cuối cùng, sử dụng lời khẳng định phát triển một thái độ tích cực, tự tin. Xem xét sử dụng các câu sau đây:

  • “Khán giả thực sự quan tâm đến những gì tôi nói.”
  • “Đó là về họ, chứ không phải tôi.”
  • “Tôi chỉ đơn giản là nói chuyện với những người khác, không có vấn đề gì lớn!”
  • “Tôi sẽ bình tĩnh và thư giãn khi nói”
  • “Mọi người đều muốn tôi làm tốt.”
  • “Chuyên môn của tôi sẽ hữu ích với khán giả”

Hãy đến với khẳng định cá nhân, mang tính tích cực, có ý nghĩa và lặp lại chúng với chính bản thân mình trước khi bắt đầu bài phát biểu.

Dành thời gian chuẩn bị

Điều quan trọng là suy nghĩ về những điều khán giả mong đợi từ bạn, bất kể lượng thời gian bạn có để chuẩn bị là ít hay nhiều.

Ví dụ: nếu ai đó mời bạn phát biểu trong cuộc họp, nghĩ tới đối tượng của bạn. Tại sao họ ở đó? Họ cần tìm hiểu những gì? Tại sao bạn được yêu cầu phát biểu?  Bạn có thể cung cấp giá trị gì?

Nếu có đủ thời gian, hãy lên kế hoạch cho những gì bạn muốn nói bằng cách sử dụng phương pháp PREP. PREP là viết tắt của:

  • Point  – Điểm – Làm rõ điểm chính trong phần giới thiệu
  • Reason – Lý do – nêu rõ lý do bạn đưa ra điểm chính đó. Nêu lên ý kiến, nghiên cứu, số liệu thống kê và bất kỳ tài liệu nào khác đảm bảo nó đáng tin cậy.
  • Example  – Ví dụ – trích dẫn một ví dụ hỗ trợ.
  • Point  – Điểm – Nhấn mạnh điểm chính lần cuối. Mục đích là kết nối kết luận với phần giới thiệu ban đầu.

Đảm bảo bạn luôn sẵn sàng cho một bài phát biểu ngẫu hứng. Giữ một cây bút và tờ giấy bên cạnh, từ đó bạn có thể ghi chép và phác thảo một kế hoạch. Khi nói, sử dụng phương pháp PREP để ghi nhớ các điểm chính bạn muốn trao đổi.

Chậm lại

Cơ hội nói vào phút chót có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng và lo âu. Học cách tùy cơ ứng biến, từ đó bạn có thể bình tĩnh, thoải mái.

Nếu bạn chỉ có một vài phút để chuẩn bị trước khi nói chuyện với khán giả, hãy thở sâu để bình tĩnh và thư giãn. Nếu đang ở nơi công cộng, hãy đứng dậy từ từ và đi từng bước lên bục. Làm như này cho bạn thêm thời gian thu thập suy nghĩ .

Khi đứng trước đối tượng, hãy chống lại sự thôi thúc bắt đầu nói ngay lập tức. Thay vào đó, hít thở sâu để bình tĩnh và thu thập suy nghĩ. Hãy ý thức về ngôn ngữ cơ thể – đứng thẳng người lên và nhìn thẳng vào đối tượng.

Đừng xin lỗi vì không chuẩn bị trước. Rất có thể, đối tượng không nhận thấy điều này! Thay vào đó, lặp lại lời khẳng định với chính mình và nhớ – khán giả muốn bạn làm tốt. Nói chậm, nói chuyện trực tiếp với mọi người và suy nghĩ xem làm thế nào bạn có thể tăng giá trị hay giúp đỡ họ. Giữ sự tập trung và cố gắng không sao lãng, lặp lại các điểm chính hay bị phân tâm.

Nếu bạn đang tham gia phiên hỏi đáp, nhắc lại câu hỏi từ từ. Điều này cho bạn thêm thời gian suy nghĩ đưa ra phản hồi và cho mọi người biết rằng bạn đang lắng nghe.

Mẹo:

Sẽ rất hữu ích để chuẩn bị một bài phát biểu ngắn, một câu chuyện hay lời nói đùa từ trước. Thực hành những điều này trước gương.

Một bài thực hành hữu ích là chọn một chủ đề ngẫu nhiên. Tự cho mình 30 giây lên kế hoạch phác thảo, sau đó nói 2-3 phút về chủ đề của bạn. Hít thở sâu và trình bày trước đối tượng.

Tham gia vào một nhóm hay câu lạc bộ nào đó

Một trong những cách tốt nhất để trở nên thoải mái khi nói trước đám đông là tham gia vào một nhóm hay câu lạc bộ, tập trung vào việc giúp mọi người học chác nói trước đám đông tốt hơn.

Hình thức rất đơn giản: bạn gặp các thành viên khác trong cộng đồng và nói về chủ đề được chuẩn bị trước và nói ngẫu hứng. Không có người hướng dẫn – thay vào đó, các thành viên đưa ra phản hồi mang tính xây dựng cho bạn. Đây có thể là một cách thực tế, thú vị để có được kinh nghiệm nói trước đám đông.

Tìm những cách khác để thoát khỏi vùng “thoải mái” của bạn. Ví dụ, trong đám cưới của một người bạn, tham dự hội thảo, khóa học và nói về chủ đề quan trọng với bạn. Bạn càng có nhiều kinh nghiệm nói chuyện trước đám đông, sẽ dễ dàng hơn khi ai đó yêu cầu bạn dẫn dắt cuộc họp vào phút chót.

Kiểm soát dây thần kinh của bạn

Nếu bạn lo lắng trước khi bắt đầu nói chuyện, hít thở thật sâu. Hơi thở sâu giúp làm chậm nhịp tim, làm dịu suy nghĩ của bạn và nó cũng giúp bạn tự tin hơn.

Bạn cũng sẽ thấy hữu ích khi xem xét các quan điểm. Và điều tồi tệ gì có thể xảy ra nếu bạn không làm tốt? Trong hầu hết các trường hợp, tình huống này sẽ không quan trọng nếu bạn nhìn vào bức tranh toàn cảnh, vì vậy tập trung vào việc thư giãn và tận hưởng trải nghiệm này!

Cuối cùng, học cách quản lý cảm xúc. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát căng thẳng, cảm giác hồi hộp giúp bạn trình bày bài phát biểu tốt hơn.

Những điểm chính

Trong sự nghiệp, mọi người có thể yêu cầu bạn phát biểu trước đám đông với rất ít hoặc không có thời gian chuẩn bị. Ví dụ: bạn cần tổ chức một cuộc họp quan trọng, trình bày đề xuất bán hàng.

Để xây dựng kỹ năng ứng khẩu, bạn cần chuẩn bị trước bằng cách tổ chức bài nói ngắn. Thực hành trước gương hoặc sử dụng kỹ thuật phân vai với bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Thay vì tưởng tượng bản thân thất bại, hãy nghĩ bài nói ứng biến là một cơ hội giúp đỡ người khác. Hãy suy nghĩ tích cực, hít thở sâu và sử dụng lời khẳng định để hình dung sự thành công. Và tham gia vào các nhóm cộng đồng để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông tốt hơn.

Hpo Banner