Blog

Phong thái nhà lãnh đạo

Phong thái lãnh đạo không thể đem ra đong đếm đo lường, nhưng nhà lãnh đạo nào cũng sẽ xây dựng phong thái cho riêng mình.

Tình huống:

Lần đầu tiên Michael nhìn thấy CEO của công ty phát biểu tại một hội nghị, ông đã rất ngạc nhiên. Có hơn 100 người trong phòng, nhưng cô vẫn xuất hiện bình tĩnh, tự tin và kiểm soát.

Điều gì giữ tất cả mọi người vẫn ở nguyên chỗ ngồi của họ?

Michael không hề chỉ tay, cho dù nhà lãnh đạo thông thường sẽ làm như thế. Dù gì đi nữa, lúc này mọi người vẫn đang hoan nghênh nữ CEO – và Michael rất ngưỡng mộ. Phong thái ấn tượng của nữ CEO là một cái gì đó mà anh cần học tập.

Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu:

  • Về phong thái của nhà lãnh đạo.
  • Cách thức xây dựng niềm tin về khả năng lãnh đạo của bạn.

Mục lục

1. Phong thái lãnh đạo là gì?

Theo Sylvia Ann Hewlett, phong thái của nhà lãnh đạo được nhận diện qua 3 yếu tố:

  1. Đĩnh đạc – cách nhà lãnh đạo hành động.
  2. Thân thiện – cách họ nói.
  3. Lịch sự – diện mạo của nhà lãnh đạo.

Hewlett tin rằng: Cách bạn hành động thể hiện sự tự tin trong bạn và tài ăn nói của bạn, đặc biệt khi đang bị căng thẳng. Bà cho rằng, ngày nay, chúng ta đánh giá cao những nhà lãnh đạo có phong thái đĩnh đạc, tự tin, chủ động; Và ít tin tưởng hơn với những người khó tính và hào nhoáng.

Dù trong tình huống nào, thì nhà lãnh đạo vẫn thể hiện phong thái là những gì thực sự trong họ. Tức là, lúc này hay lúc khác họ đều không khác nhau. Các nhà nghiên cứu tại Viện lãnh đạo Roffey Park ở Anh phát hiện ra rằng:

  • Hiểu về phong cách cá nhân của mình sẽ giúp kết nối nhiều hơn với sức mạnh bên trong bản thân.
  • Và càng kết nối tốt, bạn sẽ thực sự sở hữu nó chứ không phải chỉ mơ hồ cảm nhận nó ở đâu đó trong mình.

Khi nắm bắt tất cả, bạn ý thức mạnh mẽ về bản thân và ra quyết định với niềm tin và sự tự tin.

2. Tại sao cần rèn luyện phong thái lãnh đạo?

Khi xuất hiện với tác phong của một nhà lãnh đạo, bạn có nhiều hơn một hình ảnh.

Một trong những lợi ích cơ bản nhất là bạn không còn cảm thấy căng thẳng. Nhà lãnh đạo luôn cho mọi người thấy khả năng kiểm soát tình huống của mình, cho nên họ luôn biết cách tập trung sự chú ý vào các khu vực cần thiết.

Các nghiên cứu của Roffey Park cho thấy, tác phong của nhà lãnh đạo là minh chứng về những khả năng và đặc điểm của nhà lãnh đạo:

  • Khả năng nhận thức và suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc.
  • Sự can đảm, sự tự tin và sự nhạy cảm trong việc xử lý xung đột.
  • Tập trung cao độ vào những điểm cần ưu tiên.
  • Nhiều năng lượng và đam mê.
  • Bình tĩnh khi ứng phó với những thay đổi.
  • Sự cởi mở và sẵn sàng xem xét cơ hội mới.
  • Tin tưởng vào quan điểm của mình.

3. Làm thế nào cải thiện phong thái lãnh đạo của bạn?

Phong thái lãnh đạo là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản – hành động quyết đoán, giao thiệp tự tin và diện mạo chỉnh chu. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét từng yếu tố và cách bạn có thể phát triển chúng:

3.1. Hành động quyết đoán:

“Chìa khóa” ở đây bao gồm:

  • Bình tĩnh trong tình huống áp lực.
  • Tính quyết đoán.
  • Nói đúng.
  • Sử dụng trí tuệ xúc cảm.
  • Chính trực.

#1. Bình tĩnh trong tình huống áp lực:

Hewlett cho rằng Hành động quyết đoán thể hiện rõ nhất trong cách bạn XỬ LÝ NGHỊCH CẢNH.

Rất có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề và phạm sai lầm, nhưng bạn sẽ thấy chính mình khi bạn bình tĩnh và kiểm soát “một cuộc khủng hoảng”, và nhận lỗi. Bạn có thể thích ứng và phục hồi trở lại sau một thất bại, nếu bạn có những suy nghĩ và thái độ thích hợp.

Kinh nghiệm rút ra là một “quả ngọt” mà bạn thu được sau khi xem xét và giải quyết tình huống áp lực một cách bình tình. Khi bạn đã đi qua một “cơn bão”, bạn hiểu rõ một điều rằng: bạn có sức mạnh và kỹ năng để đối phó, và bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát cách mà bạn phản ứng.

Để duy trì sự bình tĩnh và tập trung trong môi trường áp lực, bạn cần làm chủ sự căng thẳng bằng các kỹ thuật thư giãn; Cũng như chuẩn bị tốt hơn bằng các kỹ thuật phân tích rủi rolập kế hoạch dự phòng.

#2. Tính quyết đoán:

Là nhà lãnh đạo, bạn cần quyết đoán và có khả năng ra quyết định nhanh chóng, nhưng tránh trở thành độc đoán hoặc thậm chí “quân phiệt”.

Nếu bạn ra lệnh mà không được tuân thủ, bạn sẽ không được tôn trọng. Nhân viên sẽ chỉ thực hiện mệnh lệnh khi, nhà lãnh đạo biết lắng nghe, tìm hiểu, cân nhắc các lựa chọn, và xác định những hành động cần thiết.

#3. Nói thật:

Chúng ta đều có những ý tưởng về những điều nên làm, và hãy CAN ĐẢM CHIA SẺ  suy nghĩ với những người khác, và vững vàng với niềm tin của mình. Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng có thể là một việc khó khăn cho cả người quản lý và nhân viên, nhưng đó là một kỹ năng quan trọng để làm chủ và, khi thực hiện một cách cẩn thận, việc đó giúp cải thiện hiệu suất cá nhân.

#4. Sử dụng trí tuệ xúc cảm:

Hiểu được sức ảnh hưởng khi bạn thể hiện cảm xúc đến những người xung quanh, và chủ động quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của người khác, sẽ giúp phát triển trí tuệ xúc cảm.

Nhờ đó xây dựng phong thái của nhà lãnh đạo.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard và Stanford các trường đại học nghiên cứu thay đổi quản lý trên một giàn khoan dầu ngoài khơi thấy rằng, trong môi trường ổn định, những người khó khăn nhất là phụ trách và những người khác thì sợ không dám hỏi hoặc đề nghị được giúp đỡ hoặc chia sẻ khi mắc lội, hoặc sợ lộ điểm yếu.

THIẾU TRÍ TUỆ XÚC CẢM, các nhà lãnh đạo đã tạo ra một MÔI TRƯỜNG KHÔ CỨNG VÀ TIỀM ẨN XUNG ĐỘT. Nhưng khi phải tập trung vào sự việc về an toàn, mọi người tìm dễ dàng nói chuyện với nhau hơn và tỷ lệ tai nạn đã giảm 84 phần trăm.

#5. Chính trực:

Lãnh đạo thành công được tôn trọng khi xây dựng được các kết nối với những người khác, và họ làm điều này một cách chủ động. Chúng ta đều muốn sống trong môi trường lành mạnh và trong lành, nhưng điều quan trọng là mọi người đều có thể biết được “thực” về xung quanh. Chính trực là một trong 4 giá trị cốt lõi của lãnh đạo đích thực .

Hãy tham gia vào các cuộc trò chuyện, chân thành với mọi người và chia sẻ ý kiến của mình, thừa nhận khi có khuyết điểm, yêu cầu giúp đỡ nếu cần, và khen ngợi khi nhân viên làm tốt công việc của họ

3.2 Giao thiệp tự tin:

Giao tiếp hiệu quả cho phép bạn thể hiện các ý tưởng thuyết phục, người nghe thấy hứng thú và nhận thấy thu về được những thông tin hữu ích. Dưới đây là một số các yếu tố về giao tiếp tốt thể hiện phong thái của nhà quản lý:

#1. Khả năng phát ngôn:

Nhịp điệu khi nói, ĐÚNG NGỮ PHÁP, nhấn trọng âm, và DỄ HIỂU, đều quan trọng trong quá trình truyền tải thông điệp tới người nghe.

Nếu giọng nói của bạn là khó nghe hoặc nếu bạn nói lí nhí, mọi người sẽ tập trung hơn vào cách bạn nói hơn về những gì bạn đang nói. Cố gắng giữ giọng, ví dụ, giọng nói của bạn có xu hướng tăng khi bạn trở nên căng thẳng, và người nghe sẽ bị lây cảm giác căng thẳng từ bạn.

Hãy HỌC PHÁT ÂM để làm cho giọng của bạn tròn và rõ hơn, có thể uống chanh nóng và mật ong trước khi diễn văn, để tránh khàn giọng. Tránh nói “ậm ờ” và “Bạn có biết,” bởi vì các cụm từ kéo thời gian câu làm cho âm thanh phát ra không đều, bị kéo dài, khiến cho người nghe nhận thấy sự chắc chắn, thiếu tự tin về bản thân người nói.

#2. Biết cách ra lệnh:

Thay vì dạo quanh và cố gắng kiểm soát nhân viên, sẽ tốt hơn khi mỉm cười, lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bạn, mà không để lộ quá nhiều. Như người ta vẫn nói, bạn không bao giờ có được một cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng ban đầu.

Bạn muốn thể hiện mình là người chịu trách nhiệm chung, muốn nhân viên tin tưởng và làm việc hiệu quả theo hướng dẫn của bạn, thì không thể lúc nào cũng luôn ra lệnh.

TÙY TỪNG GIAI ĐOẠN, KHI CẦN RA LỆNH, KHI CẦN TRAO ĐỔI THÂN MẬT để phá vỡ “lớp băng”. Một chút HÀI HƯỚC cũng giúp thu hút và giúp mọi người gần nhau hơn.

#3. Sự quyết đoán:

CẦN BẰNG là chìa khóa khi trao đổi, bạn cần rõ ràng và THẲNG THẮN về yêu cầu của bạn, trong khi vẫn XEM XÉT CÁC MONG MUỐN CỦA NHÂN VIÊN. Có như vậy mới thể hiện được sự quyết đoạn của nhà lãnh đạo.

#4. Ngôn ngữ cơ thể:

Cách ngồi, đi, MỈM CƯỜI, và bước vào một căn phòng là những ngôn ngữ giao tiếp bằng hành động, bằng cơ thể, và hầu hết nhân viên lựa chọn nêu ý kiến dựa vào những tín hiệu cơ thể trước khi bạn nói.

Sự tự tin của bạn thể hiện trong sự chắc chắn khi bắt tay hoặc cách nhìn của bạn.

Ngôn ngữ cơ thể phản ánh cảm nhận của bạn, khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn là chính mình trong từng bước chân, dáng đứng của mình.

Giữ bình tĩnh khi tình huống được làm nóng.

3.3. Diện mạo chỉnh chu:

Diện mạo chỉnh chu cũng quan trọng như hành động quyết đoán và giao thiệp tự tin.

Nghiên cứu Hewlett về các nhà lãnh đạo cấp cao cho thấy: lịch sự và chỉnh chu thực sự quan trọng khi xây dựng phong thái lãnh đạo.

GỌN GÀNG VÀ SẠCH SẼ  là làm đẹp và tôn trọng chính mình và những người khác. Dưới đây là một vài lời khuyên hơn:

Người ta “đánh giá một cuốn sách khi xem bìa của nó”, vì vậy nên lựa chọn trang phục và phong cách thích hợp cho các sự kiện và hoàn cảnh.Bạn có thể đi “xỏ ngón” ở nhà, nhưng sử dụng khi tới một cuộc họp có nghĩa là bạn sẽ không tôn trọng những người tham dự khác. Lưu ý về nội dung giao thoa văn hóa khi lựa chọn trang phục cho sự kiện!
Ngay cả khi jeans và áo thun là thích hợp, bạn vẫn cẩn giữ được phong cách chuyên nghiệp.Phụ nữ nên tránh dùng bông tai và vòng đeo tay rườm rà hay thể hiện sự cuốn hút thái quá, có thể khiến mất tập trung.

  • Lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng. Bạn cảm thấy vừa vặn hay không phù hợp thì sự tự tin của bạn cũng biến mất.
  • Sử dụng tư vấn về phong cách và thời trang để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả.

Những điểm chính

Dù chọn lựa phong cách nào, phong thái lãnh đạo cũng nên thể hiện ba sắc thái chính:

  • Quyết đoán trong hành động,
  • Tự tin trong giao tiếp,
  • Lịch sự chỉnh chu trong hình ảnh, diện mạo,

vừa thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đối tác giao tiếp, vừa thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn. Nhờ đó mà nhân viên và các đối tượng giao tiếp khác có ấn tượng tốt và tin tưởng vào nhà lãnh đạo.

Chúc bạn thành công trong quá trình xây dựng phong thái lãnh đạo của riêng mình!

Hpo Banner