Blog

Làm thế nào cho sếp biết anh ta đang phạm sai lầm

Làm đúng mà không vượt quá bổn phận

Tất cả mọi người đều muốn mình đúng nhưng chúng ta không thể đúng hết trong tất cả mọi trường hợp.

Nhà quản lý và lãnh đạo vẫn có thể mắc sai lầm, tuy nhiên sai sót của họ có thể gây thiệt hại rất lớn. Danh tiếng được xây dựng hay bị hủy hoại, thu được lợi nhuận hay lỗ vốn và đạt được thành công hay chuốc lấy rủi ro đều phụ thuộc vào quyết định mà họ đưa ra.

Người quản lý càng có nhiều quyền lực, càng ít người dám lên tiếng chỉ ra lỗi sai của họ, chỉ đơn giản họ là sếp.

Vì vậy việc lên tiếng khi biết sếp mình đang phạm sai lầm rất quan trọng, nhưng việc làm này có thể khến ngay cả những người dũng cảm nhất cũng lưỡng lự. Sếp là người thuê và trả lương cho bạn. Anh ta ở vị trí cao hơn và có thể không đánh giá cao việc bị đánh giá bởi một “cấp dưới”. Vì vậy, bạn có gặp phải rủi ro khi nói với anh ta về sai lầm?  Hay bạn nên bịt chặt miệng và để công ty tự sắp xếp mớ lộn xộn?

Nếu sự thịnh vượng của tổ chức và sự ngay thẳng của chính bản thân là vấn đề quan trọng với bạn, hãy vượt qua nỗi sợ hãi và lên tiếng. Việc này có thể khiến bạn cảm thấy không tự nhiên và nguy hiểm và đi ngược lại văn hóa tổ chức, nhưng khi thực hiện một cách duyên dáng và chuyên nghiệp, bạn có thể giúp sếp mình đưa ra những quyết định đúng mà không gây phiền cho bất cứ ai.

Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số điểm quan trọng nhất cần xem xét khi phải nói chuyện với sếp rằng anh ấy đang phạm sai lầm.

Mục lục

Tại sao nói “Dừng lại” lại quan trọng

Bằng cách lấy hết can đảm để nói chuyện với sếp khi anh ta phạm sai lầm, bạn có thể ngăn chặn thảm hoạ, bảo vệ danh tiếng, sự nghiệp và có thể trở thành một nhân viên có giá trị hơn. Lên tiếng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng điều này rất quan trọng bởi vì nếu sai lầm tiếp tục sẽ có thể dẫn đến thảm họa.

Ví dụ : trong ngành hàng không, an toàn của mọi người trong chuyến bay phụ thuộc vào thông tin liên lạc từ trong buồng lái. Các kỹ sư hỗ trợ phải chú ý để thông báo với cơ trưởng khi anh ta mắc lỗi, giống như thuyền trưởng cần lắng nghe các thuộc hạ.

Khi các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hệ thống cấp bậc cố định đã ngăn cản điều này, ngành hàng không đã thay đổi quy trình. Khuyến khích cấp dưới đặt câu hỏi cho cấp trên và yêu cầu phi hành đoàn có buổi thảo luận sau chuyến bay về những lỗi mắc phải, những gì đã làm đúng và những gì có thể được giải quyết tốt hơn. Hơn hai thập kỷ trôi qua, lỗi xuất phát từ con người chứ không phải máy móc đã giảm 50% và hầu hết cơ trưởng giờ đây cởi mở trong việc trao đổi thông tin hai chiều với đồng nghiệp của họ.

Ngược lại, một nghiên cứu năm 2013 của ngành y tế Mỹ cho thấy 440.000 người Mỹ chết mỗi năm do lỗi chuyên môn như dùng sai thuốc hoặc chuẩn đoán sai bệnh. Y tá không phải lúc nào cũng can thiệp được với bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ phẫu thuật không phải lúc nào cũng lắng nghe ý kiến bác sĩ gây tê. Đồng nghiệp cấp dưới thường không dám lên tiếng vì lo sợ bị tẩy chay hoặc trừng phạt.

Nhưng bạn cũng sẽ trở thành một phần của vấn đề khi không lên tiếng về sai lầm của sếp. Và bạn sẽ là một trong những người gây ra kết quả đó

8 lời khuyên giúp nâng cao mối quan tâm của bạn

Rất khó để dự đoán xem sếp bạn sẽ phản ứng thế nào khi được thông báo rằng cô ấy đang mắc sai lầm.Việc này có thể làm cho một số nhà quản lý mất kiểm soát, tuy nhiên có những người coi trọng ý kiến ​​của nhân viên và đánh giá cao việc bị thách thức. Một số nhà lãnh đạo thậm chí còn mong bạn làm điều đó.

Điều quan trọng là bạn phải lên tiếng đúng cách để sếp bạn không bị “mất mặt”. Không ai thích bị nói rằng mình sai. Làm đúng, bạn có thể giữ vững sự chuyên nghiệp của mình. Chỉ cần ghi nhớ 8 lời khuyên sau đây.

Chú thích:

Bài viết giả định rằng sếp bạn là người cởi mở và hợp lý.

  1. Kiểm tra cẩn thận lỗi sai của sếp trước khi lên tiếng

Bạn phải đảm bảo sếp đã thực sự phạm lỗi trước khi bạn đề cập đến nó. Hãy nhớ anh ta có khả năng tiếp cận nhiều thông tin hơn bạn và có thể anh ta thực sự đúng. Hãy kiểm tra kỹ vấn đề.

Bạn cũng cần có ít nhất một giải pháp có thể đề xuất. Cố gắng liên kết đề xuất với dữ liệu – bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết mà sếp không có. Dù cho giải pháp của bạn có được thông qua hay không, việc có một phương pháp sẵn sàng khắc phục vấn đề sẽ chứng tỏ sự sáng tạo của bạn, tạo ra sự tín nhiệm và cho phép tiếp tục cuộc trò chuyện để tập trung đưa mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo.

  1. Xem xét động cơ của bạn

Trước khi gõ cửa phòng làm việc của sếp, hãy dành một chút thời gian suy nghĩ xem liệu việc đề cập đến sai lầm có đáng hay không. Có lẽ tốt nhất là để mọi việc từ từ, để không thể hiện sự phê bình. Điều này giúp cho những can thiệp sau này của bạn có tác động hơn.

Cũng nên cân nhắc xem liệu việc lên tiếng có phải chỉ là hành vi chống đối và xoi mói không. Bạn có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi không có lý do chính đáng. Nhưng nếu có lý do vững chắc để lo lắng hoặc nếu sai lầm có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của sếp thì anh ta có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi lắng nghe quan ngại của bạn.

  1. Chọn đúng thời điểm

Chọn đúng thời điểm để thu hút sự chú ý của sếp là rất quan trọng. Đừng mong đợi bước vào văn phòng với danh sách các vấn đề và nhận được sự chào đón nồng nhiệt hay khi đề cập vấn đề trong cuộc họp nhóm và nhận được lời cảm ơn. Cho phép sếp chọn thời điểm để chú ý một cách đầy đủ đến bạn sẽ khiến cuộc đối thoại cởi mở hơn

Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện ra vấn đề quan trọng đang xảy ra tức thời, đừng ngần ngại – bạn không có nhiều lựa chọn nhưng phải lên tiếng công khai trước khi quá muộn. Hãy nhớ quyết định tiến hành như thế nào vẫn là trách nhiệm của sếp.

  1. Thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn

Hãy cố gắng nói chuyện với sếp bạn một cách riêng tư và tránh trường hợp anh ta bối rối trước mặt người khác.

Nếu đó là trường hợp khẩn cấp và không có cơ hội nói chuyện riêng, hãy nêu vấn đề một cách tôn trọng, không thách thức hay ra lệnh hay đe dọa vị trí của sếp. Nếu anh ta ngăn cản bạn tiếp tục nói, hãy chấp nhận điều này và đề cập lại vấn đề này sau, một cách riêng tư.

Bắt đầu bằng yêu cầu lịch sự, thảo luận về vấn đề khó khăn đang gặp phải. Điều này cho phép sếp bạn có thời gian chuẩn bị và mời bạn tiếp tục. Nếu mọi chuyện vẫn ổn, hãy tiếp tục thảo luận dựa trên tinh thần tôn trọng. Sự chín chắn, đồng cảm và khiêm tốn có thể sẽ làm dịu tình hình, trong khi thái độ hiếu kỳ, hành động như thể bạn biết nhiều hơn sẽ khiến mọi việc đi xuống.

Cần giữ sự chuyện nghiệp và tập trung vào doanh nghiệp, ngay cả khi động lực để lên tiếng là vì sai lầm của sếp sẽ ảnh hưởng đến bạn. Hãy tập trung vào việc những sai lầm của ông ấy sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của nhóm, của công ty.

  1. Cách sử dụng từ ngữ

Hãy cẩn thận khi sử dụng những từ như “sai” và “nhầm lẫn”. Câu “Tôi đã nói với bạn như vậy” cùng giọng điệu và ngôn ngữ đổ lỗi sẽ khiến sếp nghĩ rằng bạn đến để “giành chiến thắng”. Nếu vậy anh ta sẽ nghĩ bạn lên tiếng để phơi bày hoặc xúc phạm, sẽ không tiếp tục thảo luận hoặc tồi tệ hơn, sẽ trả đũa bạn.

Vì thế hãy lịch sự và khéo léo. Ít sử dụng cảm xúc, dùng ngôn ngữ hợp tác để đưa cuộc trò chuyện đi đến việc thảo luận giải quyết vấn đề chứ không phải là một cuộc tranh luận. Cố gắng để sếp hiểu và chấp nhận ý tưởng của bạn mà không làm mất mặt cô ấy.

  1. Để mối quan tâm của bạn leo thang một cách thận trọng

Nếu bạn cảm thấy lỗi của sếp liên quan đến vấn đề pháp lý, tài chính hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn, bạn có thể biện minh cho sự leo thang trong mối quan tâm của mình. Bộ phận nhân sự là một nơi lý tưởng giúp bạn xem xét mối lo ngại của bản thân, tự tin trước khi quay trở lại nói chuyện với sếp.

Một lần nữa, hãy kiểm soát cảm xúc và ngôn ngữ của mình. Hãy nhớ danh tiếng của bạn cũng đang bị ảnh hưởng.

Nếu hành động của sếp đặc biệt nghiêm trọng hoặc thậm chí là bất hợp pháp, hãy trình bày những lo lắng của mình bằng văn bản để tự bảo vệ mình. Bạn có thể muốn hành động mạnh mẽ hơn nhưng hãy cẩn thận bởi vì việc đưa ra lời tố cáo có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

  1. Chấp nhận sai lầm của bản thân

Tại một số thời điểm trong quá trình, bạn có thể thấy rằng mình cũng có lỗi. Phản ứng của bạn lúc nhận ra điều đó cũng quan trọng như việc nói với sếp rằng anh ta đã sai. Hãy sửa chữa với thái độ tốt và nếu thích hợp, hãy đưa ra lời xin lỗi. Nếu không, bạn có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa bạn và sếp.

  1. Bỏ qua

Đôi khi, bạn phải chấp nhận rằng sếp bạn sẽ vẫn tiếp tục làm theo ý mình. Có lẽ bạn đã không thuyết phục được sếp hoặc không nhìn thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của anh ta. Dù lý do là gì, khi sếp vẫn không thay đổi quyết định thì tốt nhất là cúi đầu một cách duyên dáng và đừng đề cập lại vấn đề một lần nào nữa.

Những điểm chính

Nói với sếp bạn rằng anh ta đang phạm sai lầm là một việc rất khó khăn. Nếu bạn lên tiếng một cách vụng về hoặc với động cơ vô ích, mối quan hệ lẫn công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý hài lòng khi bạn cho họ biết rằng họ đang mắc sai lầm đặc biệt nếu bạn muốn ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra. Hãy thực hiện một cách tôn trọng, lịch sự, hợp lý và kịp thời, thừa nhận quyền của sếp trong việc đưa ra quyết định cuối cùng.

Bạn sẽ thể hiện vai trò của mình trong việc ngăn ngừa vấn đề phát sinh, bảo vệ danh tiếng và thúc đẩy sự nghiệp – kể cả của riêng bạn!

Hpo Banner