Blog

6 bước vượt qua lo lắng khi thuyết trình

Đối phó với sự sợ hãi

Lòng bàn tay đổ mồ hôi và tâm trí thì trống rỗng. Bạn sẽ như thế nào khi bạn được giới thiệu và cả căn phòng trở nên yên tĩnh? Bạn có cảm thấy hoảng loạn hoặc tê liệt hoặc bạn có thể vượt qua được nỗi lo lắng đó để trình bày một bài diễn thuyết làm khán giả phải thốt lên? (Hoặc ít nhất họ cảm thấy hài lòng?).

Nếu bạn giống với hầu hết mọi người – bạn sẽ sợ nói hoặc trình bày trước đám đông. Tuy nhiên, kỹ năng này lại thường được sử dụng. Có thể không giống nhau với hàng trăm người nhưng việc thuyết trình cho nhân viên hoặc thậm chí là thành viên trong nhóm là một công việc thường xuyên. Bạn cần phát triển một số chiến lược và kỹ thuật để quản lý dây thần kinh của mình, từ đó bạn có thể tập trung vào việc cung cấp một bài trình bày có hiệu quả và hấp dẫn.

Lưu ý rằng chúng tôi không trình bày đến việc giúp bạn thoát khỏi sự lo lắng của chính mình. Đó là bởi vì trình bày không phải là hoạt động tự nhiên; Ngay cả những người có kinh nghiệm nhất cũng có chút lo lắng. Vấn đề là: năng lượng thần kinh của bạn có thể được sử dụng để tạo lợi thế. Khi bạn đang ở trong trạng thái tăng dần hoocmone adrenaline vào cơ thể, bạn có thể sử dụng năng lượng đó để giao tiếp một cách nhiệt tình, thuyết phục và say mê. Điều quan trọng là làm giảm mức độ căng thẳng vì thế bạn có thể sử dụng năng lượng vào những hoạt động tích cực, chứ không phải là cố gắng để kiểm soát dây thần kinh.

Để kiểm soát lo lắng, có 6 lời khuyên quan trọng cần nhớ. Chúng giúp bạn tập trung vào đối tượng và nhu cầu của họ hơn là về chính bạn và cảm giác của bạn. Tất cả đều xuất phát từ một sự thật: Bạn càng không chắc chắn, bạn càng lo lắng.

Bạn càng kiểm soát được sự không chắc chắn, bạn càng ít lo lắng hơn và bạn sẽ sử dụng năng lượng dư thừa vào phần trình bày.

Mục lục

6 bước để giúp bạn vượt qua sự lo lắng khi thuyết trình

Bước 1 – Hiểu đối tượng của bạn

Tham khảo khán giả của bạn trước khi trình bày. Bạn càng tự tin rằng mình đang trình bày những thông tin hữu ích và thú vị cho họ, bạn sẽ ít lo lắng hơn. Bạn thực sự không muốn phần trình bày của mình là một bất ngờ. Nếu vậy, bạn sẽ mất toàn quyền kiểm soát phản ứng của khán giả và đó là một yếu tố lớn khiến bạn lo lắng. Vì thế:

  • Xác định ai là đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Hỏi đại diện một số xem họ mong đợi điều gì từ buổi thuyết trình.
  • Chạy thử chương trình cho một vài người xem, liệu có cần bổ sung hay loại bỏ nội dung nào đấy.
  • Hãy xem xét liên hệ với người tham gia trước bằng email và đưa ra câu hỏi về một số mong đợi của họ.
  • Chào đón khán giả tại cửa và thực hiện một cuộc khảo sát nhanh về lý do tại sao họ ở đó và họ mong đợi điều gì.

Bước 2 – Chuẩn bị tài liệu

Không có gì tồi tệ hơn cho dây thần kinh khi cố gắng trình bày một chủ đề mà bạn không có sự chuẩn bị tốt cho nó. Điều này không có nghĩa là bạn phải là một chuyên gia trước đó, nhưng bạn nên có sự chuẩn bị tốt trước khi trình bày một chủ đề nào đấy. Và đảm bảo rằng bạn đã hiểu đối tượng của mình và nhu cầu của họ, điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng tài liệu bạn cung cấp đáp ứng nhu cầu của họ.

Một điểm quan trọng khác cần nhớ là bạn không thể trình bày mọi thứ bạn biết. Điều đó sẽ gây ra sự nhàm chán và dài dòng. Vì vậy, chọn ra những điểm chính và bổ sung thêm vào các tài liệu khác nếu thời gian cho phép.

Mẹo:

Để bài trình bày thú vị và đáng nhớ, hãy sử dụng một số câu hỏi khuyến khích sự tham gia của khán giả. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm học tập và giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi.

Bước 3 – Cấu trúc bài trình bày

Một kỹ thuật chung để cố gắng trấn tĩnh sự lo lắng là nhớ những điều bạn dự đính nói. Nhưng điều này sẽ khiến bạn hoạt động như một robot. Nếu bạn bỏ lỡ một từ hoặc có một khoảng trống, toàn bộ bài trình bày sẽ bị thất bại và khiến bạn lo lắng hơn. Tốt hơn là nên cấu trúc bài thuyết trình, ví thế bạn có thể tự đưa ra những gợi ý cho những điều sắp tới.

  • Chuẩn bị sẵn một tập các cụm từ khóa được liệt kê trên một tấm thẻ
  • Bạn có thể tham khảo những từ này để kích hoạt tâm trí về những điều cần nói tiếp theo.
  • Nếu bạn sử dụng slide, hãy sử dụng các cụm từ khóa này trong quá trình chuyển đổi.

Cách tiếp cận này giúp bạn kiểm soát sự không chắc chắn giữa những gì bạn muốn nói và thứ tự bạn muốn nói.

Mẹo:

Một cấu trúc đơn giản, được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao là nói với khán giả những gì bạn sẽ nói, sau đó nói nó và sau đó tóm tắt lại những gì bạn đã nói. Bài viết Cấu trúc của một bài thuyết trình sẽ giúp bạn.

Bước 4 – Thực hành, Thực hành, Thực hành

Mặc dù nên tránh việc học thuộc bài trình bày, nhưng bạn lại muốn thật thoải mái khi trình bày nó. Tính quen thuộc mang lại sự tự tin và luyện tập, thực hành trước giúp bạn trình bày một cách tự nhiên hơn. Điều này có nghĩa là bài trình bày sẽ đến từ trái tim và tâm trí chứ không phải từ một mảnh giấy.

  • Tìm hiểu về thứ tự bài trình bày.
  • Nếu bạn cảm thấy cần nhớ điều gì hãy giới hạn nó. Điều này sẽ giúp bạn có một khởi đầu trơn tru.
  • Hãy thử quay video. Bạn sẽ nhìn thấy mình lúc trình bày ra sao và từ đó lên kế hoạch để thay đổi những điều cần thiết.
  • Sử dụng băng ghi âm để nghe xem cách nói, giọng điệu và tốc độ nói và điều chỉnh thích hợp.

Chuẩn bị cho các bài thuyết trình lớn bằng cách luyện tập với một nhóm khán giả bé hơn, ví dụ như bằng cách mời các đồng nghiệp lắng nghe trong giờ ăn trưa.

Bước 5 – Chuẩn bị, chuẩn bị, chuẩn bị

Một khi bạn đã biết bạn sẽ nói gì, bạn cần chuẩn bị để trình bày nó thật tốt.

  • Quyết định xem bạn sẽ mặc gì, giúp bạn thoải mái và phù hợp
  • Đến sớm và kiểm tra thiết bị
  • Dự đoán vấn đề, các sự kiện bất thường trong trường hợp một cái gì đó không hoạt động hoặc bạn quên mất điều gì đó..v…v
  • Nếu có thể, hãy vận hành thử mọi thứ trong môi trường thưc.
  • Chuẩn bị trả lời các câu hỏi đã dự đoán.

Bước 6 – Hãy bình tĩnh từ bên trong

Lo lắng là nguyên nhân gây ra các phản ứng sinh lý – cái chủ yếu gây ra sự gia tăng adrenalin trong cơ thể của bạn. Bạn có thể chống lại các hiệu ứng này bằng một số kỹ thuật đơn giản:

  • Thực hành hít thở sâu – hoocmon adrenalin khiến bạn thở dồn dập, ngắn hơn. Bằng cách thở sâu, não bạn sẽ nhận được lượng oxy cần thiết và tốc độ chậm hơn sẽ khiến cơ thể tin rằng bạn bình tĩnh hơn. Nó cũng giúp bạn nói đỡ run hơn –  điều mà bạn thường gặp phải khi hơi thở không đều.
  • Uống nước – hoocmon adrenalin có thể gây ra khô miệng. Có một ly nước tiện dụng. Thỉnh thoảng uống nhâm nhi, đặc biệt là khi bạn muốn nhấn mạnh một điểm chính nào đấy.
  • Nụ cười – đây là cách giúp bạn cảm thấy tích cực hơn
  • Hình dung, tưởng tượng –  hãy tưởng tượng rằng bạn đang trình bày với những khán giả rất quan tâm, say mê và phản ứng tích cực.
  • Nhấn và xoa bóp trán để tập trung năng lượng vào trước não.
  • Ngay trước khi bạn bắt đầu trình bày, tạm dừng một chút, hãy tương tác với khán giản qua ánh mắt và nụ cười.
  • Nói chậm hơn và tạo khoảng thời gian dài hơn giữa các câu. Tốc độ chậm này sẽ giúp bạn yên tĩnh và cảm thấy dễ nghe hơn, đặc biệt là những khán giả ở phía sau của căn phòng.
  • Di chuyển xung quanh trong khi bạn trình bày. Điều này sẽ tiêu hao một phần năng lượng thần kinh của bạn.
  • Dừng suy nghĩ về bản thân. Hãy nhớ rằng khán giả ở đó để có được một số thông tin và đó là công việc của bạn trong lúc này.

Những điểm chính

Khi nói đến việc thuyết trình, tác động gây ra từ dây thần kinh là không thể tránh khỏi. Để thuyết thình hiệu quả, bạn cần phải phát triển một chiến lược tập trung giảm căng thẳng và đưa năng lượng đó sử dụng vào tích cực. Bằng cách kiểm soát tốt càng nhiều những điều không chắc chắn, bạn tăng sự tự tin, đưa ra một bài trình bày xuất sắc. Sự tự tin này sẽ chống lại sự lo lắng và tạo ra một chu kỳ tích cực cho chính mình.

Bạn không cần phải sợ khi nói trước công chúng. Với bài thuyết trình tiếp theo, bạn cần có kiến thức tốt, luyện tập trước và có sự chuẩn bị chu đáo, hãy thử một số kỹ thuật thư giãn thể chất sẽ giúp bạn gây ấn tượng với khán giả khi trình bày.

Hpo Banner