Blog

Làm thế nào để xin lỗi

Xin lỗi một cách khéo léo, hiệu quả

Scott vừa tới cuộc họp dành cho nhân viên của mình và sếp anh ta, Catherine, đang căng thẳng. Anh ta lờ đi sự căng thẳng trong phòng họp và giới thiệu bài thuyết trình một cách cẩn thận.

Tuy nhiên, sau một vài phút, Catherine tìm thấy một lỗi nhở và bắt đầu dụng độ với  Scott. Cô cáo buộc anh ta và phần còn lại của nhóm. Lời chỉ trích của cô khiến Scott bối rối và rời khỏi cuộc họp sớm vì anh ta rất buồn.

Vài ngày trôi qua, Scott hy vọng Catherine xin lỗi vì hành vi của cô. Tuy nhiên, nó không xảy ra và mối quan hệ của họ trở nên căng thẳng, oán giận và không hiệu quả. Vài tháng sau, Scott nhận một vị trí ở một bộ phận khác.

Trong tình huống này, Catherine có thể hàn gắn mối quan hệ của mình với Scott bằng một lời xin lỗi chân thành sau cuộc họp. Nhưng, thay vào đó, cô đã đánh mất một thành viên tài năng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thấy tại sao lời xin lỗi lại quan trọng đến vậy và chúng ta sẽ xem làm thế nào để xin lỗi một cách chân thành khi phạm sai lầm.

Mục lục

Lời xin lỗi là gì?

Lời xin lỗi là một tuyên bố có hai yếu tố chính:

  1. Nó cho thấy sự hối tiếc của bạn với hành động mình đã gây ra.
  2. Nó thừa nhận những tổn thương mà hành động của bạn gây ra cho người khác.

Tất cả chúng ta đều cần học cách xin lỗi – suy cho cùng, không ai là hoàn hảo. Mọi người đều có thể mắc sai lầm và làm tổn thương ai đó với hành vi và hành động của mình, cho dù đó là cố ý hay không.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng nói lời xin lỗi, nhưng đó là cách hiệu quả nhất để khôi phục lòng tin và sự cân bằng trong mối quan hệ, khi bạn đã làm sai.

Tại sao phải xin lỗi?

Bạn nên xin lõi một cách chân thành khi đã làm tổn thương ai đó một cách không cần thiết hoặc đã phạm lỗi.

Thứ nhất, lời xin lỗi mở ra một cuộc đối thoại giữa bạn và người kia. Việc bạn sẵn lòng thừa nhận sai lầm của mình cho người kia cơ hội anh ta cần để giao tiếp với bạn và bắt đầu giải quyết cảm xúc của anh ta.

Khi xin lỗi, bạn cũng thừa nhận hành vi của mình là sai. Nó giúp bạn xây dựng lại lòng tin và thiết lập lại mối quan hệ với người khác. Nó cũng cho bạn một cơ hội để thảo luận xem điều gì có thể và không thể chấp nhận được.

Hơn nữa, khi thừa nhận lỗi của mình, bạn khôi phục lại phẩm giá cho người bị bạn làm tổn thương. Nó bắt đầu quá trình chữa bệnh và đảm bảo cô ấy không tự trách mình vì những điều đã xảy ra.

Cuối cùng, lời xin lỗi chân thành cho thấy bạn chịu trách nhiệm về hành động của mình. Giúp bạn tăng cường sự tự tin, tự tôn trọng và danh tiếng. Bạn cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi nhận thức được sai lầm của mình và là một trong những cách tốt nhất để khôi phục lại sự toàn vẹn vớingười khác.

Hậu quả khi không xin lỗi

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không xin lỗi khi phạm phải sai lầm?

Thứ nhất, bạn làm hỏng mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè hoặc gia đình. Nó có thể làm tổn hại danh tiếng, hạn chế cơ hội nghề nghiệp, giảm hiệu quả làm việc của bạn và người khác có thể không muốn làm việc với bạn.

Nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới đội nhóm. Không ai muốn làm việc với một người sếp, người đã không thừa nhận sai lầm của mình và không xin lỗi. Sự thù địch, căng thẳng đi kèm với nó có thể tạo ra một môi trường làm việc độc hại.

Tại sao lại khó khăn khi xin lỗi

Với tất cả những hậu quả tiêu cực nêu trên, tại sao một số người vẫn từ chối xin lỗi?

Trước tiên, cần can đảm để xin lỗi. Khi thừa nhận mình sai, nó đặt bạn vào một vị trí dễ bị tổn thương, có thể khiến bạn ở vị trí tấn công hoặc đổ lỗi. Một số người cố gắng thể hiện sự can đảm này.

Ngoài ra, bạn có thể rất xấu hổ và bối rối về hành động của mình, khiến bạn không thể đối mặt với người khác.

Hoặc, bạn có thể làm theo lời khuyên “không bao giờ xin lỗi, không bao giờ giải thích”. Nó tùy thuộc vào bạn nếu bạn muốn trở thành một người kiêu ngạo, nhưng, nếu làm vậy, bạn không phải là một nhà lãnh đạo khôn ngoan.

Làm thế nào để xin lỗi một cách thích hợp

Trong một bài viết trong Tạp chí Nghiên cứu Ngôn ngữ học, các nhà tâm lý học Steven Scher và John Darley trình bày một khung bốn bước để bạn có thể sử dụng khi bạn xin lỗi.

Hãy xem xét từng bước một.

Bước 1: Thể hiện sự hối hận

Mọi lời xin lỗi đều cần bắt đầu bằng câu “tôi xin lỗi”. Điều này là cần thiết, bởi nó thể hiện sự hối hận về hành động của bạn.

Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi xin lỗi vì đã đánh bạn ngày hôm qua, tôi cảm thấy hổ thẹn với hành động của mình”

Lời nói của bạn cần thể hiện sự chân thành và xác thực. Hãy trung thực với chính mình và với người khác về lý do bạn muốn xin lỗi. Đừng bao giờ xin lỗi khi bạn có động cơ thầm kín hoặc nếu bạn thấy nó như một phương tiện để kết thúc.

Tính kịp thời cũng quan trọng ở đây. Xin lỗi ngay khi bạn nhận ra mình đã làm điều sai với người khác.

Bước 2: Nhận trách nhiệm

Tiếp theo, hãy thừa nhận trách nhiệm về hành động hoặc hành vi của mình và thừa nhận điều bạn đã làm.

Ở đây, bạn cần đồng cảm với người kia và cho thấy bạn hiểu cảm xúc của họ.

Đừng giả định – thay vào đó, chỉ cần cố gắng đặt mình vào đôi giày của họ và tưởng tượng ra cảm giác của cô ấy.

Ví dụ: “Tôi biết mình đã làm tổn thương cảm xúc của bạn khi đã đánh bạn hôm qua. Tôi chắc rằng điều này khiến bạn lúng túng, đặc biệt là khi tất cả mọi người trong đội đều ở đó. Tôi đã sai khi cư xử như thế với bạn. “

Bước 3: Thực hiện sửa đổi

Khi sửa chữ sai lầm, bạn đưa tình huống trở lại hướng đúng.

Đây là hai ví dụ:

  • “Nếu có bất cứ điều gì tôi có thể làm cho bạn, hãy nói với tôi”
  • “Tôi nhận ra mình đã sai khi nghi ngờ khả năng tổ chức cuộc họp của bạn. Tôi muốn bạn dẫn dắt nhóm trong cuộc họp vào ngày mai để chứng minh kỹ năng của mình”

Hãy suy nghĩ cẩn thận về bước này. Điệu bộ hoặc lời hứa vô ích chỉ làm cho tình hình tệ hơn. Bởi khi thấy có lỗi, bạn có thể bị cám dỗ cho đi nhiêu hơn mức cần thiết – vì vậy hãy cân đối điều bạn có thể cung cấp.

Bước 4: Hứa sẽ không xảy ra lần nữa

Bước cuối cùng là giải thích răng bạn sẽ không lặp lại hành động đó nữa.

Bước này quan trọng bởi bạn trấn an người khác rằng bạn sẽ thay đổi hành vi của mình. Nó giúp bạn xây dựng lại lòng tin và sửa chữa mối quan hệ.

Bạn có thể nói rằng: “Từ giờ trở đi, tôi sẽ kiểm soát căng thẳng tốt hơn, tôi không đánh bạn hay bất kỳ ai trong đội.”

Đảm bảo bạn tôn trọng cam kết này trong những ngày tới hoặc vài tuần tới – nếu bạn hứa thay đổi, nhưng không làm theo, n người khác sẽ đặt câu hỏi về danh tiếng và sự tin cậy của bạn.

Mẹo:

Nếu bạn quan ngại không biết nói gì ngay khi xin lỗi, hãy viết ra những điều bạn muốn nói và sử dụng kịch bản phân vai với một người mà bạn tin cậy. Tuy nhiên, không nên thực hành quá nhiều, khiến lời xin lỗi của bạn trông giả tạo.

Các chiến lược khác giúp bạn xin lỗi hiệu quả

Ngoài bốn bước trên, hãy ghi nhớ những điều sau khi bạn xin lỗi.

Không đưa ra lời bào chữa

Khi xin lỗi, nhiều người cố giải thích hành động của họ. Điều này có thể hữu ích, nhưng lời giải thích thường là lý do biện minh và nó có thể làm suy yếu lời xin lỗi của bạn. Đừng chuyển một phần trách nhiệm lên ai đó hoặc cái gì đó để giảm trách nhiệm của bản thân.

Đây là một ví dụ sử dụng lời bào chữa khi xin lỗi: “Tôi xin lỗi vì đã đánh bạn khi bạn vào văn phòng của tôi hôm qua. Tôi đã có rất nhiều bực bội và sếp yêu cầu tôi báo cáo sớm hơn 1 giờ so với kế hoạch”. Trong trường hợp này, bạn bào chữa cho hành vi của mình vì căng thẳng và bạn ngụ ý rằng người kia có lỗi vì anh ta đã làm phiền bạn trong một ngày bận rộn. Điều này khiến bạn trông thật yếu ớt.

Một cách tiếp cận tốt hơn là nói, “Tôi xin lỗi đã đánh bạn ngày hôm qua.” Nó ngắn gọn và thể hiện sự chân thành và không đưa ra ý do cho hành vi của bạn.

Mẹo:

Đảm bảo bạn công bằng với chính mình khi đưa ra lời xin lõi. Có sự cân bằng giữa nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm quá mức.

Không mong đợi sự tha thứ tức thì

Hãy nhớ rằng người kia có thể không sẵn sàng tha thứ cho bạn vì những điều đã xảy ra. Cho người đó thời gian và không vội vàng thúc ép cô ấy. Ví dụ, sau khi xin lỗi, bạn có thể nói, “Tôi biết bạn có thể không sẵn sàng tha thứ cho tôi và tôi hiểu cảm giác đó. Tôi chỉ đơn giản muốn nói lời xin lỗi. Tôi sẽ cho bạn thêm thời gian để thấy sự thay đổi trong hành vi của tôi”

Hiểu về hậu quả pháp lý

Hãy nhớ pháp luật ở một số nước và khu vực coi lời xin lỗi như một sự thừa nhận trách nhiệm hay tội lỗi.

Trước khi bạn xin lỗi thay mặt cho tổ chức, bạn nên nói chuyện với sếp và lời khuyên từ chuyên gia pháp lý. Tuy nhiên, không sử dụng nó như một cái cớ để không phải xin lỗi, trừ khi rủi ro là đáng kể.

Mẹo 1:

Hãy công bằng khi bạn nhận được lời xin lỗi. Nếu bạn phản ứng với sự hung hăng và cho mình là đúng, bạn có thể đánh mất sự tôn trọng của người xin lỗi, cũng như những người xung quanh.

Mẹo 2:

Đừng yêu cầu một lời xin lỗi từ người khác. Họ có thể từ chối và bạn có thể dễ dàng kết thúc với sự tức giận, không có kết quả.

Những điểm chính

Lời xin lỗi là lời tuyên bố thể hiện sự hối hận khi bạn làm điều sai điều gì đó. Có thể rất khó để xin lỗi, nhưng nó có thể chữa lành mối quan hệ và xây dựng lại niềm tin.

Làm theo các bước sau, khi bạn xin lỗi:

  • Thể hiện sự hối lỗi
  • Thừa nhận trách nhiệm.
  • Thực hiện khắc phục
  • Hứa sẽ không xảy ra nữa.

Đừng đưa ra lời biện minh khi xin lỗi. Nếu không, nghe như thể bạn đang cố gắng đổ lỗi cho ai đó hay cái gì khác.

Hpo Banner