Blog

Thang đo năng lực ý thức

Tiếp tục chiến đấu khi đối phó với khó khăn

Khi học các kỹ năng mới, chúng ta trải qua những cảm xúc khác nhau ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình học tập.

Ví dụ, lúc đầu, chúng ta không đánh giá được mình cần học bao nhiêu. Sau đó, khi chúng ta phát hiện ra những điều mình không biết về chủ đề đó, chúng ta có thể cảm thấy chán nản và thậm chí từ bỏ.

Đây là lý do bạn cần hiểu cảm xúc có thể có ở từng  giai đoạn trong quá trình học tập, từ đó bạn có thể quản lý những thăng trầm cảm xúc cùng với việc học một kỹ năng mới.

Thang đo năng lực ý thức giúp bạn thực hiện việc này. 

Mục lục

Hiểu mô hình

Noel Burch, một nhân viên của Gordon Training International, phát triển thang đo năng lực ý thức vào những năm 1970. Nó giúp chúng ta hiểu suy nghĩ và cảm xúc của mình trong quá trình học tập.

Mô hình nhấn mạnh hai yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta khi học một kỹ năng mới: nhận thức và mức độ kỹ năng (năng lực).

Theo mô hình, chúng ta di chuyển qua các cấp độ sau đây khi xây dựng một kỹ năng mới.

  1. Không có kỹ năng, không ý thức – chúng ta không biết mình không có kỹ năng này hoặc chúng ta cần học nó.
  2. Có ý thức, không có kỹ năng – chúng ta biết bản thân không có kỹ năng này.
  3. Có kỹ năng, có ý thức – chúng ta biết bản thân có kỹ năng này.
  4. Có kỹ năng, không ý thức – chúng ta không biết bản thân có kỹ năng này.

Thang đo năng lực ý thức được thể hiện ở hình 1 bên dưới

Hình 1 – Thang đo năng lực ý thức

Sử dụng

Thang đo năng lực ý thức được sử dụng rất nhiều:

Trước tiên, bạn sử dụng nó để hiểu cảm xúc mình trong quá trình học tập. Điều này giúp bạn luôn động viên bản thân khi gặp khó khăn và quản lý kỳ vọng của bản thân, từ đó bạn không cố gắng đạt được quá nhiều hoặc quá sớm.

Ví dụ, trong giai đoạn không có kỹ năng – có ý thức, bạn có thể tự trấn tĩnh bản thân, lúc mới học kỹ năng này sẽ rất khó khăn và dễ gây cảm giác bực bội và mọi thứ sẽ được cải thiện dần trong tương lai. Và khi bạn có kỹ năng – không có ý thức, mô hình này nhắc nhở bạn đánh giá các kỹ năng mà bạn đã có và không được quá nóng nảy với những người chưa đạt được chúng.

Nó cũng hữu ích trong huấn luyện và đào tạo, bởi nó cho phép bạn kết nối với những điều mọi người đang suy nghĩ và cảm nhận. Bạn có thể giúp họ hiểu cảm xúc của mình khi học các kỹ năng mới và khuyến khích khi họ vỡ mộng.

Mẹo:

Một số người coi công cụ này như một ma trận, với kỹ năng ở trục ngang và ý thức ở trục thẳng.

Áp dụng mô hình

Xem xét từng cấp độ chi tiết hơn và nêu bật các chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tự vượt qua từng giai đoạn khi học một kỹ năng mới.

Cấp độ 1 – không có kỹ năng, không ý thức

Ở cấp độ này, bạn hoàn toàn không biết gì: bạn thiếu kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể và bạn không nhận thức được điều này. Sự tự tin vượt quá khả năng bạn có.

Để vượt qua được mức 1, sử dụng các công cụ như Phân tích SWOT cá nhân Đánh giá Nhu cầu Đào tạo xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và hiểu kỹ năng bạn cần. Hãy hỏi những người khác, từ đó bạn có thể khám phá điểm yếu và nhu cầu kỹ năng mà bạn có thể bỏ lỡ.

Ngoài ra, đảm bảo bạn hiểu mục đích học tập của mình – không tìm hiểu lĩnh vực không liên kết với mục tiêu cá nhân hoặc công việc của bạn.

Cấp độ 2 – Có ý thức, không có kỹ năng

Trong giai đoạn này, bạn phát hiện ra rằng mình cần học các kỹ năng mới. Bạn nhận ra rằng người khác có nhiều kỹ năng hơn bạn và họ có thể dễ dàng làm những việc mà bạn gặp khó khăn.

Cấp độ này có thể khiến mọi người mất tự tin hoặc thậm chí từ bỏ nỗ lực học tập. Do đó, điều quan trọng là giữ được sự tích cực ở giai đoạn này.

Sử dụng các công cụ như lời khẳng định tích cựcBản đồ kho báu chống lại suy nghĩ tiêu cực và tập trung năng lượng khi bạn thất vọng. Hãy nhớ, học tập có thể không thoải mái nhưng những kỹ năng này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cấp độ 3 – Có kỹ năng, có ý thức

Ở cấp độ này, bạn biết mình có kỹ năng và kiến ​​thức cần thiết. Bạn thường xuyên đưa việc học vào thực hành và tự tin hơn khi sử dụng những kỹ năng mới.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần tập trung khi thực hiện các hoạt động này, nhưng khi có nhiều kinh nghiệm và thực hành nhiều hơn, các hoạt động này ngày càng trở nên tự động.

Để thành công đi qua mức 3, tìm cơ hội sử dụng kỹ năng của bạn càng nhiều càng tốt. Ví dụ, bạn có thể tình nguyện cho các dự án cần kỹ năng mới của mình hoặc định hình công việc để sử dụng các kỹ năng này thường xuyên hơn trong vai trò hiện tại.

Cấp độ 4 – Có kỹ năng, không có ý thức

Ở cấp độ này, bạn sử dụng kỹ năng mới một cách dễ dàng. Bạn hoàn toàn tin tưởng vào thành công.

Một khi bạn đã nắm vững một bộ kỹ năng, điều quan trọng là tìm hiểu thêm nếu bạn muốn tiếp tục phát triển.

Cách tốt nhất để làm việc này là dạy kỹ năng mới này cho những người khác trong tổ chức. Điều này giữ cho thông tin luôn tươi mới trong tâm trí bạn và giúp bạn hiểu sâu hơn về kiến thức.

Cũng nên nhớ bạn có thể tụt dốc nếu không thường xuyên sử dụng các kỹ năng mới.

Đào tạo với thang đo năng lực ý thức

Bạn cũng có thể sử dụng thang đo năng lực ý thức để hướng dẫn mọi người học tập. Hãy xem xét các chiến lược mà bạn có thể sử dụng với mọi người ở từng giai đoạn:

Cấp độ 1 – Không có kỹ năng, không có ý thức

Khi bắt đầu quá trình, mọi người có thể không biết là mình không có kỹ năng, vì vậy bạn cần giúp họ nhận thức được họ cần học bao nhiêu. Bạn cũng cần giải thích tại sao họ cần phải học các kỹ năng này.

Hãy cẩn thận trong giai đoạn này và đưa ra nhiều phản hồi tích cực khuyến khích mọi người học tập.

Cấp độ 2 – Có ý thức, không có kỹ năng

Trong giai đoạn này, cần nhiều khuyến khích và hỗ trợ, giải thích ý tưởng về Thang năng lực ý thức để mọi người hiểu cảm giác chán nản mà họ đang trải qua.

Ngoài ra, giúp họ cải thiện sự tự tin, nếu cần.

Cấp độ 3 – Có kỹ năng, có ý thức

Ở giai đoạn này, đảm bảo mọi người tập trung vào các kỹ năng mà họ cần học và tạo cơ hội để họ thực hành các kỹ năng này.

Ví dụ: bạn có thể chỉ định các dự án sử dụng các kỹ năng mới hoặc thiết lập các bài tập huấn luyện có liên quan.

Cấp độ 4 – Có kỹ năng, không có ý thức

Ở cấp độ này, bạn cần đảm bảo mọi người tránh tự mãn và luôn cập nhật  kỹ năng của mình.

Bạn cũng cần nhắc nhở mọi người họ rằng họ đã trải qua quá trình khó khăn nư thế nào để đạt đến mức này, từ đó họ sẽ đối xử tử tế với những người đang ở giai đoạn trước trong tiến trình.

Những điểm chính

Noel Burch, một nhân viên của Gordon Training International, phát triển thang đo năng lực ý thức vào những năm 1970. Bạn có thể sử dụng nó để quản lý cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập đầy thách thức.

Mô hình có bốn cấp độ:

  • Không có ý thức, không có kỹ năng
  • Có ý thức, không có kỹ năng
  • Có ý thức, có kỹ năng
  • Có kỹ năng, không có ý thức

Mô hình có thể là một hướng dẫn hữu ích cho việc học tập, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó để huấn luyện những người khác, hướng dẫn họ thông qua những thăng trầm cảm xúc khi tiếp thu các kỹ năng mới.

Hpo Banner