Blog

Lý thuyết về sự đa trí tuệ của Gardner

Phân biệt những đặc điểm riêng của trí thông minh

Bài test IQ phù hợp với một số người hơn so với những người khác – nó không chỉ đơn giản vì họ thông minh hơn. Nếu bạn giỏi về từ ngữ và logic, kiểm tra IQ phù hợp với bạn.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ngôn ngữ và logic không phải là thế mạnh của bạn nhưng bạn vẫn làm việc rất tốt? Trường hợp này, điểm số IQ truyền thống dường như không phản ánh trí thông minh thực sự của bạn.

Mục lục

Lịch sử của những bài kiểm tra trí tuệ

Nghiên cứu về trí thông minh bắt nguồn từ Paris vào cuối những năm 1890 với Alfred Binet, người đã xây dựng bài kiểm tra nhằm xác định những trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Sau đó, cách tiếp cận của ông về định lượng trí thông minh được chấp nhận ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Trường học bắt đầu kiểm tra học sinh và áp dụng những chương trình giảng dạy có thể giúp học sinh cải thiện chỉ số IQ. Để vào đại học hay cao đẳng thường phụ thuộc vào chỉ số IQ và những bài kiểm tra như SAT (Scholastic Achievement Test) bắt nguồn từ bài kiểm tra IQ.

Vào những năm 1970, Howard Gardner, giáo sư ngành giáo dục tại Đại học Harvard, bắt đầu đặt câu hỏi về định nghĩa truyền thống của trí thông minh dựa trên những bài kiểm tra đó. Gardner đã tiếp xúc với những đứa trẻ tài năng và những người trưởng thành bị tổn thương não. Ông phát hiện ra rằng con người có nhiều tài năng khác không được phản ánh trong lý tưởng truyền thống về trí thông minh. Ông đã sử dụng nhiều nguồn khác nhau – bao gồm nghiên cứu thần kinh và nghiên cứu về người tự kỷ, thiên tài và những người được bảo hộ – để hỗ trợ cho mô hình của mình rằng những bộ phận khác nhau của não cung cấp những loại thông minh khác nhau.

Năm 1983, Gardner xuất bản cuốn sách “Frames of Mind“, trong đó phác thảo 7 loại trí thông minh khác nhau. Mười năm sau, ông phát hiện ra thêm loại thứ tám. Lý thuyết thông minh đa diện (MI) đã trở thành mô hình phổ biến để tìm hiểu cách thức tồn tại của trí thông minh con người.

Đa trí tuệ

Lý thuyết đa trí tuệmultiple intelligences (lý thuyết MI) nói rằng loài người có 8 loại trí tuệ, ở mức độ thấp hơn hoặc lớn hơn và mỗi chúng ta có một đặc điểm thông minh khác nhau. Đặc điểm này dựa trên di truyền học và kinh nghiệm của chúng ta, làm cho chúng ta khác với những người khác. Chúng là:

  • Thông minh về ngôn ngữ: Đây là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết hiệu quả để thể hiện bản thân. Luật sư, nhà văn và người thuyết trình thường có trí thông minh ngôn ngữ cao.
  • Thông minh về tư duy – toán học – Đây là khả năng phân tích vấn đề một cách hợp lý, làm việc hiệu quả với những hoạt động toán học và tìm hiểu vấn đề bằng cách sử dụng phương pháp khoa học. Tìm kiếm khuôn mẫu và lập luận suy diễn là những khả năng khác liên quan đến trí thông minh này. Những người thuộc lĩnh vực khoa học và toán học thường có xu hướng cao thuộc vào loại trí thông minh này.
  • Thông minh về âm nhạc: Đây là khả năng biểu diễn, sáng tác và đánh giá khuôn nhạc, bao gồm thay đổi âm lượng, tông và nhịp điệu. Những nhạc sĩ, nhà soạn nhạc thành công và những người tham gia sản xuất âm nhạc có trí tuệ về âm nhạc.
  • Thông minh về sự vận động – Đây là khả năng sử dụng cơ thể để thể hiện. Những thiên về tài năng này sử dụng sự phối hợp của cơ thể họ để giải quyết vấn đề. Vũ công chuyên nghiệp và vận động viên là ví dụ điển hình về loại này.
  • Thông minh về không gian – Đây là khả năng nhận biết, sử dụng, giải thích những hình ảnh, mô hình và sao chép các đối tượng theo ba chiều. Kiến trúc sư, nhà điêu khắc và nhà thiết kế thành công có thể thiên về loại này.
  • Thông minh về giao tiếp – Đây là khả năng hiểu ý định, động lực và mong muốn của mọi người. Khả năng này cho phép cá nhân làm việc tốt với người khác. Những công việc như trị liệu, giảng dạy và bán hàng thu hút những cá nhân có khả năng tương tác cao.
  • Thông minh về nội tâm – Đây là khả năng hiểu, giải thích và đánh giá cảm xúc cũng như động cơ của chính mình. Nhà trị liệu, diễn viên, người chăm sóc và nhà văn là những người có nhận thức cao về công việc của họ.
  • Thông minh về khoa học tự nhiên – Đây là khả năng nhận biết và đánh giá mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên. Nhà thiên văn học, nhà sinh vật học và động vật học là những ví dụ thuộc loại này. (Đây là loại thông minh thứ 8 mà Gardner thêm vào sau lần đầu tiên ông bố mô hình.)

Trí thông minh về tinh thần và sinh tồn là hai loại đang được xem xét nhưng vẫn chưa được đưa vào hệ thống chính thức.

Kiểm tra trí thông minh đa diện

Trong khi lý thuyết đa trí tuệ của Gardner ngày càng nhận được nhiều sự chú ý thì việc kiểm tra những loại thông minh khác nhau cũng ngày càng phát triển. Gardner các đồng nghiệp của ông đã xem xét vấn đề này và đi đến kết luận rằng rất khó để tạo ra một bài kiểm tra hợp lý. Để làm được như vậy, ông lập luận rằng sẽ cần nhiều phương pháp đo lường hiệu suất. Ví dụ, Gardner nói, “Tài năng về không gian là sự thể hiện của con người trong một số hoạt động như tìm đường khi gặp phải địa hình không quen thuộc, chơi cờ vua, đọc bản thiết kế, ghi nhớ và sắp xếp đồ vật trong một căn phòng trống .

Gardner chỉ trích những bài kiểm tra vì hai lý do chính:

  1. Chúng không đánh giá hiệu suất. Câu hỏi được thiết kế để tìm ra sở thích, kỹ năng và khả năng của một người.
  2. Bản chất tự báo cáo của những bài kiểm tra này dựa vào việc có khả năng tự nhận thức cao. Mô hình của Gardner nói rằng không phải ai cũng có mức độ thông minh cá nhân cần thiết để trả lời những câu hỏi kiểm tra một cách chính xác.

Hạn chế của Lý thuyết đa trí tuệ

Mặc dù ý tưởng về trí thông minh đa diện khá hấp dẫn nhưng lại không có công cụ đo lường hợp lý. Điều này khiến lý thuyết này khó được chứng minh. Vì vậy, nó bị cáo buộc là mơ hồ và chủ quan, thay vì khách quan. Vấn đề ngày càng rắc rối bởi vì các đánh giá đề xuất được thiết kế rất phức tạp và tốn kém.

Một số người tin rằng 8 loại thông minh không nhất thiết phải khác biệt, chúng chỉ đơn giản là tập hợp con của trí thông minh toàn diện (thường được gọi là “g”) – mặc dù sự tồn tại của trí thông minh toàn diện lại là đối tượng gây tranh cãi. Một số kết luận cho rằng trí thông minh của Gardner được hiểu theo phong cách nhận thức hoặc cách suy nghĩ chứ không phải là những loại trí thông minh khác biệt.

Sử dụng

Vì vậy Lý thuyết Gadner được dùng để?

  • Khuyến khích chúng ta tôn trọng và đánh giá mọi người thay vì dựa vào kết quả được đưa ra bởi bài kiểm tra chỉ số IQ. Một số vai trò, lĩnh vực và nghề nghiệp không sử dụng IQ làm tiêu chuẩn.
  • Nó khuyến khích chúng ta xử lý kết quả của các bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn một cách cẩn thận, bổ sung hoặc thay thế chúng bằng những thử nghiệm liên quan trực tiếp hơn đến công việc đang diễn ra. (Xem bài viết đánh giá hiệu suất).

Những điểm chính

Lý thuyết của Howard Gardner về trí tuệ đa diện đã đề cập đến các khía cạnh mới của trí thông minh. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng cần có hiểu biết thực sự về trí thông minh và buộc chúng ta đặt câu hỏi về cách chúng ta nhận thức trí thông minh.

Bằng cách thoát khỏi những giới hạn về trí thông minh logic và ngôn ngữ, mô hình MI đưa ra viễn cảnh rộng hơn và đánh giá cao hơn về cách mọi người truyền tải giá trị. Và mặc dù gặp phải chỉ trích, lý thuyết này vẫn tạo ra cơ hội cần thiết để xem xét các cách khác nhau để thể hiện tài năng, khả năng và sở thích khác nhau của mình.

Hpo Banner