Blog

Mô hình Tổ chức Hiệu suất cao

Quan điểm quản trị (mà bạn lựa chọn) sẽ dẫn dắt cách bạn xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Trong bài viết này, tôi chia sẻ về 2 quan điểm quản trị được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến.

Hãy xem tổ chức của bạn đang đi theo quan điểm nào?

Mục lục

Quan điểm quản trị phổ biến:

Quan điểm #1: Tổ chức giống như một Cỗ máy

Tổ Chức Là Cỗ Máy

Với quan điểm này, nhà quản trị coi tổ chức giống như một cỗ máy, các đội nhómcá nhân thì giống như các bánh răng.

Nguyên lý quản trị:

  • Cỗ máy hoạt động hiệu quả khi các bánh răng chạy trơn tru.
  • Muốn hiệu quả cao nhất, nhà quản trị đặt ra kỳ vọng và kiểm soát để tổ chức chạy hết công suất.

Để áp dụng nguyên lý này, nhà quản trị thực hiện 4 vai trò then chốt như sau:

  1. Xây dựng cỗ máy: Thiết kế các hệ thống, quy trình, quy định và cơ chế chính sách.
  2. Vận hành cỗ máy: Đặt mục tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
  3. Giám sát cỗ máy: Kiểm soát việc tuân thủ hệ thống, quy trình, quy định của các cá nhân và đội nhóm.
  4. Tối ưu hóa cỗ máy: Đánh giá và điều chỉnh để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

Ưu điểm:

  • Ổn định,
  • Chính xác,
  • Và dễ kiểm soát.

Nhược điểm:

  • Thiếu linh hoạt,
  • Và chậm thích ứng với sự thay đổi.

Quan điểm tổ chức giống như một cỗ máy được hình thành từ nền kinh tế công nghiệp.

Ban đầu, mô hình này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất, sau đó, nó lan rộng sang các ngành nghề kinh doanh khác và trở nên phổ biến.

Quan điểm #2: Tổ chức là một Khả năng

Hiệu Suất Là Gì

Với quan điểm này, nhà quản trị coi tổ chức, đội nhóm và cá nhân là những khả năng có thể co giãn linh hoạt.

Nguyên lý quản trị:

  • Khả năng được phát huy khi có môi trường sống phù hợp (kiểu như cá gặp nước).
  • Muốn hiệu quả cao nhất, nhà quản trị định hướng và tạo điều kiện để tổ chức phát huy tối đa khả năng.

Để áp dụng nguyên lý này, nhà quản trị thực hiện 4 vai trò then chốt như sau:

  1. Định hướng khả năng: Thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược để định hướng tổ chức.
  2. Kết nối khả năng: Liên kết các nguồn lực và các bên liên quan để thực hiện.
  3. Phát huy khả năng: Thiết kế các hệ thống để tạo điều kiện cho đội nhóm và cá nhân phát huy tối đa khả năng.
  4. Thay đổi khả năng: Đánh giá và điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Ưu điểm:

  • Linh hoạt,
  • Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.
  • Và thích ứng nhanh với sự thay đổi.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi trao quyền nhiều hơn.
  • Và khó kiểm soát hơn.

Ban đầu, quan điểm tổ chức là một khả năng được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp công nghệ, sau đó, nó lan rộng sang các ngành nghề kinh doanh khác và trở nên phổ biến.

Bạn lựa chọn quan điểm quản trị nào?

Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng và đạt hiệu quả cao hơn trong những bối cảnh nhất định.

Qua quá trình tư vấn và làm việc cùng các doanh nghiệp, tôi nhận thấy có một số cách lựa chọn như sau:

#1. Ngành nghề kinh doanh:

  • Các ngành nghề ít thay đổi như xây dựng, sản xuất, nông nghiệp… thường áp dụng quan điểm Tổ chức như một cỗ máy.
  • Còn các ngành nghề năng động hơn như công nghệ, thương mại, dịch vụ… thường áp dụng quan điểm Tổ chức là một khả năng.

#2. Chiến lược phát triển:

  • Khi doanh nghiệp triển khai chiến lược vắt sữa, thu hoạch thị trường hoặc thu hẹp, rút lui khỏi thị trường… thì áp dụng quan điểm Tổ chức như một cỗ máy.
  • Còn với chiến lược tăng trưởng, mở rộng thị phần… thường áp dụng quan điểm Tổ chức là một khả năng.

#3. Quy mô tổ chức:

  • Hiện nay, các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn phương án kết hợp, tức là áp dụng cả 2 mô hình.
  • Tùy theo đặc thù và chiến lược của từng đơn vị kinh doanh, mà doanh nghiệp áp dụng quan điểm phù hợp với đơn vị đó.

#4. Quan điểm cá nhân của nhà quản trị:

  • Một cách lựa chọn phổ biến nữa, đó là, nhà quản trị lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp với phong cách và quan điểm cá nhân của mình.

Xu hướng quản trị đang thiên về quan điểm nào?

Môi trường kinh doanh hiện nay có một số đặc điểm:

  • Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh.
  • Rào cản gia nhập thị trường thấp, dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng cao.
  • Người lao động có nhu cầu cao hơn, ngoài thu nhập, nhân viên muốn được phát triển và cân bằng cuộc sống.
  • Công nghệ phát triển thần tốc, tác động tới mọi yếu tố trong kinh doanh.

Đúc kết lại, thì môi trường kinh doanh hiện nay có nhiều biến độngthay đổi khó lường.

Điều này đỏi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt trước các biến độngthích ứng nhanh với sự thay đổi. Do đó, xu hướng quản trị đang thiên nhiều hơn về quan điểm Tổ chức là một khả năng.

Tất nhiên, đây là xu hướng chung, còn với mỗi doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp trong bối cảnh đặc thù riêng.

Mô hình HPO – Tổ chức Hiệu suất cao

Hiệu Suất Là Gì

  • Hiệu suấtkhả năng tạo ra kết quả từ nguồn lực.
  • Hiệu suất cao là đạt được kết quả cao hơn, với ít nguồn lực hơn.

Câu hỏi đặt ra là:

Nếu tôi lựa chọn quan điểm tổ chức là một khả năng, thì nên xây dựng và phát triển tổ chức như thế nào?

Bạn có thể tham khảo mô hình HPO – Tổ chức Hiệu suất cao của Lean-HR Việt Nam để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

HPO: High Performance Organization.

6 yếu tố then chốt của mô hình HPO

Hpo Model

Để phát triển doanh nghiệp, chúng ta cần xây dựng nhiều yếu tố hơn. Tất nhiên!

Mô hình HPO đúc kết và chọn lọc những yếu tố then chốt nhất giúp bạn xây dựng Tổ chức Hiệu suất cao, bao gồm:

6 Yếu Tố Hpo

Bạn hãy khám phá 6 yếu tố then chốt này, trong các bài viết dưới đây:

  1. Value Strategy: Chiến lược giá trị
  2. Network Structure: Cấu trúc mạng lưới
  3. Lean Process: Quy trình tinh gọn
  4. Talent Management: Quản lý nhân tài
  5. Engagement Culture: Văn hóa gắn kết
  6. Digital Transformation: Chuyển đổi số
Hpo Banner