Blog

Sử dụng đầu ra tốt để thiết lập mục tiêu

Hình dung con đường bạn sẽ đi để đạt được mục tiêu của mình.

Nhiều người trong chúng ta thiết lập mục tiêu vào đầu năm mới, tại các cuộc họp đánh giá hiệu suất hằng năm hoặc khi điều gì đó quan trọng xảy ra và chúng ta muốn đánh giá xem mình ở đâu và muốn đến đâu. Tuy nhiên, đôi khi, ngay cả với những ý định tốt nhất, chúng ta cũng nghiền ngẫm với những mục tiêu này. Trước khi nhận ra điều đó, một vài tuần hoặc vài tháng đã trôi qua – và chúng ta vẫn không đạt được kết quả mong muốn.

Vậy làm thế nào bạn có thể cho mình cơ hội tốt nhất để đạt được mục tiêu và mơ ước? Một cách để làm việc này là tạo ra một “kết quả tốt” nhằm thúc đẩy bạn tiến lên phía trước. Bằng cách xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về mục tiêu và tạo ra một sự thể hiện nội tâm mạnh mẽ về nó, bạn có thể tạo sự khác biệt, giúp bạn đạt được thành công nhanh chóng.

Cấu trúc kết quả tốt được dựa trên Lập trình ngôn ngữ tư duy – NLP

Lập trình (NLP) được mô phỏng từ những bài học của những người thành công. Nó liên quan đến việc đặt ra một loạt các câu hỏi xác định và làm rõ các ý định, hành động và suy nghĩ của bạn, để bạn có thể xác định mục tiêu của mình theo một cách “tốt”.

Mục lục

Làm thế nào để sử dụng công cụ

Làm theo các bước sau để đạt được mục tiêu nhanh hơn.

Bước 1 – Xác định kết quả bạn muốn đạt được

Khám phá những điều bạn muốn đạt được và làm rõ mục tiêu bằng cách sử dụng công thức SMART và quan điểm PURE.

SMART dựa trên nguyên tắc thiết lập mục tiêu của Locke. SMART là viết tắt của:

Cụ thể: Hãy cụ thể về kết quả mà bạn muốn:

  • Chính xác là bạn muốn đạt được điều gì?
  • Bạn muốn ở đâu sau khi kết thúc quá trình hoặc cuộc hành trình?
  • Bạn muốn đạt được nó ở đâu và với ai?
  • Bạn không muốn đạt được nó ở đâu và với ai?

Đo được

  • Làm thế nào để biết khi nào bạn đạt được mục tiêu?
  • Bằng chứng là gì? Bạn đo lường tiến độ như thế nào?
  • Bạn thấy, nghe và cảm thấy gì khi đạt được kết quả?

Đạt được

  • Kiểm tra xem liệu mục tiêu có thực tế hay không. Bạn có cơ hội tốt để đạt được nó?
  • Bạn có hoăc bạn có thể truy cập những nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu?

Liên quan, thích hợp

  • Mục tiêu có phù hợp với các ưu tiên, mục tiêu và giá trị của bạn?

Thời gian bị ràng buộc

  • Khi nào, một cách chính xác, bạn muốn đạt được mục tiêu?

Bây giờ bạn đã xác định mục tiêu của mình bằng cách sử dụng công thức SMART, hãy xem kết quả của bạn từ góc nhìn PURE và viết lại nó nếu cần. (Công thức PURE được Roger Terry phát triển và được nêu ra dưới đây.)

Tích cực (Positive)

Sử dụng những từ ngữ như thể bạn đã đạt được nó khi thiết lập mục tiêu và tạo một tuyên bố tích cực. Đừng nói rằng bạn không muốn cái gì đó hoặc bạn không thể làm điều gì đó. Hãy tự hỏi mình những điều bạn muốn thay thế hoặc những điều sẽ xảy ra nếu bạn có thể làm điều gì đó.

Dưới sự kiểm soát của bạn (Under your control)

Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát tất cả các bước trong quy trình. Ví dụ: một mục tiêu tốt là “Chạy marathon trong khoảng thời gian dưới 4 tiếng” trong khi mục tiêu tồi là “Nằm trong top 1500 vận động viên vượt qua đích” Rốt cuộc, bạn không kiểm soát được bao nhiêu người tham gia cuộc đua và những người khác thực hiện như thế nào trong hôm đấy.

Đúng kích thước (Right size)

Mục tiêu có đúng kích thước với bản thân hoặc tổ chức? Nếu bạn luôn đạt được mục tiêu, thì hãy làm cho nó trở nên thách thức hơn. Nếu bạn thường không đạt được mục tiêu của mình, hãy cân nhắc để nó dễ dàng hơn.

Hệ sinh thái (Ecological)

  • Kết quả sẽ tác động đến người khác thế nào, tích cực hay tiêu cực?
  • Kết quả này có bất kỳ hậu quả nào không mong muốn, dù là tiêu cực hay tích cực? (Xem bài viết Phân tích Tác động để tìm hiểu chi tiết hơn)

Bước 2 – Kiểm tra trạng thái hiện tại

Đôi khi chúng ta không đạt được những kết quả mong muốn bởi vì một cái gì đó bên trong chúng ta giữ chúng ta lại và đôi khi chúng ta thậm chí không thể nhận thức được điều đó là gì. Vì vậy, cho đến khi bạn tự hỏi mình những câu hỏi đúng, bạn có thể không biết rằng bạn cần phải thay đổi thái độ hoặc cách tiếp cận của mình.

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn khám phá các yếu tố ẩn đấy.

  • Bạn nhận được gì nếu bạn không đạt được kết quả? Có “khoản thưởng” vật chất, tinh thần nào mà bạn nhận được nếu bạn không đạt được mục tiêu của mình?
  • Bạn có cần từ bỏ hoặc thay đổi bất cứ điều gì để tiến tới kết quả của mình?
  • Có bất kỳ hạn chế nào – ví dụ như, thiếu thời gian hoặc nguồn lực – có thể níu giữ bạn lại?
  • Có bất kỳ hoàn cảnh nào khác cản trở quá trình?

Một khi bạn đã nhận thức được những điều này, vậy bạn có thể làm gì để loại bỏ hoặc giảm thiểu chúng? Sau đó, hãy tiến lên và tập trung tâm trí di chuyển về phía trước.

Bước 3 – Tạo một nhận thức mạnh mẽ

Tâm trí không phải lúc nào cũng có thể biết được sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Vì vậy, nếu bạn tạo được một tâm trí mạnh mẽ về những hình ảnh, âm thanh và cảm giác bạn sẽ  trải nghiệm khi bạn đạt được mục tiêu, có thể giúp bạn tiến tới mục tiêu đó.

Hãy tưởng tượng, bạn đang tạo ra một bộ phim về bản thân trong và sau khi bạn đạt được mục tiêu của mình. Hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

  • Hình ảnh – Bạn thấy gì? Tạo một bộ phim tinh thần tưởng tượng việc bạn đạt được mục tiêu của mình và đảm nhận từ đầu đến cuối. Hãy chắc chắn rằng điều này. Đảm bảo nó sống động và chính xác nhất có thể.
  • Âm thanh – Bạn nghe thấy gì? Bạn sẽ nói gì với chính mình? Người khác sẽ nói gì về bạn? Kết hợp nó vào bộ phim.
  • Cảm giác – Bạn cảm thấy gì? Cảm giác vật chất và cảm xúc tích cực bạn trải nghiệm là gì? Thêm những điều này vào.

Bước 4 – Tạo một kết quả tốt

Một khi bạn đã có kết quả, hãy tự hỏi những câu hỏi sau để khám phá và kết nối với mục đích của mình hơn nữa:

  • Làm thế nào để biết khi nào bạn đạt được kết quả? Điều gì giúp bạn đo lường thành công hoặc điểm chuẩn thành tích? (Bắt đầu nó và phát triển mục tiêu SMART ở bước 2.)
  • Bạn cần những nguồn lực nào để đạt được kết quả? Những người khác có tham gia? Họ cần đóng góp như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đạt được mục tiêu? Nó đem lại lợi ích như thế nào? Xác định ít nhất 3 lợi ích khi bạn đạt được mục tiêu.
  • Kết quả đạt được ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đạt được mục tiêu?
  • Điều gì sẽ không xảy ra nếu bạn đạt được mục tiêu?
  • Điều gì sẽ không xảy ra nếu bạn không đạt được mục tiêu?

Bước 5 – Bổ sung vào kết quả

Bây giờ làm phong phú thêm bộ phim bạn đã tạo ở bước 3 với các chi tiết bổ sung mà bạn đã thu thập được từ bước 4.

Hãy tưởng tượng địa điểm, con người và các hình ảnh, âm thanh và cảm giác bạn sẽ trải nghiệm. Trong tâm trí, bạn đi bộ, trò chuyện và hành xử như thế nào khi bạn đang ở đó.

Sau khi bạn trải nghiệm bộ phim của mình, hãy quay trở lại sự chú ý vào thời điểm hiện tại và bắt đầu hành động để tiến tới mục tiêu.

Xem các bài viết Bản đồ kho báu và Hình dung, tưởng tượng để biết thêm về cách làm tươi mới tinh thần giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Ví dụ về một kết quả tốt

Bước 1 – Xác định kết quả

Bây giờ là ngày 1 tháng 7 năm 2020 và tôi đã trở nên tự tin và thoải mái hơn trong vai trò của mình như là người quản lý của công ty XYZ. Tôi truyền cảm hứng cho một nhóm gồm 10 người và tất cả chúng tôi đều tận hưởng thành công của nhau khi cung cấp các khóa học mới cho khách hàng mới – những người cho chúng tôi nhiều phản hồi tích cực

Khi đạt được mục tiêu, tôi sẽ phát triển khả năng quản lý và lãnh đạo của mình và tôi sẽ dành ít nhất một giờ mỗi tuần để học và áp dụng các kỹ năng mới. Tôi sẽ gặp mỗi thành viên trong nhóm 2 tuần 1 lần để giữ cập nhật các dự án của mỗi người và hướng dẫn và động viên họ.

Đối chiếu với công thức PURE, mục tiêu này được khẳng định một cách tích cực, nó nằm dưới sự kiểm soát của tôi (tôi sẽ tư vấn cho nhóm 2 tuần 1 lần ), đúng kích thước (đây là một vai trò mới đối với tôi và tôi rất vui để tiếp tục dẫn dắt đội nhóm mà không có bất kỳ thay đổi mới nào) và hệ sinh thái (tất cả chúng ta sẽ có lợi khi làm việc trong một đội ngũ năng động và có cảm hứng).

Bước 2 – Kiểm tra trạng thái hiện tại

Nếu tôi không đạt được kết quả này, tôi vẫn sẽ thực hiện đầy đủ và nó sẽ đơn giản hơn để khiến mọi thứ được tiếp tục bởi vì mọi người đều biết họ đang làm gì. Tuy nhiên, nhóm có thể không được đánh giá ” hài lòng cao” từ khách hàng.

Tôi cần thêm thời gian để phát triển khả năng lãnh đạo và quản lý của riêng tôi, cũng như thời gian gặp gỡ với mỗi thành viên trong nhóm trên cơ sở cá nhân.

Không có trường hợp nào khác có thể cản trở sự tiến bộ của tôi.

Bước 3 – Tạo một nhận thức mạnh mẽ

  • Tôi thấy gì? Một văn phòng sôi động, năng động.
  • Tôi nghe thấy gì? Tiếng cười; Và mọi người đang ở trong trạng thái thỏa mãn nhưng vẫn làm việc chăm chỉ.
  • Tôi cảm thấy thế nào? Hài lòng khi tôi có thể tạo ra sự khác biệt cho nhóm và khách hàng của mình.

Bước 4 – Tạo ra một kết quả tốt

Hỏi: Làm thế nào để biết khi nào bạn đạt được kết quả? Điều gì giúp bạn đo lường thành công?

Đáp: Tôi sẽ biết mình đạt được kết quả khi phản hồi từ khách hàng ở mức “hài lòng cao” và các thành viên trong nhóm đang đánh bại các mục tiêu hiệu quả của họ.

Hỏi: Bạn cần những nguồn lực nào để đạt được kết quả? Người khác có tham gia? Họ đóng góp thế nào?

Đáp: Các nguồn lực cần thiết: thời gian học tập và tìm hiểu các thành viên trong nhóm ở mức độ cá nhân hơn.

Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đạt được mục tiêu? Tại sao nó lại đem lại lợi ích cho bạn? Xác định ít nhất 3 lợi ích khi bạn đạt được mục tiêu.

Đáp: Tôi có cơ hội nhận được một khoản tiền thưởng khi đạt được mục tiêu. Tôi sẽ hài lòng, khi khách hàng đã phát triển kỹ năng của họ từ các khóa học của chúng tôi và điều này giúp công việc của tôi ý nghĩa hơn. Bằng cách trở thành một người quản lý tốt hơn, các thành viên trong nhóm sẽ trung thành hơn với tôi, vì vậy giảm được tỷ lệ nghỉ việc – và điều đó tốt cho tôi vì đào tạo nhân viên mới mất rất nhiều thời gian, trong khi tôi có thể dùng nó để phát triển các khóa học mới.

Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đạt được mục tiêu?

Đáp: Chúng tôi có thể mất trợ cấp từ chính quyền.

Những điểm chính

Để giúp bạn đạt được mục tiêu – và ước mơ của mình – bắt đầu bằng cách viết một mục tiêu SMART. Kiểm tra xem mục tiêu của bạn có tuân thủ PURE bằng cách đảm bảo rằng nó tích cực, dưới sự kiểm soát của bạn, đúng kích cỡ và hệ sinh thái; Và kiểm tra tình trạng hiện tại bằng cách đảm bảo rằng bạn đã loại bỏ những rào cản nội bộ ngăn cản bạn đạt được mục tiêu.

Sau đó sử dụng hình ảnh tinh thần thể hiện nội tâm mạnh mẽ về những điều bạn sẽ thấy, nghe thấy và cảm nhận khi đạt được mục tiêu của mình. Sau đó đặt ra các câu hỏi, đảm bảo mục tiêu của bạn được hình thành tốt.

Tất cả điều này giúp bạn phát triển một mục tiêu mạnh mẽ, thúc đẩy và hấp dẫn, giúp bạn làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu đó.

Hpo Banner