Blog

Mô hình dòng chảy – tập trung tối đa vào công việc

Cân bằng giữa thử thách và kỹ năng

Bạn đã từng làm việc gì đó mà không để ý đến thời gian chưa? Mọi thứ xung quanh – từ tiếng chuông điện thoại đến những người đi qua hành lang – dường như biến mất. Bạn tập trung hoàn toàn vào những gì đang làm và chú ý đến nỗi thậm chí quên cả bữa trưa. Bạn cảm thấy tràn đầy sức sống và hạnh phúc về những việc đang làm.

Hầu hết chúng ta đã trải qua cảm giác này tại thời điểm nào đấy. Các nhà tâm lý học gọi đây là trạng thái “dòng chảy”. Khi nó xảy ra, chúng ta mất ý thức về bản thân và hành động theo bản năng và hoàn toàn chú ý cho nhiệm vụ trước mắt.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về dòng chảy bằng cách xem xét Mô hình dòng chảy. Làm thế nào mô hình giúp chúng ta hiểu tại sao mình cảm thấy một số nhiệm vụ dễ dàng hơn nhiều so với những người khác? Chúng ta cũng sẽ xem xét làm thế nào sử dụng ý tưởng đằng sau mô hình để trải nghiệm dòng chảy thường xuyên hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Mục lục

Mô hình dòng chảy

Mô hình dòng chảy (xem hình 1) được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học Mihaly Csíkszentmihályi. Ông viết về quá trình dòng chảy trong cuốn sách “Flow: The Psychology of Optimal Experience.

Hình 1: Mô hình dòng chảy

Mô hình cho thấy tình trạng cảm xúc của chúng ta khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nó tùy thuộc vào độ khó của thử thách và nhận thức của chúng ta về trình độ kỹ năng của bản thân.

Ví dụ, nếu nhiệm vụ không thách thức và không đòi hỏi nhiều kỹ năng, chúng ta có thể sẽ cảm thấy thờ ơ đối với nó. Nhưng nếu phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức mà không có kỹ năng cần thiết có thể khiến chúng ta lo lắng.

Để tìm ra điểm cân bằng và thể hiện bản thân tốt nhất, chúng ta cần có một thách thức đáng kể, thú vị và những kỹ năng được phát triển tốt để tự tin đối phó với thử thách. Điều này đưa giúp chúng ta có thể trải nghiệm “dòng chảy”.

Trạng thái dòng chảy thường xảy ra với những người chuyên về lĩnh vực kinh doanh, nghệ thuật, thể thao hoặc làm việc theo sở thích của họ. Họ làm mọi thứ rất dễ dàng và hoàn toàn gắn bó với nó.

10 yếu tố tạo nên dòng chảy

Làm thế nào để biết được khi nào bạn đang trải nghiệm dòng chảy? Csíkszentmihályi đã xác định được 10 trải nghiệm đồng hành cùng trạng thái dòng chảy:

  1. Hiểu biết rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được.
  2. Có thể tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.
  3. Mất cảm giác ý thức về bản thân.
  4. Thấy thời gian trôi qua nhanh.
  5. Nhận phản hồi trực tiếp và ngay lập tức.
  6. Trải qua sự cân bằng giữa mức độ khả năng của bản thân và thách thức.
  7. Có cảm giác kiểm soát bản thân khi trải qua tình huống.
  8. Cảm thấy hoạt động này là một phần thưởng.
  9. Thiếu nhận thức về nhu cầu cơ thể.
  10. Hoàn toàn bị hút vào hoạt động.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố và kinh nghiệm này không nhất thiết cần có khi trải nghiện trạng thái dòng chảy. Nhưng bạn có thể gặp nhiều yếu tố trong số chúng khi dòng chảy xảy ra.

Ba điều kiện

Csíkszentmihályi cũng xác định ba điều cần phải có nếu bạn muốn bước vào trạng thái dòng chảy:

  1. Mục tiêu – Mục tiêu cộng thêm động cơ và cấu trúc của những việc bạn đang làm. Cho dù đang học một bài hát mới hay chuẩn bị cho bài thuyết trình, bạn cần phải tuân theo hướng mục tiêu để trải nghiệm dòng chảy.
  2. Cân bằng – Phải có sự cân bằng giữa kỹ năng và sự nhận thức về thách thức của nhiệm vụ. Nếu một trong hai yếu tố nặng hơn, dòng chảy có thể không xảy ra.
  3. Phản hồi – Bạn phải có phản hồi rõ ràng, tức thì để thay đổi và cải thiện hiệu suất của mình. Đó có thể là thông tin phản hồi từ người khác hoặc tự nhận thức rằng mình đang tiến bộ.

Sử dụng mô hình dòng chảy

Để nâng cao cơ hội trải nghiệm dòng chảy, hãy thử những điều sau:

  • Thiết lập mục tiêu – Thiết lập mục tiêu rất quan trọng trong việc trải nghiệm dòng chảy. Học cách thiết lập mục tiêu hiệu quả có thể giúp bạn đạt được sự tập trung cần thiết.
  • Cải thiện khả năng tập trung của bạn – Nhiều thứ có thể làm bạn mất tập trung và rất khó đạt được dòng chảy khi bị gián đoạn. Sử dụng những chiến lược cải thiện khả năng tập trung để làm việc hiệu quả và tập trung hơn trong ngày.
  • Xây dựng sự tự tin – Nếu bạn không tự tin vào kỹ năng của mình, bạn sẽ cảm thấy nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với thực tế. Bài viết về Xây dựng sự tự tin sẽ cho bạn thấy làm thế nào để phát triển bản thân đạt đến thành công.
  • Nhận phản hồi – Hãy nhớ rằng, phản hồi là một yêu cầu quan trọng đối với dòng chảy. Đảm bảo rằng bạn áp dụng kỹ thuật phản hồi phù hợp, tìm hiểu làm thế nào để cho và nhận phản hồi có thể tự giúp bản thân và những người khác tiến bộ.
  • Tạo ra thách thức trong công việc – Xem xét một số chiến lược như  Định hình công việc và khám phá làm thế nào để tạo ra nhiều sự hài lòng trong công việc hơn.

Mẹo:

Hãy nhớ rằng chỉ tăng số lượng thách thức không đảm bảo dòng chảy sẽ xảy ra. Csíkszentmihályi nhấn mạnh rằng bạn trải nghiệm dòng chảy chỉ khi nhận ra đúng cơ hội. Nó xảy ra vì bạn đang tư duy đúng chứ không phải vì bạn có “điều kiện hoàn hảo”.

  • Cải thiện kỹ năng của bản thân – Thực hiện Phân tích SWOT cá nhân có thể giúp bạn xác định những kỹ năng mà cần thiết để thành công. Dựa vào đó, bạn có thể phát triển kế hoạch nâng cao kỹ năng để giúp bản thân hoàn thành nhiều nhiệm vụ khó khăn hơn.
  • Huấn luyện bản thân – Nếu không có cố vấn hoặc huấn luyện viên giúp bạn vượt qua thử thách, hãy học cách tự huấn luyện bản thân..

Mẹo:

Cho dù bạn yêu công việc của mình đến đâu chăng nữa, bạn cũng không thể trải nghiệm dòng chảy trong mỗi công việc mình làm được. Bài viết Khắc phục sự trì hoãn, Tạo động lực cho bản thânThời điểm làm việc tốt nhất trong ngày cung cấp cho bạn một số chiến lược để hoàn thành những nhiệm vụ không mong muốn nhưng rất cần thiết.

Mô hình chữ U ngược

Có sự xung đột tiềm ẩn giữa ý tưởng của Mô hình dòng chảy và Mô hình chữ U ngược – một mô hình được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi giúp giải thích mối quan hệ giữa năng suất và áp lực.

Trong biểu đồ ngược U, trục dọc thể hiện năng suất của một người, trong khi trục ngang biểu thị áp lực mà người đó phải chịu. Theo mô hình, tồn tại “môi trường hoàn hảo” của áp lực, tại đó mọi người thể hiện tốt nhất khả năng của họ.

Mô hình dòng chảy không giải thích quá trình giảm năng suất khi áp suất quá cao – ví dụ như khi chúng ta sợ hãi, hoặc bị choáng ngợp bởi công việc. Vào thời điểm này, năng suất có thể giảm và những cảm xúc tiêu cực như lo lắng sẽ tăng lên đáng kể.

Bằng cách kết hợp cả hai mô hình với nhau, bạn có nhiều khả năng bị hút vào và trải nghịêm trạng thái của dòng chảy.

Những điểm chính

Dòng chảy là trạng thái chúng ta đạt được khi kỹ năng nhận thức phù hợp với thách thức của công việc đang làm. Khi ở trong trạng thái dòng chảy, chúng ta dường như quên đi thời gian. Công việc có thể khiến chúng ta vui vẻ và mất ý thức về bản thân khi tập trung hoàn toàn vào nó. Đây là trạng thái khi chúng ta làm việc tốt nhất và hiệu quả nhất.

Mô hình dòng chảy cho thấy mối quan hệ giữa sự phức tạp của công việc và mức độ kỹ năng nhận thức của bạn. Bạn có thể sử dụng mô hình này để tìm hiểu lý do tại sao bạn không đạt được trạng thái này. Nó cũng có thể giúp bạn biết liệu bạn cần phải cải thiện kỹ năng hay tăng thách thức cho những nhiệm vụ nhất định để đạt được trạng thái dòng chảy.

Hpo Banner