Blog

Mô hình mục tiêu học tập ABCD

Phác thảo quá trình học tập cần thiết

Bạn đã bao giờ được yêu cầu dạy ai đó hoặc phát triển một chương trình đào tạo chưa?

Nếu rồi, làm thế nào bạn biết nên bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để tổ chức lớp học? Làm thế nào để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với khán giả? Làm thế nào đảm bảo khi kết thúc khóa học, học viên có được đúng kiến thức và kỹ năng?

Đây là lúc Mô hình mục tiêu học tập ABCD trở nên hữu ích. Mô hình phác thảo bốn yếu tố bạn cần xem xét khi tạo mục tiêu học tập toàn diện và hoàn chỉnh, mục tiêu học tập này chính là nền móng cho phiên đào tạo thành công.

Mục lục

Tổng quan

Robert Heinich, cùng với đồng nghiệp của mình là Michael Molenda, James D. Russell và Sharon E. Smaldino, đã phát triển Mô hình mục tiêu học tập ABCD và xuất bản nó trong cuốn sách Instructional Technology and Media for Learning” năm 2001. Mô hình vạch ra bốn yếu tố giúp bạn đảm bảo giáo dục có mục tiêu rõ ràng và kết quả mong muốn được xác định rõ ràng.

Bốn yếu tố là:

  • Khán giả/ Audience.
  • Hành vi/ Behavior.
  • Điều kiện/ Conditions
  • Trình độ/ Degree

Khi phát triển phiên học, hãy đảm bảo giải quyết từng yếu tố trong mô hình.

Áp dụng mô hình

Hãy xem xét chi tiết từng yếu tố.

1. Khán giả

Nhu cầu của khán giả xác định cấu trúc phiên học. Bạn đang dạy ai? Trình độ kiến thức hiện tại của họ thế nào? Bạn nên sử dụng loại ngôn ngữ nào? Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của nhóm tốt nhất? Đây là tất cả những câu hỏi mà bạn phải trả lời trong bước đầu tiên này.

Thực hiện các bước cho các phong cách học tập khác nhau. Một số người thể học hỏi tốt nhất bằng cách nghe hoặc đọc thông tin, trong khi những người khác nhớ thông tin bằng cách thực hành hoặc làm việc với nhóm. Để hiểu được điều này, hãy yêu cầu học viên hoàn thành phiếu khảo sát trước buổi giảng đầu tiên để có thể xác định được phong cách học tập ưa thích của học viên. Việc này sẽ giúp bạn giảng dạy hiệu quả hơn.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

  • Nhân viên mới của phòng nhân sự có thể …
  • Nhân viên bộ phận CNTT phải chứng minh …

2. Hành vi

Hành vi nào mà học viên có thể chứng minh khi kết thúc buổi học? Họ phải thu được những kiến thức hoặc kỹ năng nào? (Đừng lo lắng về cách thức đo lường hành vi vì bạn sẽ giải quyết vấn đề này trong bước cuối cùng.)

Cụ thể cũng rất quan trọng. Tránh những từ mang tính khái quát như “biết” hoặc “hiểu” vì chúng rất khó đo lường. Thay vào đó, hãy sử dụng những động từ thể hiện hành động như “chứng minh”, “xác định”, “giải quyết”, “so sánh” hoặc “liệt kê”.

Nếu bạn không chắc chắn về những kỹ năng cụ thể mà học viên cần phải học hoặc nếu muốn đảm bảo không bỏ qua bất kỳ kỹ năng quan trọng nào thì hãy tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo để xác định sự thiếu hụt kiến thức hay kỹ năng của học viên.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

  • Nhân viên mới của phòng nhân sự sẽ có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên …
  • Nhân viên bộ phận CNTT sẽ chứng minh được rằng họ có thể giải quyết được vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu…

3. Điều kiện

Xác định những điều kiện mà người học phải chứng minh kiến thức hoặc kỹ năng của họ vào cuối buổi học.

Liệu người học có phải đọc thuộc lòng lòng kiến thức mới? Hay họ có quyền truy cập vào công cụ hoặc tài nguyên, chẳng hạn như phần mềm, đồ thị hoặc tài liệu tham khảo? Liệt kê những tài nguyên có sẵn cho họ.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

  • Sử dụng hệ thống của phòng ban, nhân viên mới của phòng nhân sự sẽ có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên …
  • Dựa vào việc ghi nhớ kiến thức, nhân viên bộ phận CNTT sẽ chứng minh được rằng họ có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu…

4. Trình độ

Yếu tố cuối cùng trong mô hình đề cập đến tiêu chuẩn đo lường mà bạn sử dụng để đánh giá thành tích của học viên.

Hãy suy nghĩ cẩn thận về cách họ sử dụng thông tin này vào vai trò của mình: sếp, đồng nghiệp hoặc khách hàng của họ sẽ đánh giá như thế nào? Họ sống theo những mong đợi nào ?

Cách mà bạn đánh giá kiến ​​thức của học viên trong lớp đào tạo nên phản ánh cách thức họ được đo lường sau khi rời khỏi lớp học.

Ví dụ về mục tiêu học tập:

  • Nhân viên mới của phòng nhân sự có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên mà không mắc lỗi.
  • Nhân viên bộ phận CNTT có thể giải quyết mỗi vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu trong vòng 30 phút; nếu đang trợ giúp cho khách hàng khác, họ sẽ liên lạc trong khoảng thời gian này khi trợ giúp sẵn có.

Khi đã xem xét từng yếu tố, mục tiêu học tập cuối cùng của bạn nên như sau:

  • Sử dụng hệ thống của các phòng ban, những nhân viên mới của phòng nhân sự sẽ có thể so sánh yêu cầu thời gian nghỉ lễ với khoản trợ cấp của nhân viên mà không mắc lỗi.
  • Dựa vào việc ghi nhớ kiến thức, nhân viên bộ phận CNTT có thể giải quyết mỗi vấn đề phát sinh tại bàn yêu cầu trong vòng 30 phút; nếu đang trợ giúp cho khách hàng khác, họ sẽ liên lạc trong khoảng thời gian này khi sự trợ giúp có sẵn .

Chú thích:

Bạn có thể sử dụng Mô hình mục tiêu học tập ABCD để suy nghĩ về những điều mình muốn giảng dạy cho học viên và xác định cách đo lường thành công của họ. Những công cụ khác, chẳng hạn như 9 cấp độ học tập của Gagne hoặc Đào tạo nhân viên bằng hoạt động giúp bạn xây dựng một lớp học thành công và hấp dẫn.

Bạn cũng nên cân nhắc các loại lớp học hay chương trình sẽ phục vụ tốt nhất cho học viên của mình. Đào tạo tập trung trong doanh nghiệp, Đào tạo chéo, Đào tạo trực tuyếnđào tạo cầm tay chỉ việc đều có ưu và nhược điểm. Xem xét từng lựa chọn khi thiết kế trải nghiệm học tập.

Những điểm chính

Robert Heinich, cùng với Michael Molenda, James D. Russell và Sharon E. Smaldino, đã phát triển Mô hình mục tiêu học tập ABCD và xuất bản nó trong cuốn sách “Instructional Media and Technologies for Learning“. Mô hình phác thảo 4 yếu tố mà bạn cần giải quyết khi soạn thảo mục tiêu học tập:

  1. Khán giả/ Audience.
  2. Hành vi/ Behavior.
  3. Điều kiện/ Conditions
  4. Trình độ/ Degree

Với việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng, bạn có thể phát triển phiên đào tạo đáp ứng được nhu cầu của tổ chức

Hpo Banner