Blog

11 cách Xây dựng Lòng tin Tại nơi Làm việc

Làm việc như một đội nhóm và xây dựng lòng tin.

Bạn có biết, có một số vai trò và chuyên môn nơi lòng tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng?

Ví dụ, tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi bạn là một anh lính cứu hỏa, và không thể tin tưởng những người đồng nghiệp khác trong đội nhóm của mình? Hay, một bác sỹ và không thể tin tưởng y tá hoặc bác sỹ khác trong phòng cấp cứu?

Những người làm công việc này cần tin tưởng hoàn toàn người họ làm việc cùng. Nếu không, hậu quả sẽ rất thê thảm.

Khi tin tưởng người bạn làm việc và kinh doanh cùng, bạn sẽ làm việc cùng nhau suôn sẻ hơn. Hiệu quả hơn và sẵn sàng đón nhận rủi ro hơn. Đặc biệt sẽ tự tin hơn bởi bạn biết rằng đồng nghiệp sẽ hỗ trợ mình cũng như bạn hỗ trợ họ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem lòng tin là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Và cách bạn xây dựng lòng tin tại nơi làm việc. Chúng ta cũng sẽ khám phá cách tái xây dựng lòng tin đã mất.

Mục lục

Lòng tin là gì?

Theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu Denise Rousseau, Sim Sitkin, Ronald Burt, and Colin Camerer thì lòng tin tại nơi làm việc là “một trạng thái tâm lý được chia sẻ trong một đội nhóm, đặc trưng bởi sự chấp nhận tính dễ bị tổn thương dựa trên kỳ vọng về ý định hoặc hành vi của những người khác trong nhóm.

Nói đơn giản, lòng tin mô tả một tình huống nơi bạn không phải bận tâm về sự tổn thương, bởi bạn tự tin rằng mọi người xung quanh sẽ hỗ trợ và sẽ không lợi dụng điểm yếu của bạn.

Lòng tin là yếu tố quyết định trong các mối quan hệ tốt lại nơi làm việc, có thể là mối quan hệ giữa một quản lý và một đội nhóm, giữa một đại diện bán hàng và một khách hàng, hay giữa một tổ chức và nhà cung cấp.

Tầm quan trọng của Lòng tin tại nơi làm việc

Hãy nghĩ lại lần cuối bạn làm việc tại một nơi mà không tin tưởng sếp của mình. Công việc của bạn có năng suất? Chất lượng có được tổ? Hay đội nhóm của bạn đã bỏ lỡ mất bao nhiêu cơ hội quan trọng? Tất cả chỉ bởi “bạn không tin tưởng” ông ấy?

Đội nhóm hay tổ chức thiếu lòng tin sẽ nhanh chóng tụt lại phía sau so với những đội nhóm tin tưởng lẫn nhau và tin tưởng người lãnh đạo của họ.

Lòng tin càng lớn, mọi người càng sẵn sàng đón nhận rủi cũng như cơ hội lớn.

Lòng tin còn ảnh hưởng trực tiếp tới bán hàng, lợi nhuận, và tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Nhân viên càng tin tưởng lãnh đạo, sẽ càng làm việc chăm chỉ và hiếm khi bỏ việc, và đương nhiên tổ chức sẽ có được nhiều tiền hơn.

Nói tóm lại, lòng tin là một điều cực kỳ tốt cho kinh doanh!

Xây dựng Lòng tin trong đội nhóm

Đội nhóm thành công được xây dựng dựa trên lòng tin. Nếu bạn vừa được nhấc lên một vị trí mới, hay nếu bạn cần có được sự tin tưởng của mọi người, hãy tham khảo 11 cách xây dựng lòng tin dưới đây:

Trở thành một tấm gương

Đúng vậy, hãy trở thành một tấm gương và làm việc, sống với những giá trị mà bạn muốn thấy trong đội nhóm của mình.

Khi bạn làm gương, đội nhóm sẽ bắt đầu tương tự, và một bầu không khí tin tưởng sẽ phát triển.

Hãy trung thực

Mọi người sẽ tin tưởng bạn nếu họ biết rằng bạn luôn nói sự thật, ngay cả khi nó hơi khó khăn.

Điều này bao gồm nói sự thật về bản thân bạn, hay về bất cứ lỗi lầm bạn mắc phải. Nhân viên của bạn sẽ đánh giá cao sự trung thực này, và sẽ đáp trả lại.

Trung thành với đội nhóm của bạn

Là một người lãnh đạo, bạn cần đứng ra bảo vệ đội nhóm của mình – ví dụ, nếu nhân viên bị đối xử thiếu công bằng hoặc bị áp một deadline vô lý, bạn cần thay mặt cho đội nhóm nói ra những điều cần nói.

Khi công việc thuận lợi, hãy đảm bảo rằng đội nhóm của bạn cần được tưởng thưởng xứng đáng, và hãy nói với cấp trên rằng đội nhóm của bạn đã nỗ lực làm việc như thế nào.

Khi đội nhóm thấy bạn đứng ra vì họ, họ sẽ càng tin tưởng bạn hơn.

Hãy minh bạch

Nhân viên sẽ càng tin tưởng bạn nếu họ thấy, bất cứ lúc nào, lý do mà các quyết định được đưa ra như vậy. Bạn càng minh bạch về thông tin, nhân viên càng dễ thấu hiểu những điều bạn làm. Giao tiếp cởi mở hết sức và những quyết định, quy trình và thay đổi.

Khuyến khích đội nhóm tham gia vào quá trình ra quyết định. Bằng cách cho phép họ đặt câu hỏi và cung cấp cho bạn các ý tưởng, bạn thể hiện rằng mình quan tâm đến đầu vào của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn biết các lắng nghe tích cực.

Nếu đội nhóm của bạn nhận ra rằng bạn thực sự chẳng rỏng tai lên mà nghe những gì họ nói. Thì bạn sẽ rất khó để có được lòng tin của họ nếu không muốn nói là “chẳng bao giờ”.

Tránh quản lý vi mô

Thường thì, mọi người thấy rằng quản lý vi mô thể hiện sự thiếu lòng tin. Sau tất cả, nếu bạn thường xuyên kiểm tra xem nhân viên của mình làm gì, điều đó chắc hẳn cho rằng bạn chẳng có chút tin tưởng nào cho họ, đúng chứ?

Tránh quản lý vi mô khi cần thiết. Hãy tin tưởng nhân viên của mình.

Xây dựng lòng tin với Khách hàng và Nhà cung cấp

Nhớ rằng những mẹo chúng ta vừa khám phá đều có thể áp dụng cho việc xây dựng lòng tin với khách hàng và  nhà cung cấp.

Làm bài tập về nhà của bạn

Dành thời gian tìm hiểu về khách hàng hay công ty bạn đang muốn xây dựng mối quan hệ. Tìm hiểu về lịch sử của họ và cố gắng thấu hiểu nhu cầu của họ.

Giữ lời hứa

Nếu bạn hứa rằng sẽ có một bản báo cáo cho khách hàng vào cuối ngày, hãy chắc chắn họ nhận được nó đúng lúc. Nếu bạn nói bạn sẽ gọi họ vào thứ Năm, hãy nhấc máy lên và gọi họ vào thứ Năm.

Luôn luôn giữ lời hứa với khách hàng và nhà cung cấp, ngay cả với những điều nhỏ nhất. Họ sẽ chú ý, và họ sẽ sớm có lòng tin với bạn.

Giải thích chi tiết và động lực

Khi đàm phán với một khách hàng hoặc nhà cung cấp mới, hãy nhớ rằng bất cứ điều gì bạn thực hiện có thể được coi là tiêu cực với các bên khác.

Ví dụ, tưởng tượng bạn đang đàm phán về hoa hồng với một khách hàng mới. Bạn cho họ biết rằng lợi nhuận bán hàng quốc tế sẽ cao hơn lợi nhuận bán hàng nội địa. Nếu không giải thích rõ ràng, điều này sẽ khiến khách hàng của bạn tức giận. Tại sao bạn lại tập trung nhiều hơn về lợi nhuận quốc tế?

Tuy nhiên, nếu bạn giải thích rằng hoa hồng của bạn được chia cho một đại lý khác để bán hàng quốc tế, khách hàng của bạn được đảm bảo rằng khoản phí đó là chính đáng và hợp lý. Từ đó, cảm giác về lòng tin có thể phát triển.

Xác định mong đợi

Làm sao bạn có thể cung cấp những điều khách hàng thực sự muốn nếu không biết nó?

Hãy hỏi về điều họ mong đợi trong mối quan hệ làm ăn này.

Một khi biết được mong muốn của họ, bạn sẽ đáp ứng được trọn vnẹ hơn. Sự cam kết này là một bước tiến lớn trong quá trình xây dựng lòng tin.

Tái xây dựng lòng tin

Vậy, tại sao lòng tin lại bị đổ vỡ? Có một số lý do phổ biến như sau:

  1. Lời nói và hành động không nhất quán.
  2. Đặt lợi ích của bản thân lên trên sự thành công của đội nhóm.
  3. Dấu diếm thông tin.
  4. Nói dối, hay nửa vời.
  5. Mọi người không cởi mở tâm trí cho những ý tưởng và đổi mới.

Nếu bạn đang trong tình thế lòng tin bị đổ vỡ, hãy nhớ rằng nó cần có thời gian để xây dựng lại. Tham khảo các bước sau:

Bước 1: Đào sâu lý do tại sao nó lại bị đổ vỡ?

Bằng cách tập hợp mọi người lại và trao đổi một cách cởi mở nhất. Mặc dù điều này khá khó khăn nhưng bạn phải làm thôi.

Bước 2: Khuyến khích mọi người nói về cảm xúc của họ

Cho phép nhân viên bày tỏ nỗi đau, sự giận dữ và căng thẳng của họ. Cuộc thảo luận này có thể gây ra xung đột trong các nhóm, đặc biệt khi sự trung thành bị chia rẽ. Học cách giải quyết xung đột trước khi cuộc họp diễn ra, từ đó bạn sẽ dễ dàng kiểm soát hơn.

Nếu lòng tin bị phá vỡ bởi lỗi lầm của bạn, hãy đứng ra nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình và xin lỗi đội nhóm. Cho họ thấy rằng bạn hiểu rằng mình đã để mất lòng tin, nhưng sẽ làm việc chăm chỉ để có lại nó.

Nếu lòng tin bị phá vỡ bởi một ai đó khác, hãy gặp riêng họ. Khiến họ hiệu tác động của những việc họ làm đối với đội nhóm, nếu có thể hãy khuyến khích họ nhận trách nhiệm về những gì mình đã làm và xin lỗi những người bị ảnh hưởng.

Những điểm chính

Chúng ta có lòng tin với những người cùng làm việc khi cảm thấy tự tin rằng mình không bị tổn thương bởi họ. Tổ chức với cấp độ tin tưởng cao thường thành công hơn, năng suất hơn, và sáng tạo hơn những tổ chức thiếu lòng tin.

Để xây dựng lòng tin trong đội nhóm của bạn, hãy minh bạch với thông tin. Trở thành tấm gương về những gì bạn muốn thấy trong nhân viên của mình. Và trung thực.

Đối với khách hàng và nhà cung cấp, hãy xây dựng lòng tin trước khi mối quan hệ bắt đầu. Làm bài tập về nhà của bạn về lịch sử, nhu cầu, và “nói ngôn ngữ của họ” khi nói chuyện với họ.

Sau đó, xây dựng và duy trì lòng tin với họ bằng cách giữ lời hữa, và giải thích động lực của bạn.

Chúc bạn thành công.

Hpo Banner