Blog

Phân loại mục tiêu học tập của Bloom

Học tập ở cấp độ đúng

Bạn có phải là chuyên gia về mọi thứ?

Tất nhiên, câu trả lời của bạn có lẽ là không. Không ai trong số chúng ta là chuyên gia về mọi thứ chúng ta chịu trách nhiệm: một số nhiệm vụ chỉ cần một lượng kiến ​​thức tối thiểu trong khi một số khác đòi hỏi chúng ta phải biết chi tiết về nó.

Mức độ chuyên môn phần lớn phụ thuộc vào vai trò của chúng ta. Ví dụ, một trợ lý hành chính có thể không biết gì về Phân tích SWOT, nhưng sếp của anh ấy đã yêu cầu anh ấy tìm hiểu về chủ đề này trước cuộc họp bộ phận tiếp theo, để anh ấy có thể tiếp thu tốt hơn. Đối với vai trò này, người trợ lý chỉ cần một lượng hiểu biết tối thiểu.

Tuy nhiên, sếp dự định sẽ sử dụng SWOT trong cuộc họp để đóng góp cho kế hoạch kinh doanh của công ty cô ấy trong năm tới. Sự hiểu biết của cô về SWOT phải lớn hơn nhiều so với trợ lý của cô.

Mặt khác, một giáo sư đại học, nếu SWOT là một công cụ đủ lớn để sử dụng trong chương trình giảng dạy của mình thì sự hiểu biết của ông về Phân tích SWOT phải đủ mạnh.

Trong những ví dụ này, mức độ hiểu biết của mỗi người phụ thuộc vào việc sử dụng thông tin của họ. Để sử dụng thời gian học tập của bạn hiệu quả hơn, bạn phải xác định mức độ hiểu biết mà bạn cần trước khi bạn bắt đầu.

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể biết rõ ràng về điểm khởi đầu của mình, từ đó đảm bảo đạt được cấp độ cần thiết – mà không lãng phí thời gian phát triển sự hiểu biết vượt quá mức đó? Đây là khi một công cụ như phân loại mục tiêu học tập của Bloom có thể hữu ích.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát phân loại của Bloom và chúng ta sẽ khám phá làm thế nào bạn có thể sử dụng nó với nhóm để giúp mọi người đạt được các mục tiêu học tập hiệu quả hơn.

Mục lục

Hiểu về Phân loại của Bloom

Phân loại của Bloom xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1956 khi Benjamin Bloom, nhà tâm lý học giáo dục, trình bày mô hình trong “Taxonomy of Educational Objectives: The Classification of Educational Goals (Book 1: Cognitive Domain)”. Mặc dù đã có từ lâu, nhưng cuốn sổ tay này là một trong những cuốn sách được tham khảo rộng rãi nhất trong giáo dục.

Phân loại của Bloom, mặc dù có nguồn gốc từ giáo dục nhưng cũng rất hữu ích trong bối cảnh kinh doanh, nó giúp bạn đánh giá mức độ đào tạo và huấn luyện mọi người cần để làm việc hiệu quả trong vai trò của họ.

Bất cứ khi nào chúng ta học một cái gì đó mới mẻ, chúng ta bắt đầu ở mức hiểu biết thấp nhất. Chúng ta càng học được nhiều về chủ đề này, chúng ta càng “tiến xa hơn” trình độ tiếp theo về kỹ năng và sự phức tạp và chúng ta càng có khả năng hiểu nhiều hơn về thông tin này. Lúc đầu, chúng ta chỉ đơn giản là biết về một chủ đề – nhưng khi chúng ta đạt đến mức độ hiểu biết cao nhất, chúng ta có thể đưa ra phán đoán và hình thành những lập luận tốt để hỗ trợ các lý thuyết của mình.

Điều này có thể được tóm gọn trong một sơ đồ hình kim tự tháp thể hiện trong hình 1 dưới đây. Ở đây, mức hiểu biết cơ bản nhất rộng hơn so với mức hiểu biết cao nhất bởi vì nhiều người ở mức kiến thức cơ bản về 1 một chủ đề hơn là mức độ hiểu biết cao hơn.

Sáu cấp độ của phân loại tư duy của Bloom liên quan đến các chức năng “nhận thức” – nghĩa là các chức năng liên quan đến kiến ​​thức, sự hiểu biết và áp dụng. Hãy xem xét từng mức độ chi tiết hơn, bắt đầu ở mức thấp nhất:

  1. Kiến thức – Đây là mức học hỏi cơ bản nhất.  Những người ở cấp độ này có thể nhớ những chi tiết cụ thể như thuật ngữ, ngày và họ có thể nhớ sự kiện và số liệu để trả lời các câu hỏi cơ bản.
  2. Hiểu – Hiểu, có nghĩa là các cá nhân có thể biết được ý nghĩa từ kiến thức của họ bằng cách tổ chức, so sánh và giải thích thông tin.
  3. Áp dụng – khi  mọi người có thể áp dụng kiến ​​thức của họ, họ có thể sử dụng thông tin theo cách mới hoặc khác biệt để giải quyết vấn đề.
  4. Phân tích – Ở cấp độ này, cá nhân có thể phá vỡ thông tin xuống thành các phần và sau đó xem xét từng phần riêng biệt. Đội nhóm có thể xem xét mỗi phần liên quan đến tổng thể như thế nào, hiểu về nguyên nhân và ảnh hưởng cũng như các mối quan hệ.
  5. Tổng hợp – Tổng hợp có nghĩa là các cá nhân có thể kết hợp tất cả các yếu tố lại với nhau tạo thành tổng thể.
  6. Đánh giá – Mức cuối cùng này có nghĩa là mọi người có thể đưa ra phán đoán có trình độ về thông tin và họ có thể đề xuất các giải pháp mới.

Lợi ích của phân loại của Bloom là nó giúp bạn xác định vị trí của bạn và các thành viên trong nhóm hiện đang ở mức nào trên kim tự tháp, vì vậy bạn có thể đảm bảo rằng mọi người đang học đúng mức. Bạn cũng có thể sử dụng kim tự tháp hướng dẫn mọi người biết được các mức độ học hỏi và hiểu biết một cách hiệu quả, mà họ cần cho công việc của mình.

Làm thế nào để sử dụng công cụ

Vậy, làm sao bạn có thể sử dụng hệ thống phân loại của Bloom cho đội nhóm của mình? Chúng tan sẽ sử dụng tiếp ví dụ trước để minh họa cách bạn có thể áp dụng công cụ này để phát triển nhóm.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang sử dụng Phân tích SWOT giúp định hướng chiến lược cho công ty trong năm tới. Bạn đang lãnh đạo một nhóm những người không biết gì về SWOT – và cho đến khi họ biết về nó, bạn không thể tiếp tục công việc này.

Cấp độ 1: Kiến thức

Ở cấp độ này, kiến thức có thể được lặp lại theo cùng một cách nó được học – viết, định nghĩa, liệt kê, đặt tên.

Sử dụng ví dụ SWOT, nhóm bạn có thể:

  • Biết SWOT là gì?
  • Giải thích từng yếu tố của Phân tích SWOT.

Cấp độ 2: Hiểu

Ở đây, kiến thức biến thành hiểu biết. Việc giải thích, tóm tắt, diễn giải, và minh hoạ được thực hiện.

Ở cấp độ này, nhóm bạn có thể:

  • Mô tả tại sao SWOT lại hữu ích trong một kế hoạch kinh doanh.
  • Hiểu được những lợi ích và bất lợi của Phân tích SWOT.

Cấp độ 3: Áp dụng

Ở đây, một kế hoạch hành động được tạo ra. Việc tính toán, giải quyết, áp dụng và xây dựng được thưc hiện.

Ở cấp độ này, nhóm bạn có thể:

  • Xây dựng Phân tích SWOT cho từng sản phẩm của công ty.
  • Áp dụng số liệu hiệu suất cụ thể của công ty trong Phân tích SWOT này.

Cấp độ 4: Phân tích

Thực tế được tách ra khỏi lý thuyết. Việc phân loại, so sánh, tách và đối chiếu được thực hiện

Ở cấp độ này, nhóm bạn có thể:

  • Chia nhỏ từng cấp độ và xem mỗi cấp độ hoạt động như thế nào trong toàn bộ hệ thống.
  • Thảo luận các vấn đề chiến lược trong phân tích để đảm bảo rằng họ đang giải quyết các chủ đề quan trọng nhất.
  • So sánh SWOT với các công cụ chiến lược khác như phân tích USPphân tích năng lực cốt lõi, là cơ sở cho việc hình thành chiến lược.

Cấp độ 5: Tổng hợp

Ở cấp độ này, có sự kết hợp và sáng tạo. Thông tin cũ được kết hợp lại theo một cách mới. Việc tạo, thiết kế, phát minh và phát triển – cũng như kiểm tra và phê bình được thực hiện

Nhóm bạn có thể:

  • Giả thuyết liệu Phân tích SWOT sẽ hoạt động tốt hơn nếu được sử dụng kết hợp với một công cụ chiến lược khác.
  • Thêm các yếu tố mới vào SWOT để làm cho nó hữu ích hơn.

Cấp độ 6: Đánh giá

Trong giai đoạn cuối cùng này, bạn đã có sự hiểu biết đầy đủ. Tất cả các phần kết hơp với nhau, dẫn đến hành động. Việc Phán quyết, kiến ​​nghị, và biện minh được thực hiện.

Nhóm bạn có thể:

  • Giải thích và bảo vệ phân tích trước hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành và đưa ra một trường hợp mạnh mẽ giải thích tại sao nó nên hoặc không nên là một công cụ phù hợp để phát triển chiến lược của tổ chức bạn.
  • Đề xuất hoặc thực hiện các hành động hoặc chính sách có liên quan trực tiếp đến phân tích SWOT.

Trong ví dụ của chúng tôi, hầu hết các thành viên trong nhóm bạn cần phải đạt đến cấp độ 3 (Ứng dụng), trong khi bạn cần phải hiểu công cụ lên đến cấp độ 6 (Đánh giá).

Mẹo:

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phát triển nhóm, đọc bài viết Nắm bắt nhu cầu phát triểnĐánh giá nhu cầu đào tạo.

Những điểm chính

Xác định chính xác mức độ hiểu biết của nhóm có thể giúp bạn đảm bảo mọi người ở mức độ hiểu biết phù hợp, đảm bảo sự thành công của dự án. Mô hình phân loại của Bloom sẽ giúp bạn thấy rõ nhóm bạn hiện tại đang ở vị trí nào, từ đó bạn có thể xác định nơi họ cần đạt được mục tiêu đặt ra.

Hpo Banner