Blog

Làm việc với những người bạn không thích

Cải thiện mối quan hệ làm việc tồi tệ

Đừng chơi trò mèo vờn chuột với đồng đội của bạn.

Sếp vừa yêu cầu bạn làm một dự án mới. Nhưng có một vấn đề: bạn sẽ làm cùng với Hương, một người mà bạn không ưa.

Hương có chuyên môn rất quan trọng với dự án. Nhưng cô ấy cũng châm biếm, đưa ra ý kiến tiêu cực trong các cuộc họp và thường không trả lời email của bạn. Hành vi của cô ấy gây bực bội và thiếu thận trọng, nhưng bạn muốn làm dự án này. Vậy, làm thế nào để làm việc hiệu quả với Hương, khi mà bạn không thích cô ấy đến như vậy?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét tại sao cần làm việc với những người mà bạn không ưa. Khám phá các cách giúp bạn vượt qua điều này và làm việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả với tất cả các thành viên trong nhóm.

Mục lục

Tại sao cần làm việc hiệu quả với những người mà bạn không ưa

Bất kể bạn là ai và làm việc ở đâu, sẽ có một khoảng thời gian bạn phải làm việc hay kinh doanh với một người mà bạn không ưa. Người này có thể là khách hàng, nhà tư vấn, đồng nghiệp hoặc sếp bạn.

Nhưng mối quan hệ tiêu cực thế này có thể khiến bạn căng thẳng khi làm việc; năng suất sụt giảm khi thời gian và năng lượng bị lãng phí hay chán nản với những nhận xét không hữu ích. Làm việc với họ có thể khiến bạn thất vọng và lâu dài, thậm chí có thể khiến bạn muốn từ bỏ công việc.

Nếu biết cách làm việc hiệu quả với những người này, bạn sẽ ít bị căng thẳng hơn trong công việc.Nó cũng mở ra cho bạn nhiều cơ hội với các dự án và vai trò mới, mà có thể bạn chưa từng xem xét trước đây.

Một số chiến lược khi làm việc với những người mà bạn không thích

Bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi không thích ai đó. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có những giá trị và thói quen khác nhau tại nơi làm việc và đôi khi chúng mâu thuẫn với nhau, đặc biệt khi chúng ta dành nhiều thời gian trong ngày làm việc cùng ai đó.

Sử dụng các bước dưới đây giúp bạn xây dựng mối quan hệ hiệu quả hơn.

1. Hiểu được tình huống

Cần hiểu sự khác biệt giữa một đồng nghiệp vô ích hoặc bực bội với một người bắt nạt bạn hay ngăn không cho bạn làm việc.

Hãy nghĩ tới các tình huống cụ thể khiến bạn khó chịu, làm rõ suy nghĩ của mình.

Sau đó nhìn vào chính hành vi. Sử dụng vai trò đội nhóm của Benne và Sheats tìm hiểu rõ hơn và xem hành vi này ảnh hưởng tới bạn, đồng nghiệp và tổ chức thế nào. Nó ảnh hưởng đến khả năng bạn thực hiện công việc? Nó có tổn hại tới cá nhân nào trong nhóm? Nó tổn hại tới sứ mệnh của tổ chức? Hay nó ảnh hưởng đến sự gắn kết của đội?

Đó là những vấn đề cần được giải quyết. Tuy nhiên, hãy cẩn thận trong trường hợp khác: nếu bạn không thích ai đó vì lối sống hoặc quan điểm chính trị của họ, bạn cần khoan dung hơn.

2. Phân tích Tại sao

Bắt đầu bằng cách nghĩ xem tại sao bạn không thích người này. Người đó làm gì, khiến bạn khó chịu?

Có thể đó là một hành vi tiêu cực, gây phiền nhiễu, nó nhắc nhở bạn về một đặc điểm cụ thể mà bản thân bạn có và bạn không thích nó.

Ví dụ, bạn có thể không thích một đồng nghiệp vì cô ấy đồn thổi sau lưng mọi người. Thói quen xấu hổ này có thể có trong chính bạn và bạn ghét nó, bạn vẫn bị cám dỗ với nó. Vậy, lỗ hổng trong nhân cách của đồng nghiệp là một lời nhắc nhở liên tục về vấn đề của riêng bạn.

Ngoài ra, có thể người này nhắc nhở bạn về một ai đó mà bạn không thích trong quá khứ. Hoặc có thể anh ta có phong cách làm việc rất khác với bạn hoặc có cách tiếp cận, chia sẻ thông tin trái với bạn.

Nếu trung thực với bản thân, bạn có thể hiểu được lý do tại sao.

Mẹo:

Nếu đang làm việc với ai đó khác nền văn hoá với bạn, bạn nên tìm hiểu về trí tuệ văn hóa. Nó giúp bạn hiểu thêm cách cư xử của họ.

3. Cố gắng kết nối

Người này có thể có một số tính cách mà bạn không thích. Nhưng, rất có thể, anh ta cũng có nhiều điểm  tích cực. Chúng là gì? Hành vi hay tính cách nào bạn thích?

Thực hành thấu cảm: đặt mình vào đôi giày của họ, suy nghĩ vấn đề từ quan điểm của họ. Tại sao người này hành động như thế? Có áp lực nào mà bạn không biết? Sử dụng các vị trí cảm nhận giúp bạn hiểu quan điểm của người này tốt hơn.

Cũng có thể hữu ích khi tìm hiểu thêm về Phân tích tâm lý, đó là một cách để hiểu về các tương tác của con người. Nhờ đó bạn có thể cải thiện mối quan hệ nghèo nàn.

Dành thời gian với người này – lý tưởng là một bối cảnh không chính thức như bữa ăn trưa theo nhóm – tìm hiểu rõ hơn về quan điểm và động lực của họ. Đây dường như không phải là một viễn cảnh dễ chịu, nhưng hiểu họ tốt hơn có thể là chìa khóa bạn cần để vượt qua mối hiềm khích này.

Mẹo:

Một phần của việc kết nối với người khác là không phán xét và không nhảy tới kết luận. Có thể có lý do chính đáng khiến người này hành động một cách không hữu ích – ví dụ anh ta có quá nhiều vấn đề hoặc có vấn đề về sức khoẻ hoặc gia đình. Xem xét điều này trước khi bạn đánh giá hành vi của ai đó.

4. Nói ra

Chọn thời gian và địa điểm nơi bạn có thể trò chuyện riêng với người khác. Bạn có thẻ sử dụng gợi ý dưới đây và tìm một giải pháp:

  • Nhận thức được sự căng thẳng giữa 2 bên
  • Phác thảo hành vi gây căng thẳng.
  • Trích dẫn một số ví dụ cụ thể.
  • Giải thích rõ hành động này ảnh hưởng thế nào đến bạn.
  • Hỏi xem bạn có thể làm gì để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Những cuộc đối thoại như này có thể là một thách thức. Hãy xem xét sử dụng kịch bản phân vai với đồng nghiệp trước và sử dụng kỹ thuật quyết đoán, giúp bạn tự tin hơn.

Mẹo:

Nếu bạn quản lý người này, bạn cần giải quyết vấn đề thông qua phản hồi và huấn luyện một cách bình tĩnh. Cẩn thận đừng để nó trở thành tấn công – nó có thể bị xem là bắt nạt.

5. Quản lý cảm xúc của bạn

Không thích là một cảm xúc mạnh mẽ và bạn có thể cảm thấy căng thẳng và thất vọng khi làm việc với đồng nghiệp. Nó có thể khiến bạn mất tập trung cũng như khó chịu, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng tới các nhiệm vụ khác.

Bạn có thể làm giảm những cảm xúc này bằng cách thay đổi cách mà bạn phản ứng với tình huống căng thẳng. Học cách quản lý cảm xúc của mình, phản ứng với sự quyết đoán và đúng đắn trong tình huống khó khăn.

Nếu bạn có tương tác tiêu cực với ai đó, ngay lập tức tìm cách bình tĩnh lại: đi bộ hoặc tập luyện các bài tập thở sâu. Ngoài ra, đảm bảo, không để tâm trạng tiêu cực ảnh hưởng đến cách bạn đối xử với người khác.

Các phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền có thể giúp bạn giảm căng thẳng và khuyến khích tự nhận thức. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giải quyết stress, đặc biệt nếu bạn có thể tập thể dục trước khi bắt đầu làm việc.

Đôi khi, xung đột có thể bùng nổ giữa hai người, đặc biệt nếu mối quan hệ trở nên thù địch. Học kỹ năng giải quyết xung đột để giải quyết những vấn đề này một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

6. Giữ sự tiêu cực cho bản thân

Bạn muốn chia sẻ việc bạn không thích ai đó với đồng nghiệp và dành thời gian phân tích khuyết điểm của người này. Tuy nhiên, hãy nhớ, việc nhạo báng có thể phá huỷ tinh thần của người đó. Đồng nghiệp có thể trở nên xấu hổ, cho dù họ có nổi tiếng hay không, cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn.

Nếu bạn cần nói về các mối quan hệ tồi tệ trong công việc, giữ nó ngoài văn phòng: ví dụ, nói với một người bạn đáng tin cậy hoặc thành viên gia đình.

Chú thích:

Nếu người mà bạn đang phải cố gắng làm việc cùng ở cấp độ khác, có thể khó nói chuyện một cách thoải mái. Ví dụ, bạn có thể sợ ảnh hưởng tới cơ hội phát triển nếu đồng nghiệp đó cấp bậc cao hơn.

Dù bằng cách nào, danh tiếng có thể bị hủy hoại. Vì vậy, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng. Nó giúp bạn cảm thấy tự tin về vị trí của mình và cho phép bạn suy nghĩ xem làm thế nào để giữ mục tiêu cuộc trò chuyện.

Những điểm chính

Điều không thể tránh khỏi là ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn cần làm việc với ai đó mà bạn không thích. Mối quan hệ này có thể khiến bạn căng thẳng và giảm năng suất.

Để cải thiện, hãy tập trung vào nó một cách khách quan. Bắt đầu bằng cách phân tích vấn đề và xem tại sao bạn lại không thích người này. Hãy suy nghĩ về bản thân – người đó phản ánh một khía cạnh nào của chính bạn mà bạn không thích hay họ nhắc bạn nhớ tới một người mà bạn gặp trong quá khứ?

Tìm hiểu thêm về người đó và cố gắng hiểu cách cư xử của họ. Sau đó, tìm một thời gian thích hợp nói chuyện với anh ta một cách quyết đoán. Nếu bạn quản lý người này, bạn phải đưa ra phản hồi và huấn luyện phù hợp, giúp anh ta hay đổi hành vi.

Nếu có thể quản lý cảm xúc và nói chuyện một cách tự tin, quyết đoán, bạn có thể chuyển mối quan hệ tồi tệ này thành một nền tảng tích cực hơn.

Hpo Banner