Blog

Tránh 5 loại Thiên vị trong cuộc họp

Đặt mục tiêu và ra quyết định nhóm hợp lý.

Hãy tưởng tượng, sếp yêu cầu bạn tìm ra sản phẩm khai thác công nghệ mới mà công ty đã phát triển. Vì vậy, bạn yêu cầu các thành viên trong nhóm nghiên cứu thị trường và động não ý tưởng, lên lịch trình để thảo luận về chúng.

Một thành viên trong nhóm, Lan, bắt đầu cuộc họp bằng cách đưa ra đề xuất của mình. Cô thống kê để ra đưa ý tưởng của mình và giải thích tại sao cô nghĩ sản phẩm sẽ thành công. Một thành viên khác trong nhóm, Nam, đưa ra đề xuất tiếp theo. Anh trình bày ý tưởng sản phẩm của mình và lấy dữ liệu từ một số nhóm, hỗ trợ cho đề xuất. Thật không may, cả hai sản phẩm đều phức tạp – bạn chỉ có thể phát triển một ý tưởng, không phải cả hai.

Khi các thành viên trong nhóm thảo luận xem chọn ý tưởng nào, rõ ràng đa số đều thích sản phẩm của Lan. Nhiều người “cảm thấy thoải mái” về nó và họ tin rằng đó là cách tốt nhất để sử dụng công nghệ mới của tổ chức.

Bạn có thể không nhận ra nhưng các thành viên trong nhóm đã đưa ra quyết định thiên vị trong cuộc họp này, đơn giản bởi vì Lan giới thiệu sản phẩm của mình trước. Đây là ví dụ thể hiện “sự thiên vị nhận thức” (cognitive bias).

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu “thiên vị nhận thức” là gì và chúng xảy ra trong cuộc họp thế nào, cũng như phác thảo một số chiến lược mà bạn có thể sử dụng để vượt qua nó.

Thiên vị nhận thức là gì?

Vào đầu những năm 1970, nhà tâm lý học Amos Tversky và Daniel Kahneman đã tìm hiểu xem tại sao mọi người đấu tranh với lý trí và đánh giá khách quan trong những tình huống nhất định. Từ nghiên cứu này, họ đã phát triển khái niệm “thiên vị nhận thức”, sau đó, cùng với Paul Slovic, công bố những phát hiện ban đầu trong cuốn sách năm 1982, “Judgment Under Uncertainty“.

Thiên vị nhận thức được định nghĩa là một tập hợp lỗi thuộc về tinh thần có thể đoán trước, phát sinh từ khả năng hạn chế xử lý thông tin khách quan của chúng ta.  Nó có thể dẫn đến những quyết định vô lý, khiến bạn đánh giá sai rủi ro và mối đe dọa.

Ví dụ: khi bạn trình bày các dữ liệu xung đột, bạn có thể ủng hộ thông tin hỗ trợ định kiến ​​của mình. Đây được gọi là “Thiên vị theo giả thuyết”. Hay, bạn có thể bị cuốn vào một cách vô thức với đối số hoặc ý kiến mà mình nghe trước.

Những “bẫy tinh thần” này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các phán đoán và quyết định, đặc biệt khi bạn đưa ra quyết định liên quan đến đội nhóm.

Tránh “thiên vị” trong cuộc họp

Trong khi bạn có thể biết đến “thiên vụ” thì nhiều người lại không, điều này khiến các cuộc họp ra quyết định nhóm dễ gặp phải vấn đề với nó. Tránh lệch lạc về mặt tâm lý khi ra quyết định là cực kỳ quan trọng, vì hậu quả của phán đoán sai và quyết định tồi có thể cực kỳ nghiêm trọng.

Rõ ràng, bước đầu tiên là nhắc nhở mọi người về các dạng thiên vị khác nhau trước một cuộc họp ra quyết định quan trọng, từ đó bạn có thể tránh nó.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm một số việc. Dưới đây, chúng tôi liệt kê 5 loại thiên vị nhận thức phổ biến nhất và vạch ra những công cụ và chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tránh hoặc khắc phục.

  1. Thiên vị theo giả thuyết.

Trong bài báo năm 1998 của mình, nhà nghiên cứu Raymond Nickerson xác định Thiên vị theo giả thuyết là “Tìm kiếm hoặc giải thích bằng chứng theo những cách mà là một phần của niềm tin, kỳ vọng hiện tại hoặc một giả thuyết trong tay.”

Nói một cách đơn giản, nhiều người trong chúng ta tự động ủng hộ dữ liệu hỗ trợ ý tưởng đã có của mình và từ chối những dữ liệu chống lại tiềm thức. Tuy nhiên, điều này khiến chúng ta xem xét tình huống dưới một góc nhìn hẹp và có thể không cởi mở với cơ hội hay cách suy nghĩ mới.

Vượt qua Thiên vị theo giả thuyết.

Để vượt qua Thiên vị theo giả thuyết trong cuộc họp, đảm bảo mời một nhóm đa dạng người tham gia. Tìm kiếm những thành viên quyết đoán, có mức độ xu hướng rủi ro và ác cảm khác nhau và sẽ không ngại nêu lên quan điểm của mình trong nhóm.

Khuyến khích tất cả mọi người chia sẻ ý tưởng và phê bình mang tính xây dựng các lựa chọn có sẵn. Sự đa dạng và thảo luận cởi mở giúp bạn đưa ra quyết định cân bằng hơn.

  1. Neo thiên vị.

Neo thiên vị khiến mọi người dựa nhiều vào thông tin đầu tiên mà họ nghe được, nó đặc biệt phổ biến khi ra quyết định và đàm phán. Một khi “thả neo”, bạn có xu hướng giải thích nó và đưa ra phán đoán dựa trên nó.

Vượt qua Neo thiên vị.

Một nghiên cứu năm 1996 cho thấy Neo thiên vị xảy ra khi mọi người chú ý và tập trung vào đối số đầu tiên mà họ nghe được. Tuy nhiên, những người hiểu biết thường ít bị ảnh hưởng bởi nó – nghiên cứu này cũng gợi ý, bạn càng có nhiều thông tin về chủ đề hoặc quyết định, bạn càng dễ tránh được ảnh hưởng của nó. 

Để tránh điều đó, hãy nghiên cứu chủ đề hoặc quyết định một cách khách quan trước cuộc họp. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn là cung cấp dữ liệu thể hiện cái nhìn toàn diện về vấn đề này.

  1. Thiên vị theo đám đông

hiên vị theo đám đông tương tự như tư duy tập thể. Ở đây, khuynh hướng hình thành quan điểm hoặc hành động, bởi những người khác đã làm vậy. Xác suất “nhảy vào đám đông” tăng lên khi những người khác chấp nhận một ý tưởng.

Tránh Thiên vị theo đám đông

Để tránh Thiên vị theo đám đông, đảm bảo số lượng người tham dự cuộc họp thấp nhưng vẫn hợp lý. Sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy, xem xét một vấn đề từ mọi quan điểm trước khi đưa ra quyết định.

Nếu thành viên trong nhóm có hiểu biết về vấn đề, yêu cầu họ viết ý kiến ​​ra giấy trước khi bắt đầu thảo luận. Nó cho bạn ý tưởng tốt về cảm xúc thực sự của mọi người, trước khi tư duy tập thể có cơ hội xảy ra.

  1. Thiên vị do tiếp xúc.

Theo nghiên cứu của Robert Zajonc năm 1968, Thiên vị do tiếp xúc hay “nguyên tắc quen thuộc”, xảy ra khi “một cá nhân tiếp xúc nhiều lần với một đối tượng kích thích làm tăng thêm thái độ của anh ta với nó.” Những nghiên cứu khác phát hiện ra rằng loại thiên vị này có thể xảy ra một cách có ý thức hoặc vô thức.

Nhiều nhà tiếp thị thường tận dụng lợi thế của Thiên vị do tiếp xúc.: quảng cáo lặp đi lặp lại với cùng một thông điệp, có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái và quen thuộc hơn với một sản phẩm hoặc thương hiệu.

Trong một cuộc họp, Thiên vị do tiếp xúc có thể biểu hiện như là sở thích về ý kiến, con người hoặc thông tin mà bạn đã từng nhìn thấy.

Vượt qua Thiên vị do tiếp xúc.

Để tránh ảnh hưởng của Thiên vị do tiếp xúc. trong cuộc họp, hãy suy nghĩ cẩn thận về dữ liệu, cá nhân hoặc ý tưởng mà bạn quen thuộc. Nếu trước đây đã từng gặp phải vấn đề gì đó, ngay cả khi đã vượt qua nó, thì cần phân tích xem tại sao bạn muốn hỗ trợ nó. Liệu nó có thực sự phù hợp với những điều bạn nghĩ là tốt nhất hay bạn cảm thấy tích cực, bởi sự quen thuộc và an toàn?

  1. Thiên vị do kinh nghiệm.

Trong bài báo năm 2012, hai nhà nghiên cứu Neal Roese và Kathleen Vohs đã lập luận rằng, Thiên vị do kinh nghiệm xảy ra khi mọi người cảm thấy kết quả rõ ràng và đáng mong đợi, nhưng chỉ sau khi sự kiện đó xảy ra – đơn giản là khi nhìn lại quyết định, họ cảm thấy mình “biết điều gì sẽ xảy ra cùng lúc” (mặc dù không phải vậy.)

Thiên vị do kinh nghiệm xảy ra có thể đặc biệt trở nên mơ hồ khi bạn muốn hiểu tại sao một quyết định lại sai vì rất khó để nhìn lại vấn đề một cách khách quan. Nó cũng có thể gây ra vấn đề khi bạn cần phân tích hoặc giải thích kết quả trong thử nghiệm, bởi có thể bạn đã xem những phát hiện của mình là “có thể dự đoán được” khi thử nghiệm hoàn tất.

Khắc phục Thiên vị do kinh nghiệm.

Một trong những cách tốt nhất để vượt qua xu hướng Thiên vị do kinh nghiệm là thu thập kiến ​​thức chuyên môn. Trong nghiên cứu năm 2003, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người càng am hiểu về nhiệm vụ đang được xem xét, thì càng ít mắc phải xu hướng này.

Để tránh nó, hãy làm mọi thứ có thể để gia tăng hiểu biết về vấn đề và về tổng thể ngành cho những người tham dự cuộc họp, từ đó họ có thể hiểu được nhiệm vụ như một phần của bối cảnh rộng hơn. Khuyến khích họ nghiên cứu chủ đề thảo luận một cách kỹ lưỡng và thực hiện các bước để xây dựng chuyên môn.

Chú thích:

Vượt qua Thiên vị do kinh nghiệm có thể là thách thức. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy mọi người thừa nhận sự thiên vị, nhưng vẫn sử dụng nó khi đưa ra quyết định và sau đó lại khẳng định tính khách quan trong đánh giá của mình.

Hãy cố gắng xem xét sự thiên vị ​​trong suy nghĩ và ra quyết định của riêng bạn: dành thời gian; đặt ra câu hỏi, ý định và động lực; cảnh giác chống lại những bẫy tư duy thông thường này.

Những điểm chính

Thiên vị trong nhận thức là một lỗ hổng trong khả năng tư duy, phán đoán hoặc ra quyết định của chúng ta, xảy ra khi chúng ta nhìn nhận thông tin qua những bộ lọc nhất định. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau và khiến quyết định được đưa ra trở nên vô giá trị, diễn giải phi logic.

Để tránh thiên vị trong cuộc họp, hãy tìm hiểu về các loại hình khác nhau của nó.

Cố gắng tập hợp những người có nền tảng khác nhau, đặc biệt là khi cần đưa ra quyết định để tránh tư duy tập thể. Khi các thành viên trong nhóm hiểu biết về chủ đề đang thảo luận, hãy yêu cầu họ viết ý kiến lên giấy trước khi bắt đầu thảo luận và khuyến khích mọi người xây dựng chuyên môn của mình. Giữ số lượng thành viên thấp nhưng vẫn hợp lý để tránh hiệu ứng “đám đông” xảy ra và suy nghĩ cẩn thận về những ý tưởng mà bạn đã gặp trước đây.

Hpo Banner