Blog

Hãy kiên nhẫn!

Giữ bình tĩnh dưới áp lực

Bạn đang đợi ai đó để hoàn thành báo cáo cần cho cuộc họp. Vì có vấn đề phát sinh nên bạn bị trễ 15 phút.

Bạn có thể cảm thấy căng thẳng. Bạn bắt đầu đổ mồ hôi, mắng người thực hiện báo cáo vì chậm chạp và khiến hạn không theo kịp lịch trình. Bạn có thể làm cô ấy tổn thương nhưng cô ấy đã khiến bạn chậm trễ!

Tình huống này có quen thuộc với bạn? Rất nhiều người trong chúng ta thiếu kiên nhẫn. Không kiểm soát được kiên nhẫn không chỉ khiến chúng ta mà cả những người chung quanh tổn thương. Thiếu kiên nhẫn làm tăng mức độ căng thẳng và thậm chí có thể gây tổn thương cơ thể của chúng ta. Nó cũng có thể phá hỏng mối quan hệ.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tăng sự kiên nhẫn.

Mục lục

Tại sao cần kiên nhẫn?

Nhiều người nghĩ rằng người thiếu kiên nhẫn kiêu căng, không nhạy cảm và bốc đồng. Họ được xem là những người đưa ra quyết định tồi tệ vì đưa ra phán đoán nhanh chóng hoặc làm gián đoạn mọi người. Thậm chí một số người tránh tiếp xúc với những người thiếu kiên nhẫn vì kỹ năng liên quan đến con người nghèo nàn và thái độ tồi tệ của họ.

Những người có đặc điểm nhân cách trên thường không nằm trong top danh sách thăng tiến lên vị trí lãnh đạo. Thậm chí, sự thiếu kiên nhẫn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình.

Bạn càng kiên nhẫn với người khác, bạn càng được đồng nghiệp và quản lý nhìn nhận tích cực chứ không chỉ để cập đến gia đình và bạn bè bạn.

Dấu hiệu cho thấy bạn thiếu kiên nhẫn

Làm thế nào để biết khi nào bạn thiếu kiên nhẫn? Có thể bạn sẽ gặp phải một trong nhiều dấu hiệu sau:

  • Hơi thở ngắn.
  • Căng cơ.
  • Tay nắm chặt.
  • Đi qua đi lại/bồn chồn.
  • Khó chịu/tức giận.
  • Lo lắng.
  • Vội vàng.
  • Ra quyết định vội vàng/bất ngờ

Đi tìm nguyên nhân

Nếu gặp phải những dấu hiệu thiếu kiên nhẫn, bước tiếp theo bạn cần làm là khám phá nguyên nhân thực sự. Nhiều người trong chúng ta có “trigger”. Đó có thể là con người, cụm từ hoặc những tình huống cụ thể (như tắc đường giờ cao điểm) khiến ta thiếu kiên nhẫn.

Lên danh sách những thứ khiến bạn trở nên thiếu kiên nhẫn. Nếu gặp rắc rối khi xác định trigger, hãy sử dụng những mẹo sau:

  • Dừng lại và suy nghĩ về lần gần nhất bạn thiếu kiên nhẫn. Nguyên nhân gây ra nó? Bạn có thể thu hẹp xuống đến nguyên nhân gốc rễ bằng cách sử dụng kỹ thuật 5 Whys.
  • Hỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về sự thiếu kiên nhẫn của bạn. Có khả năng là họ biết điều khiến bạn “tổn thương”
  • Nhiều người trở nên thiếu kiên nhẫn do những yếu tố thuộc về thể chất như đói, mất nước hoặc mệt mỏi. Hãy phân tích cơ thể của mình vào lần tiếp theo khi bạn bắt đầu cảm thấy thiếu kiên nhẫn. Phương thuốc đơn giản có thể là bữa ăn nhẹ và một ly nước!
  • Viết nhật ký ghi lại khi bạn bắt đầu cảm thấy thiếu kiên nhẫn. Viết ra tình hình và lý do tại sao bạn lại thất vọng.

Xác định trigger rất hữu ích vì nó buộc bạn phải kiểm tra hành động của mình và khám phá lý do tại sao bạn lại làm những điều đang làm. Hiểu biết này cũng giúp bạn đưa ra những chiến lược nhằm tránh trở nên thiếu kiên nhẫn.

Tất nhiên, nếu bạn có thể tránh được những yếu tố khiến mình thiếu kiên nhẫn thì sẽ rất tuyệt vời. Nhưng việc này gần như không thể đối với phần lớn chúng ta. Vì vậy, bạn phải học cách quản lý sự thiếu kiên nhẫn.

Quản lý dấu hiệu thiếu kiên nhẫn

Khi cảm thấy thiếu kiên nhẫn, điều quan trọng là phải thoát khỏi tâm trí này càng nhanh càng tốt. Hãy thử những chiến lược sau:

  • Hít sâu, thở chậm và đếm đến 10. Thực hiện việc này sẽ giúp làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ thể và chia tách cảm xúc của bạn khỏi tình huống. Nếu cảm thấy thực sự thiếu kiên nhẫn, bạn có thể cần đếm lâu hơn hoặc thực hiện nhiều lần.
  • Thiếu kiên nhẫn có thể khiến bạn căng cơ bắp. Vì vậy, hãy tập trung ý thức thư giãn cơ thể. Một lần nữa, hít thở sâu. Thư giãn cơ từ ngón chân lên đến đỉnh đầu.
  • Học cách quản lý cảm xúc của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền lựa chọn cách phản ứng trong mọi tình huống. Bạn có thể chọn kiên nhẫn hoặc không: tất cả tùy thuộc vào bạn.
  • Buộc mình phải từ từ. Hãy nói chuyện và di chuyển chậm hơn. Xuất hiện trước mặt người khác như thể bạn đang bình tĩnh – bằng cách “hành động” kiên nhẫn, bạn có thể “cảm thấy” kiên nhẫn hơn.
  • Thực hành lắng nghe chủ độnglắng nghe thấu cảm. Đảm bảo chú ý đến người khác và kiên nhẫn lên kế hoạch trả lời những điều họ nói.
  • Hãy nhắc nhở bản thân rằng thiếu kiên nhẫn hiếm khi khiến người khác hành động nhanh hơn – trên thực tế, nó có thể ngăn cản khả năng thực hiện những công việc phức tạp hoặc cần kỹ năng cao của người khác. Tất cả những điều bạn đang làm là tạo ra căng thẳng, điều này hoàn toàn không hiệu quả.
  • Hãy cố gắng nói với bản thân thoát ra khỏi tâm trạng thiếu kiên nhẫn. Nhắc nhở bản thân rằng mình sẽ ngớ ngẩn thế nào nếu phản ứng theo cách này. Mọi người thường không quan tâm đến cuộc họp bị trì hoãn, miễn là bạn cho họ biết trước rằng bạn đang muộn.
  • Nếu thiếu kiên nhẫn khiến bạn phản ứng giận dữ với người khác, hãy sử dụng kỹ thuật quản lý sự tức giận giúp bạn bình tĩnh lại.
  • Một số người trở nên thiếu kiên nhẫn vì họ là người cầu toàn. Tuy nhiên, ngoài việc gây ra sự thiếu kiên nhẫn, cầu toàn có thể làm giảm năng suất và gia tăng căng thẳng.

Hãy nhớ rằng, mặc dù nhiều người có thể kiên nhẫn một cách tự nhiên, nhưng phần lớn chúng ta phải rèn luyện kiên nhẫn để nó trở thành thói quen. Không phải chỉ cần một đêm là có thể trở nên kiên nhẫn hơn mà cần rèn luyện liên tục – điều này rất quan trọng.

Những điểm chính

Nhiều người trong chúng ta đang đấu tranh với sự thiếu kiên nhẫn. Nếu muốn có mối quan hệ công việc lành mạnh và sự nghiệp thành công thì chúng ta cần dành thời gian để biến kiên nhẫn thành một thói quen.

Hãy bắt đầu bằng cách xác định triggers của bạn. Thông thường, một người hoặc một tình huống cụ thể có thể là nguyên nhân khiến bạn trở nên thiếu kiên nhẫn. Khi xác định được nguyên nhân cụ thể, bạn cần khám phá lý do tại sao nó xảy ra. Sau đó, hãy sử dụng những chiến lược cụ thể để vượt qua sự thiếu kiên nhẫn.

Hpo Banner