Blog

Đánh bại sự tự phá hoại

Công nhận và khắc phục nó

“Bạn không thể làm điều đó!” “Thật quá khó!” “Nếu bạn cố gắng, có lẽ bạn sẽ thất bại.” Những tuyên bố này nghe như thể chúng đến từ một kẻ tàn bạo, độc ác với sứ mệnh tiêu diệt sự tự tin. Thật không may, thường đó là chính chúng ta.

Suy nghĩ tiêu cực là điều mà tất cả chúng ta đều đã trải qua, một lúc nào đó. Khi nó diễn ra một cách thường xuyên, có thể dẫn đến sự tự phá hoại, ngăn chặn chúng ta đạt được mục tiêu và ước mơ của mình.

Điều tồi tệ hơn là chúng ta thường không nhận ra rằng nó đang xảy ra. Thay vào đó, chúng ta thừa nhận sự thiếu thành công do không thích hợp. Điều này lần lượt tăng cường thông điệp tiêu cực trong chúng ta và khi bị mắc két trong chu kỳ tự phá hoại rất khó để phá vỡ.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang tự phá hoại bản thân mình là khi bạn cố gắng dừng lại lúc đang cố gắng đạt được mục tiêu mà không có lý do hợp lý. Bạn có các kỹ năng, khả năng và mong muốn nhưng có một cái gì đó ngăn bạn di chuyển về phía trước.

Khi bạn cảm thấy mình không thể làm điều gì đó mà mình có thể làm  hoặc bạn không nên làm điều gì đó mặc dù bạn biết rằng mình muốn hoặc cần làm điều đó thì lúc này sự tự phá hoại đang hoạt động.

Có một số dấu hiệu phổ biến trong hành vi tự phá hoại. Xem liệu bạn có nhận ra mình trong bất kỳ ví dụ nào sau đây:

Chần chừ, trì hoãn

  • Biết bạn nên làm việc gì đó, nhưng lại không làm
  • Bắt đầu dự án, nhưng chưa bao giờ hoàn thiện chúng.
  • Cảm thấy không có động cơ hoặc không thể tiếp tục, ngay cả khi có rất nhiều cơ hội thú vị.

Những giấc mơ chưa được hoàn thành

  • Muốn làm điều gì đó, nhưng không bao giờ làm bất cứ điều gì về nó.

Lo lắng

  • Băn khoăn về những điều thực sự không quan trọng.
  • Sợ rằng nếu bạn thất bại, người khác sẽ nghĩ bạn kém cỏi
  • Lo lắng rằng nếu bạn thành công, bạn bè của bạn sẽ không cần bạn nữa
  • Nghi ngờ khả năng bản thân, ngay cả khi bạn “biết” bạn có khả năng.
  • Cảm thấy căng thẳng và lo lắng và có lẽ bị trầm cảm hoặc hoảng loạn không giải thích được khi cố gắng đạt được điều gì đó quan trọng đối với bạn.

Sự phẫn nộ

  • Giao tiếp khá quyết đoán và không có ý định thay đổi điều này
  • Hủy hoại mối quan hệ với người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) với sự tức giận, oán giận hoặc ghen tuông.

Cảm giác tự ti

  • Phóng đại những thành tựu của người khác và hạ thấp sự thành công của mình.
  • Đưa ra những lời chỉ trích không công bằng hoặc sai lầm.

Bất kể hành vi tự phá hoại của bạn là gì, bạn PHẢI vượt qua nó nếu bạn muốn tận dụng tối đa cơ hội sự nghiệp của mình. Nếu bạn cho phép mình suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ khiến bản thân mất tự tin. Và với mọi nỗ lực không thành công, bạn “tự chứng minh” mình rằng bạn không thể hoặc không nên làm điều bạn muốn.

Và khi bạn tiếp tục suy nghĩ đó, bạn sẽ ngày càng nản lòng và tức giận với chính mình.  Những cảm giác này khiến bạn không muốn làm bất cứ điều gì bạn cần làm để thoát ra khỏi nó.

May mắn thay, bạn có thể thoát khỏi hành vi tự phá hoại và điều này bắt đầu bằng việc nhận ra những thông điệp tiêu cực bạn gửi cho chính mình.

Mục lục

Vượt qua chu kỳ tự phá hoại

1. Nhận biết hành vi tự phá hoại của bản thân

Để ngăn chặn tự phá hoại, trước tiên bạn cần phải nhận ra hành vi tự phá hoại của chính bạn. Tự hỏi bản thân minh:

  • Bạn đã có những mục tiêu gì trong một khoảng thời gian dài và chưa bao giờ có thể đạt được?
  • Bạn thường xuyên thất bại vì không có lý do rõ ràng?
  • Có những khu vực cụ thể nào mà bạn thấy mình trì hoãn hoặc chưa đưa ra quyết định?
  • Bạn có bị thiếu động lực để làm điều gì đó mà bạn nên làm?
  • Bạn có thấy mình hay bị tức giận hoặc thất vọng bất hợp lý và điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn?
  • Có lĩnh vực nào mà những người khác (và đặc biệt là sếp của bạn) liên tục nản lòng với bạn? hoặc là Có điều gì đó trong cuộc sống khiến bạn không hài lòng vì bạn biết bạn có thể làm điều đó tốt hơn?

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi như thế này và điều chỉnh các tình huống mà bạn có thể đang phá hoại bản thân mình.

2. Theo dõi tư duy tiêu cực của bạn

Hãy suy nghĩ về những gì bạn nói với chính mình khi bạn tham gia vào hành vi này. Viết ra tất cả những suy nghĩ tiêu cực của bạn, kể cả chúng có vẻ ngỡ ngẩn hoặc không thực tế.

Mẹo:

Thời gian lý tưởng để làm điều này là khi bạn suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn làm như vậy, hãy theo dõi “luồng ý thức” của bạn và viết tất cả những suy nghĩ tiêu cực.

Nếu điều này không thực tế, hãy sử dụng hình ảnh để tạo lại tình huống trong tâm trí, giúp bạn có thể trải nghiệm những suy nghĩ tự động hoặc cố gắng nhớ lại những điều bạn đã nghĩ tới trong lần xảy ra gần đây nhất.

3. Thách thức suy nghĩ tự phá hoại của bạn

Khi bạn biết mình đang tự phá hoại hoặc bạn thấy mình có hành vi theo cách nào đó ngăn cản việc đạt được những điều bạn cần hoặc muốn làm, hãy tự hỏi mình:

  • Những suy nghĩ sâu xa nào nằm sau ý nghĩ tự phá hoại này là gì?
  • Những suy nghĩ này có hợp lý và dựa trên sự thật rõ ràng?
  • Có phải do những nỗ lực không thành công trong quá khứ ngăn cản bạn thực hiện thay đổi tích cực?

4. Phát triển hành vi tự hỗ trợ

Sau khi xác định và đánh bại các lý do sai lầm gây nên hành vi tự phá hoại, bây giờ bạn đã được tự do để bắt đầu xây dựng lại sự tự tin. Tự hỏi bản thân minh:

  • Bạn có thể nói gì để bản thân mình tích cực và được khuyến khích?
  • Bạn có những lựa chọn nào? Có nhiều cách để đạt được mục tiêu của bạn không?
  • Bạn có thể xây dựng sự tự tin bằng cách thiết lập và đạt được những mục tiêu nhỏ trên con đường đạt được mục tiêu lớn mà bạn chưa  đạt được trong quá khứ?

Biến các giả định xung quanh bạn và đưa chúng vào đúng góc độ. Điều chỉnh chúng với niềm tin tích cực về những gì bạn có thể đạt được. Khi kỹ năng, niềm tin và hành vi của bạn được sắp xếp bạn sẽ có các trạng thái tinh thần, tình cảm và thể chất phù hợp để làm bất cứ điều gì.

Sau đó sử dụng câu trả lời để đưa ra một thông điệp truyền cảm hứng đưa bạn đi theo hướng tích cực, ví dụ: “Mặc dù tôi chưa chắc có thể hoàn thành dự án này đúng thời gian hay không, nhưng tôi biết rằng tôi có các nguồn lực và kỹ năng cần thiết để giúp tôi vượt qua. Khi tôi bắt đầu giải quyết dự án, tôi biết mình sẽ chịu nhiều căng thẳng và lo lắng khi tôi đang trì hoãn.”

Mẹo 1:

Hãy nhìn vào những người xung quanh bạn, họ đang làm những gì để có sống cuộc sống mà họ muốn. Họ có thực sự có kỹ năng tốt hơn bạn? Họ có được cơ hội mà bạn có hay không?

Có lẽ không, ít nhất là tại thời điểm ban đầu. Những gì họ có là một niềm tin rằng họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn làm. Họ nói với mình rằng họ có thể hoàn thành mục tiêu và ước mơ và sau đó họ lập ra một kế hoạch để đạt được điều này.

Mẹo 2:

Cách tiếp cận trong bài viết này tương tự như cách tiếp cận đã được giải thích trong bài Suy nghĩ nhận thức, tư duy hợp lý, và tư duy tích cực. Đọc bài này để tìm hiểu xem làm thế nào bạn có thể biến suy nghĩ hợp lý thành lời khẳng định tích cực mạnh mẽ.

Những điểm chính

Biến ước mơ thành hiện thực đòi hỏi phải có kế hoạch vững chắc cùng với sự nỗ lực. Để bắt đầu quá trình này, trước tiên bạn cần phải tin vào bản thân và khả năng của mình thực sự có thể làm điều đó.

Hành vi tự phá hoại làm giảm suy nghĩ tin vào bản thân rằng mình có thể làm được điều gì đó. Suy nghĩ tiêu cực là một cách khiến bạn dễ dàng rơi vào trạng thái tự phá hoại. Nhưng bằng cách nhận thức được tư duy tiêu cực, bạn có thể tránh khỏi những ảnh hưởng của việc tự phá hoại trước khi nó làm mất lòng tự tin của bạn. Bắt đầu ngày hôm nay, bằng cách giải quyết các thông điệp và hành vi tự phá hoại và đặt mình trên một con đường hướng tới sự hài lòng và hoàn thiện hơn.

Hpo Banner