Blog

8 cách đối phó khi bạn là thành viên duy nhất trong nhóm

Phát triển mạnh mẽ khi là “ kỵ sỹ cô độc”

Linh là một khớp nối nhỏ trong một bánh xe lớn. Cô đi làm mỗi ngày, ngồi trong văn phòng lớn nhưng làm việc một mình. Khi những người xung quanh đi làm việc với đội nhóm, Linh ở lại bàn của mình. Khi cô tham dự cuộc họp của công ty nhưng những thành công của cô không được đề cập đến. Và khi đồng nghiệp tham gia vào những hoạt động xã hội sau giờ làm việc, cô ở lại công ty muộn để được nằm trong top đầu.

Mất không nhiều thời gian trước khi Linh bắt đầu cảm thấy quá tải, làm việc quá sức và mất tinh thần.

Linh thuộc vào “nhóm một thành viên” và có rất nhiều người giống như cô ấy. Họ là nhân viên lễ tân duy nhất, nhân viên văn phòng tạm thời, hay là người cuối cùng sau chương trình cắt giảm nhân sự. Họ có thể làm việc một mình và từ xa, như nhân viên làm việc tự do và  telecommuters, cùng với những người khác trong văn phòng – ví dụ bộ phận nhân sự chỉ có một người hoặc độc lập, như nhân viên chăm soc hoặc đại lý bất động sản.

Một người có thể vừa là nhóm một người và vừa thuộc nhóm lớn hơn – ví dụ một cá nhân làm việc một mình vào ca đêm và thời gian làm việc ban ngày làm việc trong một nhóm.

Mặc dù hoàn cảnh của những cá nhân làm việc một mình có thể khác nhau, nhưng tất cả họ đều đối mặt với những thách thức tương tự nhau. Họ thường chịu trách nhiệm nhiều hơn những cá nhân làm việc trong nhóm lớn hơn, có thể được giao nhiệm vụ với những dự án quan trọng hoặc có thể bị quá tải – nhận được ít sự hỗ trợ. Những thách thức này kết hợp với cảm giác bị cô lập, làm tăng nguy cơ bệnh tật và khiến công việc của họ đi sai hướng.

Nếu bạn thuộc nhóm một người, một số thách thức trên có thể quen thuộc với bạn. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực bởi số lượng trách nhiệm mà mình gánh vác. Bài viết này sẽ trình bày 8 chiến lược giúp bạn đối phó với tình trạng này.

Mục lục

8 chiến lược đối phó

1. Tương tác với những người khác

Nhóm một người, về bản chất được coi là những cá thể riêng biệt, riêng lẻ của phần còn lại trong tổ chức. Nếu thuộc vào trường hợp này, bạn có thể gặp khó khăn khi không có ai để cùng thảo luận ý tưởng, có sự thách thức hoặc chỉ đơn giản là để cùng trò chuyện. Điều này có thể khiến bạn bị cô lập hoặc không tương tác với người khác, đặc biệt nếu bạn làm việc trong một không gian vật lý khác.

Mối quan hệ giữa các cá nhân là yếu tố then chốt để duy trì môi trường làm việc vui vẻ, do đó, đừng “ khóa” bản thân lại. Thay vào đó, hãy cố gắng kết nối với đồng nghiệp bằng cách lên kế hoạch hội họp, giữ liên lạc thường xuyên và tham dự những sự kiện xã hội. Bạn sẽ cảm thấy mình là một phần của thứ gì đó lớn hơn, mà còn nhận được phản hồi, ý kiến và thông tin của công ty. Bạn cũng sẽ tìm được người cùng chia sẻ niềm vui thành công và giúp bạn duy trì động lực.

2. Để tiếng nói của bạn được lắng nghe

Người khác có thể không hiểu được ưu tiên, khối lượng công việc hoặc những giới hạn trách nhiệm của bạn khi làm việc độc lập. Họ có thể làm phiền bạn với những yêu cầu công việc, trong khi bạn ít có khả năng giúp đỡ và khó đưa ra câu trả lời là”không”. Nhưng hãy nhớ rằng bạn đang làm việc của riêng mình và đôi khi chỉ đơn giản là không thể làm tất cả mọi thứ mà mọi người yêu cầu. Không có gì xấu hổ trong chuyện này, vì vậy hãy tự lo cho mình và đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ nếu cần.

Tương tự, rất dễ bị bỏ qua khi làm việc một mình. Công việc của bạn có thể không được chú ý nếu bạn không giữ một vị trí nổi bật trong tổ chức.

Vì vậy, điều quan trọng là phải thu hút sự chú ý. Để mọi người biết bạn đang làm gì, hãy thông báo cho họ. Dành thời gian, để đảm bảo bạn có mặt trên mạng nội bộ công ty, trong bản tin hàng tháng, tại cuộc họp hàng quý của công ty và chuẩn bị để thể hiện sự đóng góp của bản thân vào những điều tốt đẹp.

Mẹo:

Nếu bạn cảm thấy không tự nhiên khi lên tiếng, xem bài viết sự quyết đoán sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin và cải thiện mối quan hệ trong công việc.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Cho dù bạn làm tốt công việc của mình nhưng bạn không thể giỏi mọi thứ được. Hơn nữa, khi làm việc độc lập, bạn sẽ không có nhiều thời gian nắm bắt kỹ năng mới và khi bị bệnh hoặc gặp thất bại, nhu cầu của doanh nghiệp vẫn tiếp tục.

Biết những hạn chế của mình và có khả năng tìm kiếm sự trợ giúp khi tồn tại khoảng trống trong kiến ​​thức, khi không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ hay khi cần được giúp đỡ trong thời gian ngắn, là rất quan trọng. Bạn có thể nhờ cậy ai đó trong bộ phận khác, những người làm việc tự do hoặc đối tác kinh doanh bên ngoài, những người sẽ giúp bạn.

Sử dụng mạng lưới chuyên gia để xây dựng “ngân hàng” liên lạc, giú bạn có sự hỗ trợ chuyên nghiệp và sử dụng kỹ năng thuyết phục và đàm phán để tận dụng tối đa kiến ​​thức chuyên môn của họ.

Hãy nhớ giúp đỡ cho người khác trong khoảng thời gian ít bận rộn. Điều này sẽ giúp bạn nhận được những sự giúp đỡ thiện chí khi cần. Bạn có thể là nhóm một thành viên, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể trở thành một người giỏi trong doanh nghiệp.

Đừng bỏ qua sự trợ giúp mà công nghệ có thể cung cấp. Ví dụ: nếu làm việc một mình trong bộ phận nhân sự, phần mềm có thể giúp bạn giải quyết những công việc định kỳ, chẳng hạn như tính lương và trợ cấp.

4. Phát triển sự nghiệp bản thân

Làm việc một mình có thể làm giảm khả năng phát triển bản thân. Bạn có thể ít được mời tham dự các khoá học phát triển hơn so với đồng nghiệp trong những  nhóm lớn hơn hoặc bỏ lỡ buổi nói chuyện về cơ hội học tập. Bạn chỉ đơn giản là quá bận rộn giải quyết với khối lượng công việc của mình đến mức thậm chí không nghĩ đến việc dành thời gian phát triển chuyên môn.

Để vượt qua những khó khăn này, hãy cố gắng nắm lấy quyền sở hữu nhu cầu học tập và phát triển của chính bạn. Bắt đầu bằng cách thực hiện Phân tích SWOT cá nhân để xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bạn cũng có thể giữ một cuốn nhật ký để xem lại nhu cầu học tập và đào tạo của mình. Một khi làm điều này, hãy tìm kiếm thời gian phát triển một kế hoạch phát triển cá nhân cho riêng mình và đưa nó vào hành động.

5. Rèn luyện tư duy sáng tạo

Làm việc độc lập, bạn có thể không có quyền truy cập vào nhiều tài nguyên. Bạn sẽ không nhận được dữ liệu sao lưu và bạn không thể chỉ quay sang người bên cạnh và yêu cầu giúp đỡ.

Hãy chuẩn bị để sáng tạo hơn. Bạn có thể cần phải tự giải quyết vấn đề và tự phát minh ra những sản phẩm, quy trình mới. Bạn thậm chí có thể phải bỏ qua quy trình làm việc thông thường để hoàn thành công việc. Nhưng, hãy thoải mái với thực tế là bạn có thể tháo vát nhiều hơn và đa diện hơn so với những nhóm lớn trong tổ chức nhờ điều này.

Mẹo:

Phòng khi bạn không nhận được sự trợ giúp mình cần và mọi việc không đi đúng hướng, hãy ghi lại và lưu giữ giấy tờ cho thấy sự nỗ lực của bạn để đưa mọi thứ trở lại đúng hướng và những cuộc nói chuyện của bạn với người quản lý về tình huống đó. Có thể đến một thời điểm nào đấy, danh tiếng của bạn phụ thuộc vào nó!

Chú thích:

Bài viết thấu hiểu sự sáng tạo là một cửa ngõ giúp bạn tìm kiếm những công cụ hữu ích như Ma trận tái nhận thức và những quy trình như Chiến lược sáng tạo của Disney, rất lý tưởng cho nhóm một thành viên cần suy nghĩ sáng tạo.

6. Hãy là người có tổ chức

Nhóm một thành viên thường cần phải được tổ chức thật tốt. Nếu bạn làm việc một mình, tốt nhất là hãy tổ chức một cách nhanh chóng. Đưa lịch trình, quy trình công việc và thời hạn lên đầu và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Một mình bạn chịu trách nhiệm về thời hạn và tiêu chuẩn trong xông việc của mình.

Có rất nhiều công cụ có sẵn để giúp bạn tổ chức. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo Làm thế nào để được tổ chứcLàm thế nào để tận tâm, tìm hiểu mọi thứ từ danh sách công việc cần làm và bảng điều khiển dự án nhằm quản lý thời gian và sao lưu dữ liệu.

7. Luôn tập trung

Rất dễ bị phân tâm, trì hoãn và làm việc kém hiệu quả khi chỉ có một mình – đặc biệt khi phải đối mặt với nhiều công việc và không ai giúp bạn vượt qua. Trong cuốn sách năm 1987, Peopleware, Tom DeMarco và Timothy Lister cho rằng có thể mất 15 phút để tập trung lại và đây là lúc bạn không thể mất thời gian khi bạn là đội một thành viên.

Để tiếp tục tiến hành theo kế hoạch, đặt ra mục tiêu thực tế cho chính mình và tập trung vào nó. Hãy sắp xếp mục tiêu và ưu tiên của bạn phù hợp với tổ chức và lên kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó.

8. Hãy nghĩ đến sức khoẻ và sự an toàn của bạn

Là nhóm một thành viên, bạn có thể được yêu cầu làm công việc thể chất một mình. Điều này có thể làm tăng rủi ro sức khoẻ và sự an toàn của bạn, vì vậy nên thảo luận bất kỳ mối lo ngại nào về không gian làm việc với người quản lý trước khi bắt đầu. Hãy cùng nhau xem xét những bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo công việc của mình an toàn hơn – từ nội thất đến hệ thống và thiết bị giám sát an toàn.

Chú thích:

Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Vương quốc Anh và một phần Canada, có luật bảo vệ người lao động đơn lẻ và nhiều tổ chức đã lập ra những chính sách liên quan. Bạn nên đọc kỹ chính sách về sức khoẻ và an toàn của công ty trước khi bắt đầu làm việc một mình.

Những điểm chính

Tại một số thời điểm, nhiều người trong chúng ta sẽ làm việc một mình mà không có bất kỳ đồng nghiệp nào bên cạnh. Nếu làm việc theo nhóm một thành viên, bạn cần có một kế hoạch phù hợp để ngăn mình trở nên quá tải, mất tinh thần hoặc không có cảm giác an toàn.

Cố gắng giữ mối quan hệ với đồng nghiệp bằng cách sắp xếp các cuộc hội họp, tham dự sự kiện xã hội hoặc giữ liên lạc trực tuyến.

Hãy là người tổ chức thật tốt và tập trung để có thể theo kịp tiến độ, quy trình làm việc và thời hạn. Hãy sáng tạo trong cách tiếp cận công việc của mình.

Cuối cùng, hãy yêu cầu được giúp đỡ nếu cần thiết. Nếu có khoảng trống trong kiến ​​thức hoặc không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, hãy tìm một đồng nghiệp, một người làm việc tự do hoặc một cộng sự có thể giúp đỡ bạn.

Hpo Banner