Blog

Mô hình kiểm soát nhu cầu khi chịu áp lực trong công việc

Tăng quyền tự chủ để chống lại căng thẳng

Hãy tưởng tượng về một giám đốc điều hành doanh nghiệp và một nhân viên dây chuyền lắp ráp cùng làm việc trong cùng một tổ chức.

Cả hai đều thấy công việc của mình căng thẳng, nhưng trong khi giám đốc kết thúc công việc hàng ngày và cảm thấy hài lòng thì nhân viên dây chuyền cảm thấy kiệt sức và lo lắng. Tại sao hai người họ lại cảm thấy như vậy?

Một cách để trả lời cho câu hỏi này là xem xét Mô hình kiểm soát nhu cầu khi chịu áp lực trong công việc. Mô hình cho rằng khi mọi người đang có nhu cầu công việc, họ sẽ gặp ít căng thẳng hơn nếu có quyền kiểm soát công việc của mình.

Đây là một trong những mô hình nghiên cứu rộng rãi nhất về tình trạng căng thẳng trong công việc và mặc dù không phải là một mô hình mới nhưng vẫn có sự liên quan chặt chẽ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về vấn đề này và thảo luận cách áp dụng những nguyên tắc của nó vào công việc của bạn và đội nhóm.

Mục lục

Giới thiệu về mô hình

Robert Karasek đã phát triển mô hình Quản lý nhu cầu công việc năm 1979 và công bố phát hiện của mình trong Administrative Science Quarterly.

Trong bài viết của mình, ông đã xác định 2 thông số quan trọng ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng mà con người trải qua đó là: nhu cầu công việc và quyền quyết định.

  • Nhu cầu công việc là những căng thẳng trong môi trường làm việc, chẳng hạn như thời hạn chặt chẽ, mục tiêu cao, gián đoạn thường xuyên và áp lực xung đột.
  • Quyền quyết định (còn gọi là “quyền tự chủ”) đề cập đến mức độ mọi người có thể kiểm soát công việc của họ.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, Karasek thấy rằng những người có nhu cầu công việc cao nhưng quyền quyết định thấp, cảm thấy mệt mỏi hơn vào cuối ngày, gặp rắc rối vào buổi sáng và cảm thấy trầm cảm, lo lắng hơn. Ông cũng lưu ý rằng khi những người có nhu cầu và quyền quyết định cao ít bị căng thẳng hơn.

Hình 1 – Mô hình quản lý nhu cầu của Karasek về áp lực công việc

Theo mô hình, khi vai trò của bạn cần đáp ứng nhu cầu cao nhưng ít hoặc không có quyền quyết định, kết quả là công việc có nhiều căng thẳng. Ngược lại, nhu cầu công việc và quyết định cao tạo ra sự chủ động, với mức độ căng thẳng thấp hơn và sự hài lòng trong công việc cao hơn.

Việc nằm ở phía bên trái của mô hình (nhu cầu công việc thấp và quyền quyết định quyết định thấp/ cao) thì công việc trở nên “thụ động” hoặc “ít căng thẳng”.

Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu xem làm cách nào để áp dụng mô hình sao cho nó tạo ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét làm thế nào để áp dụng mô hình cho công việc của một y tá. Họ phát hiện ra rằng, một nhóm người có khả năng kiểm soát nhận thức cao hơn và cùng phương pháp đo lường khối lượng công việc khách quan có huyết áp và mức cortisol (hormone được giải phóng để phản ứng lại stress) thấp hơn so với nhóm ít có quyền tự chủ.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác gợi ý rằng, đối với lao động trẻ tuổi, những vấn đề liên quan đến công việc và áp lực thời gian là những yếu tố dự báo áp lực công việc tốt hơn quyền tự chủ. Ở những người lao động lớn tuổi, lịch trình cứng nhắc và thiếu khả năng giải quyết vấn đề đóng vai trò lớn hơn khi dự đoán áp lực công việc.

Áp dụng mô hình cho vai trò của bạn

Mặc dù mô hình có một số điểm yếu nhưng vẫn làm nổi bật mối quan hệ giữa việc nhận thức được áp lực công việc và quyền tự chủ.

Bạn có thể áp dụng hiểu biết của mình bằng cách xây dựng quyền tự chủ trong công việc của mình, đặc biệt trong những tình huống cần đáp ứng nhu cầu cao. Kết quả là, bạn sẽ cảm thấy ít căng thẳng hơn và hài lòng về công việc nhiều hơn.

Chủ động giảm căng thẳng

Trước tiên, liệt kê những nhiệm vụ hoặc tình huống gây ra căng thẳng. (Bạn có thể viết nhật ký căng thẳng trong một tuần để xác định những điều này).

Tiếp theo, hãy suy nghĩ về việc làm thế nào để tăng quyền tự chủ của mình trong những nhiệm vụ này. Ví dụ: nếu bạn thấy viết báo cáo khiến mình căng thẳng, bởi vì đồng nghiệp không cung cấp số liệu đúng thời hạn, bạn có thể đưa ra thời hạn sớm hơn hoặc cung cấp bản nháp, để mọi người có thể kiểm tra và điền vào.

Nếu căng thẳng gây ra bởi những điểm tắc nghẽn hoặc áp lực trong hoạt động của tổ chức, hãy nói chuyện với sếp để cải thiện những hoạt đông này. Bạn có thể thấy rằng điều này cũng giúp bạn giảm căng thẳng cho đồng nghiệp và khách hàng.

Thiết lập và giám sát ranh giới

Ranh giới rõ ràng giúp bạn hiểu và quan tâm đến những nhu cầu của riêng mình. Chúng rất cần thiết với những công việc nhiều căng thẳng, khi con người và công việc đang cạnh tranh nhau chiếm lấy thời gian của bạn. Một khi đặt ra ranh giới của mình, hãy giám sát chúng một cách cẩn thận. Nếu bạn thấy chúng thường xuyên bị bỏ qua, hãy tập luyện để khôi phục lại nó một cách quyết liệt – bài viết Nói “Có” với con người, nói “Không” với nhiệm vụ“sẽ giúp bạn.

Tìm hiểu làm thế nào để xử lý những yêu cầu bất hợp lý cũng rất quan trọng. Thời hạn hoặc nhiệm vụ ngắn nằm ngoài phạm vi trách nhiệm thông thường có thể khiến bạn căng thẳng, đặc biệt là khi chúng xảy ra thường xuyên. Học cách nói “không” khi bạn thấy nhu cầu không hợp lý.

Xây dựng mối quan hệ tốt

Khi bạn được hỗ trợ trong công việc và dành thời gian hỗ trợ đồng nghiệp của mình, bạn sẽ gặp ít căng thẳng hơn. Đôi khi, một cuộc trò chuyện trấn an với một đồng nghiệp đáng tin cậy, có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng khi gặp khó khăn.

Đây là lý do tại sao việc xây dựng mối quan hệ tốt tại nơi làm việc rất quan trọng. Hãy nỗ lực kết nối với đồng nghiệp ở mức độ cá nhân và đề nghị giúp đỡ khi có thể.

Giảm thiểu gián đoạn

Bạn sẽ càng căng thẳng nếu bị gián đoạn trong lúc đang làm việc, khi cần theo kịp tiến độ. Vì vậy, hãy cố gắng quản lý gián đoạn khi cần tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể. Những hành động nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn: đóng cửa văn phòng, tắt điện thoại di động và email, xem xét sử dụng chức năng trả lời email tự động để cho mọi người biết rằng bạn hiện không có thời gian rảnh.

Chú thích:

Căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ trầm trọng và trong một số trường hợp cực đoan, có thể gây tử vong. Mặc dù những kỹ thuật này đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm căng thẳng nhưng chúng chỉ là hướng dẫn.

Hãy tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia y tế có trình độ nếu bạn lo ngại về bệnh tật liên quan đến căng thẳng hoặc nếu căng thẳng gây ra mệt mỏi liên tục.

Áp dụng mô hình cho nhóm

Nếu bạn quản lý những người có vai trò căng thẳng cao, bạn cũng có thể sử dụng mô hình Karasek để tăng tính tự chủ của thành viên trong nhóm.

Nếu thích hợp, hãy để các thành viên trong nhóm tự do hơn quyết định. Ví dụ: khi bạn đã chỉ định một nhiệm vụ, hãy lùi lại và cho họ quyết định cách thức làm việc.

Bạn cũng có thể giúp các thành viên trong nhóm phát triển tính tự chủ bằng cách huấn luyện họ dựa trên khái niệm Vị trí kiểm soát. Những người có niềm tin về thành công của mình (kiểm soát nội bộ) cảm thấy ít căng thẳng hơn và có thể thích ứng với sự thay đổi tốt hơn.

Cuối cùng, hãy cho phép các thành viên trong nhóm làm việc theo lịch trình linh hoạt hoặc làm việc ở nhà. Những người có thể lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc thường cảm thấy có quyền tự chủ nhiều hơn những người làm việc theo thời gian định sẵn.

Mẹo:

Hãy nhớ rằng không phải tất cả nhân viên đều phát triển nếu được tự chủ nhiều hơn. Ví dụ, một số người cảm thấy khó có thể tiếp tục công việc nếu không có sự giám sát và chỉ đạo.

Sử dụng kỹ năng đánh giá để xác định xem các thành viên trong nhóm có muốn được tự do hơn hay không. Bài viết “khuyến khích nhân viên làm việc có trách nhiên” sẽ chỉ cho bạn thấy làm thế nào để khuyến khích trách nhiệm và tính tự chủ trong nhóm.

Những điểm chính

Mô hình quản lý nhu cầu công việc của Robert Karasek cho thấy làm việc đáp ứng các nhu cầu cao với mức độ tự chủ thấp gặp nhiều căng thẳng hơn so với những người làm việc đáp ứng nhu cầu cũng như quyền quyết định cao.

Để áp dụng mô hình cho công việc của mình, hãy làm mọi thứ có thể để tăng tính tự chủ trong vai trò của bạn. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ, học cách nói “không” với những yêu cầu bất hợp lý và định hình công việc phù hợp hơn với bạn.

Nếu là người quản lý, bạn cũng có thể sử dụng Mô hình kiểm soát nhu cầu công việc nhằm giảm căng thẳng và tăng sự hài lòng với công việc trong nhóm.

Hpo Banner