Blog

5 cách để Thấu hiểu và Đồng cảm với Đồng nghiệp

Tuấn là một kế toán giỏi, nhưng dường như anh ấy đang bị kìm chân bởi kỹ năng “con người” của mình. Và nếu như muốn thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp, Tuấn cần phải hành động.

Nhiều người trong chúng ta biết có một số người đã đạt đến một điểm nhất định trong sự nghiệp của họ nhờ khả năng chuyên môn tuyệt vời – nhưng bằng cách nào đó, họ lại không hòa hợp với các thành viên trong đội, bởi vì  kỹ năng con người của họ rất nghèo nàn.

Điều này có thể là do cách thức khi họ yêu cầu đồng nghiệp làm một điều gì đó, là khi họ không bao giờ lắng nghe những điều người khác nói hoặc không tiếp nhận các phương pháp làm việc khác.

Bạn có một đồng nghiệp như Tuấn? Có lẽ trong bạn có một chút gì đó giống Tuấn?

Nhân viên với kỹ năng con người kém có thể gặp phải xung đột không cần thiết. Điều này có thể gây mệt mỏi, căng thẳng cho tất cả những người liên quan và nó có thể phá hủy ngay cả những kế hoạch làm việc tốt nhất.

Nhiều người tự tin rằng họ có thể phát triển các kỹ năng kỹ thuật và kiến thức mới thông qua đào tạo và kinh nghiệm. Tuy nhiên, có một kỹ năng phổ biến là “kỹ năng mềm” giúp họ tương tác với những người xung quanh tốt hơn.

Bạn có biết, bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và phát triển một đội nhóm vô địch chinh phục mọi mục tiêu thách thức chính là sự thấu hiểu từng thành viên trong đội nhóm của mình? Và làm sao để bạn có thể làm điều đó? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời thỏa đáng khi đọc hết bài viết ngắn này.

Mục lục

Đồng cảm là gì?

Đồng cảm chỉ đơn giản là nhận ra cảm xúc của người khác và có thể “đặt mình vào suy nghĩ của người khác” – hiểu được quan điểm và thực tế của người kia.

Để đồng cảm, bạn phải vượt ra khỏi suy nghĩ và mối quan tâm của chính mình. Một khi bạn nhìn nhận thế giới bên ngoài, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều điều để khám phá và đánh giá.

Những người bị cho là tự cao tự đại và ích kỷ hoặc thiếu quan điểm thường bỏ lỡ một bức tranh lớn: họ chỉ là một người trong một thế giới với hàng tỷ người khác.

Nếu bạn là một trong số trên thì hãy nhắc nhở bản thân, rằng thế giới rất rộng lớn và dù ít hay nhiều bạn vẫn sẽ chịu sự ảnh hưởng của người khác. Sẽ tốt hơn nếu bạn chấp nhận điều này và quyết định xây dựng mối quan hệ và sự hiểu biết, thay vì cố gắng sống một mình trong thế giới của riêng bạn.

Làm thế nào để vận dụng khả năng đồng cảm hiệu quả?

Để bắt đầu vận dụng khả năng đồng cảm hiệu quả hơn, hãy xem xét những điều sau:

1. Đặt quan điểm của bạn sang một bên và cố gắng nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác

Khi bạn làm điều này, bạn sẽ nhận ra rằng người khác có thể không phải không tốt, bướng bỉnh, hoặc không hợp lý – mà họ chỉ phản ứng với tình hình với những kiến thức họ có.

2. Xác nhận quan điểm của người khác

Một khi bạn thấy được tại sao mọi người lại tin vào những điều họ tin, hãy thừa nhận nó. Hãy nhớ rằng: sự thừa nhận không phải lúc nào cũng là đồng ý. Bạn có thể chấp nhận rằng mọi người có ý kiến khác nhau và họ có thể có lý do chính đáng với giữ những ý kiến đó.

3. Kiểm tra thái độ của bạn

Bạn có quan tâm nhiều đến kết quả? Ưu tiên của bạn là để tìm một giải pháp, xây dựng mối quan hệ hay là chấp nhận người nào đó? Nếu không có tâm trí và thái độ cởi mở, có lẽ bạn sẽ không có đủ chỗ cho sự đồng cảm.

4. Lắng nghe

Lắng nghe toàn bộ thông điệp mà người khác đang cố gắng truyền đạt. Nói ít thôi, hãy lắng nghe nhiều hơn!

  • Nghe bằng tai của bạn – những gì đang được nói và giai điệu của chúng?
  • Nghe bằng mắt của bạn – ngôn ngữ cơ thể của người đó khi nói?
  • Lắng nghe với bản năng của bạn – bạn cảm thấy rằng người đó không truyền đạt điều gì đó quan trọng?
  • Lắng nghe với trái tim của bạn – Bạn nghĩ gì về người kia?

5. Hỏi xem người đó sẽ làm gì

Khi nghi ngờ, hãy yêu cầu người đó giải thích. Đây có lẽ là cách đơn giản nhất và trực tiếp nhất để hiểu người khác. Tuy nhiên, đây có lẽ là cách ít được sử dụng nhất để phát triển sự đồng cảm.

Sẽ tốt hơn nếu bạn yêu cầu những điều người khác muốn.

Ví dụ, Lan – quản lý của một nhóm, cô ấy tặng cho nhân viên của mình phiếu mua hàng giảm 50% khi mua thịt Đà điểu vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, hầu hết nhân viên của cô thậm chí không thích nấu ăn, bởi Lan đang sử dụng ý tưởng theo quan điểm của cô ấy, chứ không phải của người khác. Vì thế món quà của cô ấy không còn tác dụng gì trong trường hợp này. Nếu Lan hiểu rõ mong muốn của từng thành viên trong đội nhóm, thì cô ấy đã có thể khen thưởng cho nhân viên của mình đúng cách.

Thực hành những kỹ năng này khi bạn tương tác với mọi người. Bạn sẽ có khả năng quan tâm và tiếp cận nhiều hơn – đơn giản bởi vì bạn tăng sự quan tâm tới những điều người khác suy nghĩ, cảm nhận và trải nghiệm. Đó là một món quà tuyệt vời để nhìn nhận thế giới từ nhiều góc độ khác nhau – và đó là một món quà mà bạn có thể sử dụng mọi lúc, trong bất kỳ tình huống nào.

Đây là một số lời khuyên cho một cuộc đối thoại đồng cảm:

  • Chú ý về thể chất, tinh thần với những điều đang xảy ra.
  • Lắng nghe cẩn thận và lưu ý những từ và cụm từ quan trọng mà mọi người sử dụng.
  • Phản ứng khích lệ với thông điệp trọng tâm.
  • Hãy linh hoạt – chuẩn bị thay đổi định hướng khi suy nghĩ và cảm xúc của người khác cũng thay đổi
  • Tìm kiếm tín hiệu cho thấy bạn đang nhắm tới mục tiêu.

Những điểm chính

Phát triển khả năng đồng cảm tại nơi làm việc có lẽ là nỗ lực quan trọng nhất bạn có thể làm để nâng cao kỹ năng con người của mình. Khi bạn hiểu người khác, họ có thể muốn hiểu bạn – và đây là cách bạn có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ, sự hợp tác và làm việc theo nhóm.

Chẳng phải sẽ rất tuyệt khi chúng ta thấu hiểu nhau hơn?

Hpo Banner