Blog

Quản lý nhân viên sau “chấn thương”

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu

  • Làm thế nào để xác định các triệu chứng của nhân viên bị rối loạn sau “chấn thương” – PTSD,
  • Các chiến lược để hỗ trợ các thành viên này và giúp họ thành công trong vai trò của họ.
PTSD là gì?
PTSD là gì?

Mục lục

1 PTSD là gì?

PTSD là tình trạng căng thẳng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi một người bị rơi vào hoặc chứng kiến một sự kiện vô cùng đau buồn.
Một thực tế là con người thường bị khó chịu sau khi gặp phải bất kỳ loại chấn thương nào, nhưng những người rơi vào trạng thái PTSD có thể bị ở mức độ nặng hơn, bị trầm cảm hoặc quá lo âu, và tình trạng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau chấn thương, hoặc nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó mới xuất hiện.

2 Các triệu chứng thường gặp của PTSD

Nói chung, các triệu chứng được chia thành ba loại chính:

  • xâm nhập,
  • kích thích
  • và tránh né.

Chúng thường theo chu kỳ, như trong sơ đồ dưới đây:
chu kỳ chấn thương
 
Xâm nhập: những người bị PTSD thường trải qua những đoạn hồi tưởng những cơn ác mộng về chấn thương của họ. Những sự xâm nhập có thể được kích hoạt thông qua việc nhắc lại những tình huống hay các cuộc hội thoại, và làm cho họ cảm thấy như thể họ đang hồi sống lại nó một lần nữa.
Kích thích: người bị PTSD có thể cảm thấy một trạng thái căng thẳng đáng báo động, gọi là “hyperarousal.” Triệu chứng có thể gặp như mất ngủ, không có khả năng tập trung, sợ hãi dai dẳng, hoặc là dễ dàng giật mình.
Tránh né: những người bị PTSD có thể cố gắng để đóng cửa cảm xúc của mình. Họ tránh xa người, địa điểm hoặc tình huống mà gợi nhắc về thử thách họ đã đi qua. Họ có thể mất năng suất trong hoạt động, cảm thấy chán nản, tội lỗi hay lo lắng. Phổ biến là họ cảm thấy cảm xúc bị tê cứng và muốn cắt đứt với các mối quan hệ hiện tại như bạn bè và gia đình của họ.

3 PTSD tại nơi làm việc

Người bị tình trạng này có thể có các triệu chứng phổ biến nhất, như:

  • Vấn đề về trí nhớ, và họ khó giữ lại thông tin.
  • Thiếu tập trung vào nhiệm vụ.
  • Sợ hãi và lo lắng.
  • Khó khăn về thể chất.
  • Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp.
  • Phản ứng không hợp lý với các tình huống gây ức chế.
  • Vắng mặt.
  • Thiếu tỉnh táo.
  • Thường có các cơn hoảng loạn.

4 Chiến lược quản lý

Chiến lược quản lý PTSD
Chiến lược quản lý PTSD

Không có một phương án đúng cho mọi trường hợp để quản lý người bị PTSD, vì vậy cần sự linh hoạt và mềm dẻo.

4.1. Duy trì đối thoại

Điều quan trọng là cần giữ cho dòng giao tiếp thông suốt liên tục. Những người bị PTSD có thể cảm thấy xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ, vì vậy chủ động nói và hỏi họ về cách mà thành viên khác có thể hỗ trợ họ.
Lắng nghe với sự đồng cảm và chú ý tới những gì họ nói.
Hãy kiên nhẫn, nếu họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp bằng văn bản, nên có những cuộc trò chuyện qua email.

4.2. Tìm hiểu nhu cầu của họ

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể xử lý các vấn đề và các triệu chứng:

  • Khó tập trung: Dành cho họ một không gian yên tĩnh, ít phiền nhiễu.Họ có thể nghe tiếng ồn trắng hoặc âm nhạc nhẹ nhàng khi làm việc. Ghi chép lại cuộc họp để họ có thể xem lại nó sau này.
  • Trí nhớ kèm: Tạo ra một danh sách các dự án, và cung cấp hướng dẫn bằng văn bản về cách họ nên thực hiện đối với mỗi công việc.Thiết lập một lịch hoặc một lời nhắc nhở điện tử để báo cho họ khi thời hạn đến gần.
  • Thời gian và quản lý dự án:chia công việc thành các bước nhỏ hơn, và kiểm tra từng mục khi họ hoàn thành nó. Bạn cũng có thể bổ nhiệm một người cố vấn để hỗ trợ họ.
  • Căng thẳng: Một cách để giảm bớt áp lực là cho phép họ nghỉ giải lao trong quá trình làm việc. Các phản hồi cần đặc biệt mang tính xây dựng và củng cố tích cực để giúp họ cảm thấy gắn bó hơn. Giới thiệu cho họ những bài tập vật lý trị liệu để thư giãn
  • Sự lo lắng: Nếu một người nào đó với PTSD bị giật mình bởi những gì xung quanh họ, hãy xem xét việc di chuyển không gian hoặc bàn làm việc của họ đến một nơi mà họ có thể khó nhìn thấy chúng.
  • Vắng mặt và chậm trễ: Cung cấp cho họ một lịch làm việc linh hoạt.
  • Khó khăn trong trao đổi với đồng nghiệp: Khuyến khích họ thảo luận với các thành viên khác trong nhóm, nhưng tránh nói khi họ cảm thấy tâm trạng không vui vẻ. Khi đó hãy để tâm lý ổn định và bình tĩnh trò chuyện với đồng nghiệp, tức là khi mọi thứ đã lắng xuống. Điều này có thể giúp cải thiện các mối quan hệ và sự hiểu biết trong đội.

4.3. Giải quyết vấn đề kịp thời

Bạn cần giải quyết các vấn đề với người bị PTSD ngay khi chúng phát sinh.
– Nói chuyện trực tiếp với họ, và hỏi họ những gì bạn có thể làm để giúp đỡ.
– Phản hồi tích cực giúp họ hiểu những gì họ phải làm để hoàn thành nhiệm vụ của họ.

4.4. Cung cấp đào tạo

Nâng cao nhận thức về PTSD và triệu chứng của nó trong nhóm của bạn
Để tránh tuyển dụng những người bị PTSD, bạn nên đào tạo về nội dung này như là một phần của một chương trình nguồn nhân lực.

Hpo Banner