Blog

Đánh giá sự hài lòng của nhân viên

Khi nhân viên hài lòng với công việc, họ:

  • Tham vọng, sáng tạo,
  • Làm việc hiệu quả, và kết hợp với nhau tốt hơn.
  • Sẽ muốn ở lại và gắn bó với tổ chức

Bài kiểm tra này sẽ giúp bạn:

  • Làm sáng tỏ mức độ hài lòng và vấn đề với ​​từng nhân sự, vì vậy bạn có thể giải quyết mọi chuyện một cách chủ động và có hiệu quả.
  • Phát hiện các xu hướng trong nhóm.

Mục lục

1 Nội dung đánh giá

Hướng dẫn

Thực hiện bài trắc nghiệm này nhiều lần với từng thành viên nhóm.

Bạn tích vào cột mô tả gần sát nhất về tình trạng của nhân viên đó. Trả lời các câu hỏi một cách trugn thực, (không trả lời như bạn nghĩ rằng mọi thứ nên như vậy), và đừng lo lắng nếu một số câu hỏi dường như “sai hướng.” 

Khi bạn hoàn thành, hãy tính Tổng điểm và ghi vào phía dưới bảng câu hỏi.

18 Câu hỏi Không bao giờ Hiếm Thỉnh thoảng Thường Luôn luôn
1 Người này không đóng góp gì trong buổi họp nhóm.
2 Người này tiếp cận tôi, một cách tự phát, để chia sẻ ý kiến của mình.
3 Người này không muốn được đào tạo để phát triển kỹ năng mới.
Người này ít cười
5 Công việc của người này phù hợp với các giá trị và nhiệm vụ của tổ chức.
Người này làm việc nhiều hơn trách nhiệm của mình
Tôi chúc mừng ngay khi kết quả công việc của người này đạt yêu cầu.
Người này thường tham dự các sự kiện xã hội.
9 Người này không quan tâm đến phát triển nghề nghiệp.
10 Người này tỏ ra tức giận hoặc thất vọng.
11 Người này có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
12 Công việc mang tính sáng tạo.
13 Người này hay đi muộn.
14 Đồng nghiệp cấp cao có thể trao đổi và sẽ lắng nghe nhân viên.
15 Người này rất thích tham gia các chương trình giải thưởng của tổ chức hay giải thưởng ngành nghề khi chúng được tổ chức.
16 Năng suất của người này thấp hơn so với dự kiến.
17 Người này ngồi làm việc một mình.
18  Người này thể hiện có rất ít động lực.

Tính toán tổng điểm

Giải thích

Tổng điểm Giải thích
18-42 Nhân viên này ít hài lòng với công việc, có nhiều điều không thỏa mãn. Năng suất là tối thiểu và chất lượng công việc thấp – do người này không thực sự hoạt động! 
Có thể cá nhân này sẽ sớm rời khỏi nhóm. Nguyên nhân có thể là mối quan hệ với đồng nghiệp không hòa hợp, hoặc không thấy tiềm năng mở rộng trong công việc hiện tại
Nhưng có rất nhiều công cụ để giúp bạn xoay chuyển tình thế. Hãy cùng tìm hiểu.
43-66 Cá nhân này không phải lúc nào cũng vui vẻ, nhưng vẫn có những việc làm người đó thấy vui vẻ và hài lòng.
Tập trung vào những câu hỏi điểm số thấp và bạn có thể cải thiện nhanh chóng sự thỏa mãn và năng suất của họ.
67-90 Thật tuyệt! Thành viên này thấy hài lòng với công việc. Đó không chỉ là ở vai trò thành viên của đội mà còn tham gia rất nhiệt tình. Năng suất và chất lượng công việc ở mức độ cao, và cá nhân này có ý thức mạnh mẽ về bức tranh rộng lớn và hiểu rõ ý nghĩa vai trò của mình. 
Hãy tiếp tục làm việc với họ để giúp người này duy trì động lực của mình và đảm bảo bạn không mất người. Họ thực sự cần sự hỗ trợ của bạn để tiếp tục phát triển

2 Gợi ý

Chúng tôi lập bảng câu hỏi dựa trên lý thuyết của Martin Seligman về mô hình PERMA. Trong đó có năm yếu tố cần thiết:

  1. Cảm xúc tích cực.
  2. Sự gắn kết
  3. Mối quan hệ công việc tích cực
  4. Công việc có ý nghĩa
  5. Thành tựu/ Thành tích

Người càng có 5 yếu tố này ở mức độ cao, người đó càng thỏa mãn với công việc của họ.

2.1 Những cảm xúc tích cực

(Câu hỏi 4, 10, 13, 18)

hope-changes-everything

Năng lượng, niềm vui, niềm hy vọng, và sự mãn nguyện rất cần thiết cho chúng ta cảm thấy thỏa mãn.

Tại sao cảm xúc tích cực quan trọng? Theo Barbara Fredrickson: những cảm xúc tích cực trong công việc tăng cường gắn kết trong nhóm, nâng cao tinh thần, tăng năng suất, khuyến khích sự đổi mới, và sẽ đem lại thành công.

Hãy:

  • Vận dụng Thuyết 2 yếu tố của Fredrick Herzberg để loại bỏ những gì gây ra sự không hài lòng , sau đó dựa vào những đặc điểm cần thiết để làm hài lòng mà, lần lượt, dẫn dắt họ đến với những cảm xúc tích cực hơn.
  • Khen ngợi và đưa ra các thông tin phản hồi tích cực, nói lời cảm ơn: để ngăn chặn tinh thần chán nản trong cá nhân, thể hiện sự đánh giá của bạn, và nâng cao tinh thần của họ.
  • Tạo ra một không gian trong lành, vui vẻ. Ví dụ, đảm bảo có ánh sáng tốt, tất cả mọi người có đủ không gian để làm việc, trang trí tranh ảnh hợp lý nhẹ nhàng.

2.2 Gắn kết

(Câu hỏi 1, 6, 12, 16)

InformalMeeting

Một người không hài lòng sẽ đấu tranh để khi làm việc. Người này sẽ thấy khó khăn khi thực sự làm việc của mình và dẫn đến năng suất thấp, không sáng tạo, và thời gian bị lãng phí

Để nhân viên cảm thấy được gắn kết, hãy:

  • Áp dụng kỹ năng giao tiếp tốt: Khi họp nhóm, hãy chỉ ra các nhiệm vụ rõ ràng và để cho tất cả mọi người biết về những gì đang xảy ra trong tổ chức.Khi họ thấy rằng nhà quản lý đã chia sẻ tất cả những gì thứ có thể một cách trung thực, họ sẽ cảm thấy muốn tham gia nhiều hơn và muốn được kết nối, và nhận ra một lý do để ở lại.
  • Để nhân viên tập trung vào công việc của mình:Khuyến khích tắt điện thoại trong giờ làm việc, tạo không gian làm việc yên tĩnh, và hướng dẫn họ sử dụng các công cụ quản lý thời gian.
  • Đảm bảo nhân viên có những trang thiết bị và công cụ cần thiết để làm việc, cung cấp các kháo đào tạo và chương trình phát triển giúp họ làm tốt công việc hiện tại và cải thiện kỹ năng của mình.
  • Chúng ta tham gia nhiều hơn khi chúng ta có quyền tự chủ ở mức độ nhất định. Vì vậy, khuyến khích nhân viên của mình để suy nghĩ chủ động trong giải quyết công việc của chính họ.

2.3 Các mối quan hệ tích cực

(Câu hỏi 2, 8, 11, 17)

How-To-Make-The-Workplace-Enjoyable-But-Professional

Hãy:

  • Tạo ra một bầu không khí hợp tác và đa dạng.
  • Xây dựng lòng tin bằng cách tạo ra một diễn đàn để mọi người phát biểu ý kiến mà không sợ bị “trả thù”.
  • Cùng với các thành viên trong nhóm, hãy tìm cách để chia sẻ và làm quen. Ví dụ, hãy xem xét một quy định để không một ai ăn một mình tại bàn của họ, mà hòa vào nhau trong khu vực ăn trưa hay khu vực cafe.Khuyến khích họ dành nhiều thời gian cho đồng nghiệp bên ngoài công việc.
  • Hãy nhớ rằng công việc của bạn cũng là quản lý xung đột nhóm một cách hiệu quả và giảm thiểu những tác động tiêu cực.Một số người sẽ thay đổi công việc thay vì đối mặt với những trận chiến hàng ngày, vì vậy hãy quan sát và can thiệp kịp thời.

2.4 Một công việc có ý nghĩa

(Câu hỏi 5, 7, 14)

MEANINGful-work

Giúp thành viên trong nhóm hiểu vai trò của mình và vị trí của nó trong bức tranh lớn.

  • Giải thích sứ mệnh và tầm nhìn để kết nối các mục tiêu cá nhân với mục tiêu của đội
  • Sử dụng kỹ thuật quản lý bằng mục tiêu để theo sát thành tích của nhân viên.

Đảm bảo họ nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng hoặc quản lý cấp cao, và để họ biết họ đã có những đóng góp như thế nào vào hiệu suất của dự án và công ty. 

Sử dụng kỹ thuật kể chuyện kinh doanh để truyền cảm hứng cho họ.

Nếu tổ chức của bạn có một chương trình trách nhiệm xã hội, và nhân viên thấy được hiệu quả tích cực trong hoạt động tổ chức của bạn đóng góp với cộng đồng, họ dễ dàng tình nguyện viên tham gia và giúp đỡ. Đây là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần cho họ.

2.5 Hoàn thành / Thành tựu

(Câu hỏi 3, 9, 15)

Congratulations-for-new-job-greeting-card-message-640x480

Chúng ta đều có xu hướng cảm thấy hài lòng khi chúng ta biết rằng chúng ta đang giữ trọng trách và đang làm tốt.

  • Sử dụng quản lý mục tiêu SMARTvà chắc chắn mục tiêu có ý nghĩa để tập trung sự chú ý của họ. Cho phép họ tự đặt ra mục tiêu để đẩy lùi cảm giác nhàm chán, và tạo cơ hội cho họ khai thác tiềm năng của mình.
  • Đảm bảo họ được khen thưởngkhi đạt được những mục tiêu này. Có thể không phải là một phần thưởng có tính chất tài chính. Một lời “cảm ơn” khi một công việc được hoàn thành.
  • Thực hành kỹ thuật quản lý khi đi dạo.

Tóm tắt

Sử dụng bài kiểm tra này để xác định mức độ hài lòng của nhân viên.

Sau đó, bạn có thể xác định cách thức tăng cường năng suất đồng thời tạo ra các cơ hội để giữ năng suất và nhiệt tình cũng như giúp họ gắn bó với tổ chức hơn.

Chúc bạn luôn có những nhân viên vui vẻ và hài lòng với công việc!

Và cùng theo dõi những chia sẻ chuyên sâu trong những bài viết tiếp theo nhé!

Hpo Banner