Blog

Làm thế nào tạo mẩu hội thoại ngắn

Tạo ra cơ hội và kết nối mọi người.

Một mẩu hội thoại ngắnSmall talk có thể dẫn đến mối liên kết lớn.

Cụm từ “small talk” có nghĩa gì với bạn? Có thể đó là khởi đầu trước khi đến phần tranh luận chính. Có thể đó là cuộc trò chuyện tẻ nhạt về thời tiết tại quán cà phê, trong thang máy vào một buổi sáng thứ hai. Hay có lẽ bạn không có ấn tượng mấy và thấy nó khó khăn, giả tạo và tầm thường?

Hội thoại ngắn đến với mọi người một cách dễ dàng. Không bao giờ thiếu chủ đề để nói và có thể bắt đầu trong hầu hết mọi tình huống. Tuy nhiên, với một số người khác, cuộc hội thoại nhỏ là điều gì đó dường như lảng tránh họ. Họ muốn nói chuyện nhưng lại không biết phải nói gì.

Nếu bạn phải đấu tranh để tạo ra một mẩu hội thoại ngắn, đừng lo lắng – đây là một kỹ năng bạn có thể học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết làm thế nào tạo ra mẩu hội thoại ngắn và nó có lợi gì cho công việc và cuộc sống của bạn. Chúng ta cũng xem xét làm thế nào tránh một số cạm bẫy trong giao tiếp.

Mục lục

Mẩu hội thoại ngắn là gì?

Nhà nhân loại học Ba Lan Bronisław Malinowski là người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này vào năm 1923. Ông mô tả nó là “biểu hiện không chủ đích của việc ưa thích hay ác cảm, tham gia vào những việc không liên quan và bình luận về những điều hoàn toàn rõ ràng”. Nói cách khác, mục đích của nó là tạo ra sự hòa đồng, thay vì truyền tải thông tin.

Một mẩu hội thoại ngắn có thể bao gồm tất cả những điều này. Nhưng nó lại là một trong những kỹ năng giao tiếp bị đánh giá thấp nhất. Nó rất quan trọng trong nhiều nền văn hoá doanh nghiệp và là phần quan trọng trong cả mạng lưới quan hệ lẫn cuộc sống hàng ngày của bạn.

Tại sao mẩu hội thoại ngắn lại quan trọng?

Tầm quan trọng của việc tán gẫu nơi làm việc nằm trong mối liên kết mà nó tạo ra chứ không phải là những điều được nói ra.

Chỉ cần trò chuyện, tán gẫu với đồng nghiệp, khách hàng là có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo ra kết nối tích cực giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nó cũng góp phần xây dựng và củng cố mối quan hệ xã hội của bạn.

Tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu có thể khiến công việc tiến triển theo chiều hướng tích cực. Biết cách tạo ra mẩu hội thoại ngắn giúp bạn đạt được điều này bằng cách xây dựng thiện cảmlòng tin với người đối diện.

Mẩu hội thoại ngắn có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích, không chỉ là tạo ra ấn tượng tốt. Ví dụ, tán gẫu với khách hàng tiềm năng có thể dẫn đến cuộc thảo luận làm ăn nghiêm túc hơn sau này.

Làm thế nào tạo ra mẩu hội thoại ngắn

Tạo mẩu hội thoại ngắn có thể khiến bạn sợ hoặc không thoải mái. Dù thế nào đi chăng nữa, đây là một kỹ năng mà bạn có thể học hỏi và cải thiện. Ba bước sau đây giúp bạn cải thiện khả năng tạo mẩu hội thoại ngắn, đó là: chuẩn bị, bắt đầu nói chuyện và thực hành lại!

Chuẩn bị

Luyện tập sẽ đem lại lợi ích và giúp bạn thêm tự tin khi tham gia vào mẩu hội thoại ngắn. Nếu chuẩn bị trước một vài chủ đề, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện với ai đó hoặc tham gia giữa chừng vào một cuộc trò chuyện. Hãy cân nhắc một số điều dưới đây:

  • Đừng tạo áp lực cho mình: hãy cố gắng suy nghĩ tích cực. Bạn chỉ muốn tạo ấn tượng và mối quan hệ tốt với ai đó.
  • Bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt: chào hỏi bình thường, khen ngợi và nở nụ cười với mọi người bất cứ khi nào có cơ hội. Xây dựng từ từ bằng cách đưa ra một đến hai câu hỏi.
  • Tìm hiểu thông tin: bạn không thể tự tin giao tiếp khi không biết phải nói gì vì vậy hãy cố gắng tìm hiểu một số chủ đề mọi người có thể đề cập đến. Đó có thể là tin tức, sự kiện địa phương, thể thao…
  • Chuẩn bị lời giới thiệu: câu hỏi phổ biến nhất mà mọi người đặt ra là “Vậy, bạn làm gì?” phản hồi với một câu trả lời ngắn gọn nhưng đầy đam mê sẽ khiến người khác muốn tìm hiểu về bạn. Ví dụ: “Tôi đào tạo nhân viên kinh doanh mới và giúp họ tìm ra thế mạnh của bản thân”, chứ không phải “Tôi làm trong bộ phận kinh doanh”. Tạo ra sự tò mò cho mọi người, khiến họ muốn tìm hiểu thêm, cuộc nói chuyện của bạn sẽ có khởi đầu tốt.
  • Chuẩn bị mở đầu : dưới đây là một vài câu hỏi bạn có thể sử dụng để bắt đầu cuộc trò chuyện:
    • “Bạn thích điều gì ở công việc/ sự kiện/thành phố này?”
    • “Điều thú vị nhất mà bạn được nghe hôm nay là gì?”
    • “Điều tốt đẹp nhất gì xảy đến với bạn hôm nay?”
    • “Bạn đã từng nghe bài thuyết trình nào thú vị thế này chưa?”

Bạn có thể luyện tập giới thiệu bản thân, bắt đầu cuộc hội thoại trước khi đến một sự kiện. Và bạn có thể nghĩ tới chủ đề trò chuyện tại chính sự kiện đó. Ví dụ: bạn có thể nghe được điều gì đó trong công ty và khơi gợi chủ đề nói chuyện với đồng nghiệp trong giờ giải lao.

Bắt đầu nói chuyện

Khi sẵn sàng bạn chỉ cần bắt đầu nói chuyện! Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện hoặc tham gia giữa chừng vào một cuộc hội thoại đã có.

Vậy nên bắt đầu thế nào? Thứ nhất, hãy cảnh giác với cơ hội – lắng nghe tìm kiếm cơ hội kết nối với người khác. Ví dụ: nếu nghe ai đó đề cập đến việc mua một chiếc xe giống bạn hay chuẩn bị tham gia vào nhóm bạn, hãy sử dụng chủ đề đó để trò chuyện.

Nếu lo lắng, sử dụng kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và tập trung để giảm căng thẳng. Nếu thư giãn, bạn sẽ cảm thấy tự nhiên và tự tin hơn.

Khi có tự tin và kỹ năng, bắt đầu đối thoại nhiều hơn. Sau này bạn có thể điều khiển và duy trì cuộc trò chuyện thay vì chỉ là một thành viên tham gia. Cố vấn Carol Fleming đề xuất phương pháp A-R-E để đạt được điều này. A-R-E là viết tắt của Anchor – điểm neo , Reveal –tiết lộ và Encourage – khuyến khích:

  • Điểm neo: đưa ra quan sát ngắn gọn về một kinh nghiệm được chia sẻ với người khác như một điểm khởi đầu cho mẩu hội thoại ngắn. Có thể bắt đầu bằng một lời nhận xét như “Thật là một ngày đẹp trời” hay “Thức ăn ở đây thật tuyệt vời.”
  • Tiết lộ: cố gắng thiết lập kết nối với anh ta. Ví dụ: “Thời tiết ở đây năm ngoái thật khủng khiếp” hay “Tôi đã dùng bữa ở nhiều nhà hàng nhưng không thể sánh bằng thức ăn ở đây được”, tiết lộ điều gì đó về bản thân và cho người đối diện có cơ hội phản hồi.
  • Khuyến khích: đặt ra một câu hỏi để thu hút anh ta, chẳng hạn như “Anh có tham gia hội thảo năm ngoái?” Hoặc “Anh đánh giá nó thế nào?”

Ngôn ngữ cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự thành công mẩu hội thoại ngắn. Thông qua tư thế và cử chỉ sẽ cho thấy sự hòa nhã, tích cực, nhiệt tình của bạn.

Cuối cùng, đừng dành quá nhiều thời gian nói chuyện với chỉ một người hay một nhóm người – bạn và họ cũng có thể muốn nói chuyện với người khác. Tiếp tục trao đổi ngắn gọn sau đó kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự hoặc tìm lý do để rời khỏi cuộc trò chuyện.

Khi kết thúc cuộc nói chuyện, tìm cách không làm người đối diện cảm thấy hụt hẫng để có thể tiếp tục trò chuyện sau này. Chờ đến thời điểm thích hợp và quay lại chủ đề mà bạn đưa ra để kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự. Ví dụ: nếu bạn bắt đầu bằng câu hỏi “Bạn đã từng tham gia buổi thuyết trình nào thú vị thế này chưa?” Bạn có thể kết thúc như sau “Người tiếp theo chuẩn bị trình bày. Hy vọng là anh ấy sẽ làm tốt”. Sau đó, tìm cách rút lui tích cực như “Tôi phải đi tìm chỗ ngồi rồi, thật tuyệt khi được nói chuyện với bạn. Hy vọng sau này chúng ta có thể tiếp tục nói chuyện.” Và kết thúc với một nụ cười và một cái bắt tay.

Thực hành lại lần nữa!

Càng tham gia nhiều mẩu hội thoại ngắn, bạn sẽ thấy tự nhiên hơn. Tận dụng cơ hội để trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và thậm chí những người lạ mặt sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng của mình.

Mẹo:

Khi tham gia vào mẩu hội thoại ngắn, hãy quan sát xem người khác cư xử thế nào và lắng nghe chú tâm khi họ nói chuyện. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, các chủ đề mà người đối diện thảo luận và cách họ nói chuyện. Giọng điệu, sự quyết đoán và phong cách của họ có thể cho bạn cái nhìn sâu sắc về điều gì nên nói, điều gì không.

Cạm bẫy cần tránh trong mẩu hội thoại ngắn

Nhìn chung, thông thường cuộc trò chuyện này nói về các chủ đề “nhẹ nhàng” nên có thể không kéo dài lâu. Nhưng một số chủ đề và hành vi có thể khiến người khác không hứng thú. Ví dụ, đừng nói về bản thân mình quá nhiều. Thể hiện sự quan tâm đến người đối diện và để họ tham gia vào cuộc trò chuyện.

Bạn nên tránh xa các chủ đề gây tranh cãi hoặc khiêu khích. Giữ mọi thứ thân thiện và nhẹ nhàng. Tránh các chủ đề như tôn giáo, chính trị, không vô tình làm mất lòng người khác là một điều khôn ngoan

Nếu đang làm việc tại một quốc gia mới hay không quen thuộc, hãy đọc cách tiếp cận cuộc hội thoại ngắn và nhận thức sự khác biệt tiềm ẩn giữa các nền văn hoá. Ví dụ như ở Nhật Bản và Ấn Độ, việc nói chuyện phiếm hay tán gẫu với cấp trên là không phù hợp.

Những điểm chính

Mẩu hội thoại ngắn là “chất bôi trơn”, công cụ quan trọng để tìm ra nền tảng chung với người khác thông qua khám phá sở thích và ý tưởng của mọi người. Nó có thể mở ra cơ hội giao tiếp, tạo ra cũng như duy trì mối quan hệ.

Mẩu hội thoại thường đóng vai trò rất quan trọng tại nơi làm việc. Nội dung của nó không quan trọng bằng vai trò nó tạo ra, xây dựng và duy trì mối liên hệ giữa các đồng nghiệp.

Tạo hội thoại ngắn là một kỹ năng mà bạn có thể học hỏi. Quá trình chuẩn bị hiệu quả có thể giúp ích cho bạn. Cởi mở, sự tò mò và khả năng lắng nghe sẽ giúp bạn tận dụng kỹ năng này hiệu quả.

Hpo Banner