Blog

Tận hưởng thời gian đi làm

Tìm hiểu làm thế nào để có được hành trình tốt hơn

Nam đi làm bằng tàu điện ngầm hết một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, anh không xem đây là khoảng thời gian lãng phí vì anh vừa nghe podcasts và đọc sách điện tử khi đang di chuyển.

Anh cũng học được cách quản lý căng thẳng mà mình đã từng trải qua khi bước vào chuyến tàu đông đúc.

Đi làm có thể là một trải nghiệm bực bội và căng thẳng nhưng không nhất thiết luôn như vậy. Với một chút chuẩn bị, thời gian đi làm sẽ trở thành khoảng thời gian thú vị mà bạn có thể sử dụng để suy nghĩ, thư giãn và học hỏi kỹ năng mới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem làm thế nào bạn có thể cải thiện trải nghiệm đi làm của mình và khám phá xem làm thế nào để sử dụng thời gian đi làm hiệu quả hơn.

Mục lục

Lợi ích và hạn chế của việc đi làm

Theo điều tra của  U.S. census, 8% người lao động Mỹ đi làm hết hơn một tiếng đồng hồ. Khoảng 600.000 người trong số này đi làm hết hơn ba tiếng mỗi ngày.

Tại Anh, thời gian đi làm trung bình tương tự. Một người lao động điển hình ở Anh phải mất 41 phút để đi làm mỗi ngày và cứ 10 người lao động thì có 1 người phải mất 2 tiếng trở lên để tới nơi làm việc.

Nhiều người nhìn nhận việc đi làm của họ như một trải nghiệm tiêu cực, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng khoảng thời gian này hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể sử dụng khoảng thời gian này để chuẩn bị cho ngày làm việc của mình. Và bạn có thể sử dụng khoảng thời gian đi về nhà để thư giãn, trước khi dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Bạn cũng có thể sử dụng thời gian đi làm để làm những việc như học hỏi kỹ năng mới hoặc tự giải trí cho bản thân để có được tâm trạng thoải mái khi đến nơi làm việc.

Tất nhiên, việc đi lại cũng có những hạn chế. Những chuyến đi dài có thể gây căng thẳng, trải nghiệm tiêu cực nếu bạn không tư duy đúng. Một chuyến đi làm kéo dài cũng có thể dẫn đến tăng cân và cao huyết áp.

Chiến lược giúp cải thiện chuyến đi của bạn

Sử dụng những chiến lược dưới đây giúp bạn có một chuyến đi làm thú vị và hiệu quả hơn.

Thay đổi tư duy

Một số người coi đi làm là việc vặt mà họ phải hoàn thành để có thể thực hiện công việc của mình. Tuy nhiên, suy nghĩ như thế có thể làm tăng căng thẳng và thất vọng. Nó cũng có thể dẫn đến những phiền toái và xung đột trong công việc.

Cố gắng đừng xem thời gian đi làm là một trải nghiệm tiêu cực; thay vào đó, hãy nghĩ nó như là khoảng thời gian mà bạn có thể sử dụng để nâng cao kỹ năng, suy nghĩ về ước mơ và thành tựu của mình hoặc chỉ đơn giản là thư giãn.

Hãy nhớ rằng, tất cả những người xung quanh trên đường hoặc trong tàu điện ngầm, xe bus cũng ở trong tình huống tương tự bạn. Hãy thử đồng cảm và từ bi nếu người khác chen lấn bạn. Bạn cũng có thể chơi game trong tâm trí để xoay chuyển tâm trạng tồi tệ – ví dụ, hãy dành lời khen chân thành cho những người mà bạn nhìn thấy xung quanh mình hoặc tưởng tượng những điều có thể làm một người cười.

Học cách thư giãn

Nghiên cứu năm 2000 cho thấy những kỹ thuật thư giãn rất tốt để giảm căng thẳng trong thời gian đi làm. Đó là khi bạn tập trung chăm chú vào thư giãn cơ bắp.

Trước hết, hãy tập trung thư giãn ở bàn chân và chân. Sau đó, di chuyển dần lên cơ thể, tập trung vào một khu vực tại một thời điểm. Chú ý cẩn thận đến tay, cổ và lưng; nhiều người gặp căng thẳng tại những bộ phận này trong khoảng thời gian đi làm. Luyện tập hít thở sâu bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nghe nhạc cổ điển và “tự chọn” có thể giúp bạn thư giãn nếu bạn cảm thấy căng thẳng khi đi làm. Hãy chuẩn bị những bản nhạc thú vị trên xe hơi hoặc trên smartphone.

Hoạt động

Thêm một số hoạt động thể chất vào thời gian đi làm là một cách tuyệt vời để tập thể dục nhiều hơn và giảm căng thẳng.

Nghiên cứu gần đây cho thấy những người đi bộ, đi xe đạp hoặc chạy đi làm cảm thấy hài lòng hơn với việc đi làm của mình. Những người này cũng nhận được lợi ích cả thể chất lẫn tinh thần từ việc tăng thêm hoạt động vào thói quen hàng ngày của họ.

Nếu không thể đi bộ hoặc xe đạp trong suốt chuyến đi thì bạn có thể thực hiện việc này trong một phần quãng đường. Ví dụ, bạn có thể đậu xe cách văn phòng vài dặm và đi xe đạp phần đường còn lại. Hoặc, bạn có thể xuống xe buýt/ tàu điện ngầm cách nơi làm việc vài điểm dừng và đi bộ hoặc chạy đến nơi.

Bạn cũng có thể tham gia phòng tập gần văn phòng của mình. Tập luyện một tiếng trước hoặc sau khi làm việc giúp bạn cải thiện sức khoẻ và giảm căng thẳng. Nó cũng có thể giúp bạn tránh được giờ cao điểm.

Hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng thời gian đi lại ảnh hường tích cực đến thái độ của bạn.

Dành thời gian trên xe buýt, tàu điện ngầm cập nhật thông tin về lĩnh vực bạn đang làm việc bằng cách đọc báo trực tuyến, tạp chí thương mại. Hoặc, hãy bắt đầu ngày làm việc sớm, đọc bài trên blog bằng smartphone hoặc máy tính bảng, cập nhật tin tức hàng ngày, gọi điện thoại (miễn là bạn nói chuyện lặng lẽ!) và suy nghĩ ý tưởng và giải pháp cho vấn đề.

Bạn cũng có thể nghe sách audio hoặc podcast bằng đài FM của xe hoặc máy nghe nhạc MP3.

Một cách khác để sử dụng thời gian đi làm hiệu quả là viết nhật ký. Sử dụng thời gian đi lại suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp, thành tựu hoặc những điều mà bạn biết ơn. Điều này có thể giúp bạn kết nối lại với chính mình và giấc mơ của mình, nhắc nhở bạn về những điều bạn biết ơn và đưa ra lối thoát giúp bạn giảm căng thẳng.

Cảnh báo:

Lưu ý nói chuyện qua điện thoại và nhắn tin khi lái xe rất nguy hiểm.

Báo cáo của U.S. Governor’s Highway Safety Association năm 2011,  Distracted Driving, phát hiện ra rằng việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe làm tăng đáng kể thời gian phản ứng. Báo cáo cũng nhận thấy nguy cơ xảy ra va chạm tăng lên 4 lần khi lái xe sử dụng điện thoại di động. Nhiều quốc gia, tiểu bang và khu vực cấm sử dụng điện thoại di động khi lái xe.

Để giữ an toàn, hãy tắt chuông điện thoại ngay khi vào xe cho đến khi đến nơi làm việc.

Giữ gìn sức khỏe

Nhiều người đi làm, đặc biệt lái xe, phàn nàn về việc đau lưng, cổ hoặc vai sau một ngày dài. Có thể là do tư thế khi phải đứng trong thời gian dài và giơ tay (như nhiều người phải làm trên tàu điện ngầm. xe bus), hoặc chỗ ngồi không thoải mái trên xe buýt.

Để chống lại những nhân tố này, chú ý đến cách bạn ngồi hoặc đứng: đảm bảo lưng thẳng, bàn chân đặt phẳng trên sàn. Khi đứng, cố gắng không đặt tất cả trọng lượng lên một chân, việc này có thể gây đau lưng. Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng gối nhỏ hỗ trợ một phần lưng nếu bạn ngồi trong suốt thời gian đi làm; nó giúp bạn làm dịu cơn đau lưng.

Một cách khác để giữ gìn sức khỏe là mang kèm đồ ăn vặt và nước khi đi làm. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi làm việc. Đói và mất nước có thể khiến bạn bực tức và ăn đồ ăn kém chất lượng, vì vậy hãy mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh như quả hạch hoặc trái cây để ăn trên đường về nhà.

Nếu đi làm bằng xe lửa, tàu điện ngầm hoặc xe buýt, đừng chạm vào mắt, miệng hoặc mũi trong suốt chuyến đi và rửa tay ít nhất trong 20 giây ngay khi đến nơi.

Đàm phán thời gian làm việc

Đàm phán thời gian làm việc khác nhau với sếp nếu việc đi lại vẫn là một trải nghiệm khó chịu và không vui đối với bạn. Hỏi xem liệu bạn có thể làm việc ở nhà vào những ngày nhất định hay thay đổi giờ làm việc sớm hơn hoặc muộn hơn trong ngày để tránh giờ cao điểm.

Bạn sẽ cảm thấy ít căng thẳng và hạnh phúc hơn nếu có thể cắt giảm thời gian đi làm. Điều này có thể khiến bạn tham gia nhiều hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Những điểm chính

Để khiến chuyến đi làm trở nên thú vị và hiệu quả hơn, hãy thay đổi suy nghĩ của bạn. Hãy nhìn nhận việc đi làm như là khoảng thời gian quý báu suy nghĩ về những ước mơ và mục tiêu của bạn và tìm hiểu điều gì đó mới mẻ.

Để tối đa hóa thời gian đi làm của mình, hãy nghe sách audio hoặc podcast, đọc sách và cập nhật thông tin trong ngành. Bạn cũng có thể sử dụng thời gian này tập thể dục và thư giãn nhiều hơn .

Chú ý đến cách ngồi hoặc đứng, đảm bảo không bị mất nước, đói bụng và cân nhắc việc hỏi sếp xem liệu bạn có thể thay đổi giờ làm việc để tránh giờ cao điểm.

Hpo Banner