Blog

Quản lý Cảm xúc của nhân viên

Trong bài viết này, chúng ta sẽ:

  • Khám phá làm thế nào bạn có thể kiểm soát cảm xúc của nhân viên,
  • Vì vậy mà bạn có thể cùng với đội ngũ làm việc có hiệu quả hơn.

Mục lục

1. Duy trì không khí vui vẻ trong hoạt động đội nhóm

Bạn vừa tập trung nhóm của bạn cho một phiên họp, tất cả vui mừng để bắt đầu tốt, ngoại trừ Phi.

Phi rõ ràng đang thất vọng.Anh ta thở dài ầm ĩ, phàn nàn với đồng nghiệp về khối lượng công việc khổng lồ của mình, và xem đồng hồ để xem khi nào anh có thể rời khỏi cuộc họp.Bạn có thể nhìn thấy sự tiêu cực của Phi ngốn năng lượng của các thành viên còn lại của đội.

Bạn tiếp tục họp, hy vọng sẽ lờ đi được tâm trạng xấu của Phi, nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.Mọi ý tưởng mà mọi người giới thiệu đềuđược những nhận xét ​​chán nản từ Phi, và, sau một vài phút, bạn biết cuộc họp sẽ là một sự lãng phí thời gian.Không ai muốn được ở cùng phòng với Phi, và những lời chỉ trích của Phi đang giết chết những ý tưởng có tiềm năng tốt trước khi bất cứ ai thậm chí có thể xem xét chúng.Bạn kết thúc buổi làm việc với ít tiến bộ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực, có thể lây lan từ người này sang người khác.Nếu một thành viên nhóm trải qua một cảm xúc tiêu cực, sau đó rất có thể nó sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của toàn bộ đội.

2. Nhận ra cảm xúc của đội

Mỗi ngày, những phức tạp và kích thích nhỏ hay nghiêm trọng đều có thể ảnh hưởng đến

  • Chúng ta
  • Công việc của chúng ta,
  • Đồng nghiệp
  • Và các bộ phận, tổ chức.

Nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến:

  • Cách chúng ta nghĩ,
  • Cảm nhận
  • Và hành động

không chỉ trong ngày hôm đó, mà đối với những ngày sắp tới.

Khi cá nhân giữ những cảm xúc tiêu cực, họ có thể

  • Chịu những tác động xấu
  • Tức giận,
  • Kiệt sức,
  • Năng suất kém,
  • Tinh thần thấp.

Điều này đặc biệt có khả năng ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc và cuộc sống nếu một phần của công việc của họ là gây ấn tượng cho khách hàng.

Điều tồi tệ nhất là họ sẽ diễn tả tâm trạng này, chẳng hạn như hét lên với người xung quanh họ, làm xáo trộn những người này, và ảnh hưởng đến năng suất của họ.

Là nhà quản lý, bạn cần đảm bảo rằng

  • Nhóm của bạn làm việc hiệu quả
  • Nhóm gắn bó khăng khít

Do vậy, bằng cách nhận ra những cảm xúc các cá nhân và hướng dẫn họ đối phó trước khi chúng lây lan đến tất cả mọi người khác, kéo theo năng suất của cả đội sụt giảm ngay tức thì.

3. Ảnh hưởng của cảm xúc đối với hiệu suất

Hầu hết chúng ta trải nghiệm nhiều cảm xúc trong ngày.Trong một nghiên cứu năm 1997, Cynthia Fisher, giáo sư Đại học Bond quản lý, xác định rằng các cảm xúc tiêu cực phổ biến nhất mà con người từng trải trong công việc là:

  • Tức giận / Căng thẳng.
  • Thất vọng / Bị chọc giận.
  • Lo lắng / bồn chồn.
  • Không thoải mái / không vui vẻ.
  • Cảm thấy người khác vướng mắt, có ác cảm với cá nhân khác

Một trong những cách tốt nhất để hướng dẫn nhân viên kiểm soát cảm xúc của họ là chính nhà lãnh đạo khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và gương mẫu.

3.1. Tức giận / Căng thẳng

Quá nhiều sự tức giận có thể gây ra vấn đề lớn cho một đội.Nếu sự giận dữ của một ai đó là ngoài tầm kiểm soát và đang ảnh hưởng tiêu cực đến những người khác, hãy thử những cách sau:

  • Gặp gỡ với thành viên giận giữ một một -Cho người đó biết rằng bạn đã nhận thấy sự tức giận trong họ, và hỏi người đóhãy cho bạn biết những gì đã xảy ra.Hãy thử đề nghị như thế này: “Tôi thấy rằng bạn đang rất khó chịu, bạn có thể cho tôi biết những gì đã xảy ra khiến bạn khó chịu nhiều đến như vậy?”
  • Hiểu về nhân viên- Đôi khi chúng ta hành động trong sự tức giận vì chúng ta cảm thấy bị cô lập và cô độc.Nếu bạn nghĩ rằng đây có thể là trường hợp đó, hãy thực hiện một nỗ lực để dành nhiều thời gian nhiều hơn một chút với người này.Hỏi anh ta về mục tiêu nghề nghiệp và giúp anh ta phát triển một cách chuyên nghiệp.
  • Ghi lại video cho sự cố tiếp diễn- Nếu một trong những thành viên trong nhóm của bạn thường xuyên nổi giận trong các cuộc họp, ghi hình sư cố kế tiếp.Khi đã nguôi ngoai, cho nhân viên đó xem băng ghi hình, người đó sẽ thấy hành động của mình, và các tác động tiêu cực gây ra cho những cá nhận khác trong đội.
  • Huấn luyện tinh thần dứt khoát với trạng thái căng thẳng- giúp các cá nhân tránh những cơn bộc phát tức giận bằng cách huấn luyện anh ta quyết đoán, dứt khoát, chứ không phải là hung hăng.Và các kỹ thuật để giúp anh ta kiểm soát sự tức giận của mình.

3.2. Thất vọng / Bị chọc giận

Nhân viên dễ dàng bị nhiễm thóiphàn nàn về những điều nhỏ nhặt,nếu gặp tình trạng này, hãy thử:

  • Gặp riêng các thành viên trong nhóm mình -Hãy yêu cầucá nhân để viết ra những gì gây ra sự thất vọng trong họ.Tiếp theo, viết ra những gì là lý do cá nhân đó cảm thấy thất vọng, bị phiền phức bởi những vấn đề này.Ví dụ, cô có thể phàn nàn về các quy trình mới trong kế toán.Tuy nhiên, những gì đang thực sự làm phiền cô ấy là cô ấy cần được đào tạo nhiều hơn, nhưng cô ấy xấu hổ khi thừa nhận rằng trước mặt mọi người khác.Cuối cùng, yêu cầu cô viết ra những gì cô ấy muốn và những gì bạn có thể làm gì để khắc phục vấn đề này.
  • Tránh ngôn ngữ của thói quen đổ lỗi- Không sử dụng các cụm từ như “bạn không bao giờ” hoặc “bạn luôn.”Đây là những cụm từ khiển trách.Cố gắng làm cho ngôn ngữ của bạn trung lập và thể hiện sự thấu hiểu.Hãy nhớ rằng, trong con mắt của các thành viên trong nhóm, sự thất vọng của bạn có tác động lớn.Hãy nghiêm túc.
  • Đánh giá những ý hợp lýtrong những lời chỉ trích- Đôi khi người ta có thể có những nhận định không thực tế về hành vi của người khác.Liệu các hành vi của một nhân viên nào, người đang hứng chịu nhữngý kiến chỉ trích, phàn nàn từ đội, có ảnh hưởng xấu đến việc cung cấp dịch vụ khách hàng, làm hỏng nỗ lực của đội, hoặc gây tổn hại cho cá nhân khác trong đội?Nếu không, người đang chịu chỉ trích có thể cần được khoan dung hơn.
  • Phản hồi- Tránh thất vọng trong tương lai bằng cáchphản hồi thường xuyên. Giải quyết vấn đề khi chúng phát sinh, và cho mọi người một cơ hội để nói về vấn đề này.Điều này có thể giúp tránh bùng nổ tức giận về sau.

3.3. Lo lắng / bồn chồn

Nếu có ai đó trong nhóm là một người hay lo lắng thực sự, thường thể hiện sợ hãi, thì tinh thần của nhân viên khác sẽ bị tác động. Thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Huấn luyện nhân viên-giúp cá nhân kiểm soát sự lo lắng của mình.Yêu cầu anh ta xác định chính xác những gì anh đang lo lắng.Nếu đó là một lo lắng chính đáng, hướng dẫn cho cá nhân đó cách tìm giải pháp cho vấn đề.
  • Yêu cầu nhân viên đó viết ra những lo lắng của mình–lo lắng thường đi “loanh quanh trong vòng tròn” trong tâm trí của họ.Bằng cách viết những lo lắng ra, cá nhân đó sẽ nhận ra những lo lắng ra trong tâm trí của mình, và có thể bắt đầu tự đánh giá có nên hay đáng lo lắng như vậy hay không.
  • Kỹ thuật phân tích “giá như”- Điều này giúp suy nghĩ về các giải pháp cho tất cả các kịch bản khác nhau, và nó sẽ làm cho cá nhân cảm thấy đã chuẩn bị nhiều hơn.
  • Giữ liên lạc –Thường xuyên thông báo cho cá nhân hay lo lắng về tin tức trong công ty.Càng biết nhiều, càng ít khả năng cá nhân này lo lắng về các tình huống tưởng tượng.

3.4. Không thoải mái / Không vui vẻ

Tìm hiểu lý do tại sao nhân viên cảm thấy không thoải mái càng sớm càng tốt bằng những cách sau:

  • Hãy đồng cảm- giúp gia tăng lòng tin của cá nhân đó và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
  • Thừa nhận cảm xúc của cá nhân đó- Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng một thành viên trong nhóm đang thất vọng vì cô không được thăng chức.Thay vì nói “Đó là OK, bạn sẽ nhận được một cơ hội khác,” để gạt bỏ cảm xúc của cá nhân này, hãythừa nhận sự thất vọng của cô ấy.Hãy cho cô ấy biết rằng bạn hiểu lý do tại sao cô ấy thất vọng, và tìm ra những gì cô ấy có thể làm để thúc đẩy sự nghiệp của cô.

3.5. Cảm thấy người khác vướng mắt, có ác cảm với cá nhân khác

Nếu có các thành viên không thích nhau, trận chiến giữa họ có thể dễ dàng bắt đầu và gây ảnh hưởng đến những người khác trong đội nhóm.Nếu bạn không giải quyết, chúng có thể gây ra một sự chia rẽ trong đội.Hãy thử các bước sau:

  1. Gặp từng nhân viên, và cố gắng tìm ra nguyên nhân gốc rễ củaác cảm.
  2. Gặp gỡ các thành viên đó trong cùng một cuộc họp, và cố gắng tạo ra một thỏa hiệp giữa họ.Giải thích rằng họ không hợp nhau, nhưng họ nhất định cần làm việc cùng nhau, vì mục tiêu chung của toàn đội.
  3. Yêu cầu cá nhân đó viết ra ít nhất hai điểm mà họ đánh giá cao, hay tôn trọng, về người còn lại.Vì họ đang tập trung 100 phần trăm vào những gì họ không thích về người khác, nên kỹ thuật này có thể giúp đỡ để thay đổi một phần nhìn nhận của họ về người còn lại

3.6. Nhân viên giàu cảm xúc

Người hay xúc động – đó là người mà trạng thái cảm xúc đổi đáng theo các sự kiện diễn ra trong ngày.Người này có thể vui vẻ và thân thiện trong buổi sáng, và đầy tiêu cực trong buổi chiều.

Quản lý cá nhân giàu cảm xúc là một thách thức vì khó để biết những gì họ đang mong đợi.

Xác định thế mạnh, cá tính của cá nhân này, điều này có thể giúp anh ta hoặc cô ấy cảm thấy an tâm hơn, và ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc thăng trầm.

Những điểm chính

Cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta làm việc.

Nếu bạn đang ở vị trí lãnh đạo, biết cách quản lý cảm xúc của các thành viên trong nhóm có tâm giúp mọi người làm việc với nhau hiệu quả hơn.

Những cảm xúc phổ biến nhất mà chúng tôi cảm thấy tại nơi làm việc là:

  • Tức giận / Căng thẳng.
  • Thất vọng / Bị chọc giận.
  • Lo lắng / bồn chồn.
  • Không thoải mái / không vui vẻ.
  • Cảm thấy người khác vướng mắt, có ác cảm với cá nhân khác

Hãy:

  • Giao tiếp cởi mở với mọi người.
  • Dành thời gian trao đổi cá nhân với các nhân viên có sự thay đổi thái quá trogn cảm xúc
  • Tìm ra những gì bạn và nhân viên đó có thể làm để giảm bớt tình trạng này,
  • Giúp người này di chuyển về phía trước.

Chúc bạn làm chủ tình huống và giúp nhân viên làm chủ cảm xúc của chính họ!

Hpo Banner