Blog

Biến ý tưởng thành hiện thực

Hành động!

Đã bao lần bạn nghĩ tới một ý tưởng thực sự tuyệt vời? Có lẽ là một cái gì đó cách mạng hóa cách thức hoạt động của văn phòng. Hay đó là một sản phẩm tuyệt vời có thể thu hút hàng triệu người trên toàn thế giới.

Hầu hết chúng ta đều ở trong tình huống này ít nhất một lần và có lẽ chúng ta phải thừa nhận rằng ý tưởng này không bao giờ thành hiện thực. Chắc chắn, đó là ý tưởng sáng tạo và có thể thực hiện được. Nhưng chúng ta không hành động. Tại sao? Tại sao chúng ta biết đó là ý tưởng tốt nhưng chỉ nghĩ trong đầu – mà không làm bất cứ điều gì?

Một lý do là việc đưa ý tưởng vào thực tế tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ. Thậm chí nếu đó là một ý tưởng nhỏ, hầu hết chúng ta không nhận thấy những trở ngại tiềm ẩn cho đến khi hành động. Chúng ta giả định bản thân đã thua cuộc trước khi bắt đầu. Một lý do khác có thể là do sợ hãi – sợ phải di chuyển ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết các bước và một số mẹo giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực.

Mục lục

Thực hiện ý tưởng của bạn

Bạn đã có một ý tưởng. Giờ thì sao?

Bước 1: Xác định ai bị ảnh hưởng bởi ý tưởng

Hãy tưởng tượng, ý tưởng bạn đưa ra là một quy trình giúp giảm một nửa thời gian báo cáo cuối tháng của công ty. Ai sẽ được lợi? Rõ ràng, tất cả những ai tham gia vào hệ thống báo cáo cuối tháng. Giám đốc điều hành có thể sẽ quan tâm nhiều đến ý tưởng này? Và nếu quy trình mới tiết kiệm được nửa ngày làm việc cho tất cả mọi người, nhóm bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho những thứ khác?

Với quy mô nhỏ, bạn dễ dàng nhận ra những điều này. Với quy mô lớn hơn, kỹ thuật phân tích các bên liên quan giúp bạn xem xét kỹ lưỡng hơn về điều này.

Xác định ai sẽ bị ảnh hưởng cũng giống như xác định “thị trường mục tiêu”. Khi đã sẵn sàng bán ý tưởng, bạn biết mình sẽ phải nói chuyện với ai. 

Bước 2: Xem xét tác động của nó tới mọi người

Bây giờ bạn biết ai sẽ bị ảnh hưởng bởi ý tưởng này, hãy nghĩ xem nó sẽ ảnh hưởng ra sao tới mỗi người trong số họ. Lợi ích là gì? Chi phí ra sao? Và những lợi ích đó có đủ lớn hơn chi phí?

Ở giai đoạn này, bạn có thể làm điều này một cách hời hợt. Trong bước 4, sau khi bạn đã lên kế hoạch những việc cần làm, bạn có thể xem xét nó chi tiết hơn.

Bước 3: Lên kế hoạch “ngược”

Tiếp theo, tạo kế hoạch cho thấy bạn sẽ giúp những người này thế nào? Cách dễ nhất để làm nó là tạo ra một kế hoạch “đảo ngược. 

Với hầu hết mọi người, điều này dường như không có ý nghĩa. Bạn cần lên kế hoạch bằng cách tiến lên phía trước, đúng không? Vâng, đó là một cách làm. Nhưng khi mới bắt đầu, có nhiều hướng mà bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu cuối cùng, do đó rất dễ bị lạc. Tuy nhiên khi bắt đầu với mục tiêu cuối cùng và thực hiện ngược lại, mọi thứ có xu hướng dễ dàng hơn nhiều.

Dưới đây là ví dụ:

Một trong những quy trình tổng kết nội bộ cuối tháng của công ty mất 4 ngày để hoàn thành, do số lượng dữ liệu mà Hằng phải xử lý cuối tháng quá nhiều. Điều này gây ra nhiều căng thẳng khi quản lý cấp cao luôn muốn có tài liệu tổng kết trước đó và có nghĩa Huyền không có thời gian nghỉ –  điều này đôi khi khiến cô bực bội. Bạn muốn tổng kết hàng tháng chỉ mất không quá một ngày. Nhưng làm thế nào để điều đó xảy ra? Hãy tư duy “ngược”

  • Kết quả cuối cùng là gì? Bạn muốn bản tổng kết cuối tháng có sẵn không quá một ngày, sau khi hoạt động cuối cùng được hoàn tất.
  • Ngay lập tức, bạn nhận ra, nếu Hằng xử lý dữ liệu theo đợt trong suốt tháng, cô ấy sẽ không có quá nhiều việc phải làm vào cuối tháng. Nhưng nó đòi hỏi các phòng ban cung cấp số liệu hàng tuần thay vì mỗi tháng.
  • Bạn nói chuyện với đồng nghiệp ở các phòng ban khác và họ đồng ý cung cấp dữ liệu hàng tuần. Mặc dù việc này tạo ra nhiều việc hơn cho họ, nhưng họ rất vui khi thay đổi, vì nó có nghĩa, họ không phải xử lý hàng loạt câu hỏi từ Hằng với một thái độ căng thẳng vào cuối tháng.

Bằng cách tư duy ngược, bạn lên kế hoạch thực hiện ý tưởng và biến nó thành hiện thực. Có thể bạn sẽ không đi sai hướng, vì bạn bắt đầu từ điểm kết thúc.

Đảm bảo bạn ghi lại kế hoạch của mình – rất khó để biến kế hoành thành hiện thực khi nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của bạn. Tham khảo thêm bài viết Kế hoạch hành động, Phân tích Yêu cầu Kinh doanh và Kỹ thuật đề xuất “Người rơm” – cung cấp cho bạn một số mẹo đưa các yếu tố vào kế hoạch và đảm bảo không quên bất cứ điều gì.

Đảm bảo bạn đánh giá RỦI RO. Tìm hiểu các cách giúp bạn giảm nguy cơ xảy ra những rủi ro này – hoặc  giảm tác động của chúng nếu xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn phụ thuộc vào người khác. Đánh giá và sau đó giải thích rủi ro. Nó cho bạn một cái nhìn thực tế về ý tưởng của mình.

Bước 4: Đánh giá đề xuất của bạn

Bây giờ bạn đã có một kế hoạch phù hợp, bạn cần kiểm tra lại, đảm bảo nó hoạt động và có thể thực hiện được.

Bước 5: Yêu cầu Phản hồi

Tiếp theo, thảo luận ý tưởng với một vài người mà bạn tin tưởng. Liệu ý tưởng này có hợp lý? Đặc biệt, hãy thử với những người mà bạn nghĩ sẽ có lợi? Đầu vào của họ giúp bạn cải thiện ý tưởng.

Hãy cẩn thận ở đây. Tránh những người tiêu cực, những người luôn muốn làm nản chí người khác. Phản hồi rất hữu ích, nhưng đừng để bản thân bị ảnh hưởng bởi những người không có tầm nhìn. 

Mẹo:

Nếu bạn muốn thành lập dự án khai thác ý tưởng này, hãy cẩn thận với những người mà bạn nói chuyện. Một mặt, nói chuyện giúp bạn cải thiện ý tưởng, tìm được đồng minh và người hậu thuẫn. Mặt khác, bạn có thể bị mất quyền kiểm soát ý tưởng này. Niềm tin rất quan trọng ở đây.

Bước 6: Bắt đầu Hành động

Suy cho cùng, nghĩ tới một ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện nó nghe có vẻ dễ dàng và thú vị và liên quan đến những cam kết nhỏ bên ngoài. Nhưng thực hiện chúng một cách cẩn thận có vẻ hơi đáng sợ và rất nhiều công việc khó khăn và nhàm chán.

Nhưng đây là cơ hội để bạn có được một cái gì đó tuyệt vời!

Bạn đã hoàn thành mọi thứ cho đến lúc này – bạn biết ai sẽ có lợi, bạn biết chính xác những điều cần làm để hoàn thành công việc và bạn có được một số phản hồi từ các đồng nghiệp. Vì vậy, hãy thực hiện nó. Ý tưởng vẫn chỉ là ý tưởng, trừ khi bạn hành động, biến nó thành hiện thực.

Hầu hết, bạn sẽ cần sự hỗ trợ của người khác – để được phép thực hiện, hoặc giúp đỡ thực hiện nó.

Khi bạn tìm kiếm sự chấp thuận để tiếp tục với ý tưởng của mình, đảm bảo bài bán hàng của bạn tập trung vào lợi ích cũng như các tính năng. Một tính năng là một thực tế – ví dụ: “Tính năng điện thoại mới này là độ phóng đại của camera 10 lần”. Một lợi ích là kết quả của thực tế, “Cái gì trong đó cho tôi?” Vì vậy, “Ống kính này giúp bạn chụp những bức ảnh ngẫu hứng tuyệt vời, những thứ trông nhỏ bé trên camera chiếc điện thoại bình thường”. Với câu đó, đề nghị của bạn trở nên cá nhân hơn rất nhiều. Cho mọi người thấy những gì họ đạt được –  lý tưởng nhất là về thời gian hoặc tiền bạc, hoặc cả hai.

Và khi bạn cố gắng thuyết phục người khác giúp bạn thực hiện ý tưởng của mình, hãy tập trung các yêu cầu của bạn với Đồng mình hoặc “bạn bè” sẽ tăng cơ hội cho bạn. Đảm bảo công việc bạn yêu cầu mọi người thực hiện nằm trong khả năng của họ và phù hợp với lịch trình của họ. Thiết lập mục tiêu và deadline ngắn hạn cho bản thân và người khác. Điều này sẽ giữ cho dự án di chuyển và đảm bảo nó được hoàn thành.

Mẹo:

Nếu ý tưởng của bạn liên quan đến việc thành lập một doanh nghiệp mới để phát triển và ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bạn sẽ cần rất nhiều sự giúp đỡ và đào tạo để mọi thứ diễn ra đúng đắn. 

Bước 7: Tập trung vào kết quả cuối cùng 

Liệu Có trở ngại và chậm trễ không mong đợi nào xuất hiện khi bạn thực hiện kế hoạch? Gần như chắc chắn sẽ có. Có những việc xảy ra mà chúng ta không lường trước được, vì vậy điều quan trọng là phải kiên trì. Trở ngại không có nghĩa là điểm dừng – chúng chỉ là vấn đề cần giải quyết. Có thể bạn sẽ phải đối mặt với một vài trở ngại, vì vậy hãy mong chờ chúng.

Bạn có thể thấy được sức mạnh của sự kiên trì khi biết tới một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới. Thomas Edison đã trải qua hơn 10.000 thất bại trước khi chế tạo thành công bóng đèn. Vì vậy, trên hết, không bỏ cuộc!

Những điểm chính

Nhiều người có những ý tưởng thật tuyệt vời. Nhưng bởi họ không hành động nên chúng chỉ mãi là ý tưởng. Bằng cách tạo ra một kế hoạch, yêu cầu phản hồi và hành động, bạn có thể biến ý tưởng thành hiện thực. Nhưng đừng nghĩ nó sẽ dễ dàng. Xem xét rủi ro và rào cản có thể có – và tạo ra các giải pháp khắc phục chúng. Càng chuẩn bị tốt, cơ hội thành công sẽ cao hơn. 

Hpo Banner