Blog

Xử lý thế nào khi bị chỉ trích

Chấp nhận phản hồi với thái độ tích cực

Bạn phản ứng như thế nào khi bị chỉ trích?

Đối với nhiều người trong chúng ta, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là sự tức giận. Sau tất cả, không ai thích bị nói rằng bạn đã không làm tốt và một số trong chúng ta tìm cách tránh bất kỳ loại thông tin phản hồi tiêu cực đó..

Tuy nhiên, khi bạn tiếp nhận nó bằng một tâm trí cởi mở, bạn có thể sử dụng những lời chỉ trích đó để giúp bạn phát triển và trở nên hiệu quả hơn. Không ai hoàn hảo và những lời chỉ trích đó có thể chứa thông tin phản hồi có giá trị giúp bạn nhìn thấy điểm yếu của bản thân và cố gắng thực hiện tốt hơn trong lần tiếp theo.

Bài viết này chỉ cho bạn cách nhận biết những lời chỉ trích công bằng hay không công bằng, trước khi đưa ra lời khuyên giúp bạn xử lý những lời chỉ trích công bằng với thái độ tích cực.

Lời chỉ trích công bằng và không công bằng

Có những điểm khác biệt quan trọng trong cách bạn phản ứng với những lời chỉ trích công bằng và không công bằng

Lời chỉ trích công bằng được đưa ra theo cách tôn trọng, không đe doạ. Nó bao gồm các tuyên bố thực tế và tập trung vào các hành động được thực hiện, chứ không phải dựa trên người chịu trách nhiệm về chúng. Ví dụ: sếp bạn có thể nói với bạn sau một bài thuyết trình rằng, “Các slide của bạn chưa hiệu quả. Nếu bạn trình bày ngắn gọn hơn, mọi người sẽ lắng nghe nhiều hơn thay vì chỉ cố gắng đọc các slide. Một số hình ảnh bổ sung cũng sẽ làm cho nó thú vị hơn”.

Những lời chỉ trích không công bằng có thể được đưa ra một cách khắc nghiệt,  bạn sử dụng các thuật ngữ không phổ biến rộng rãi hoặc không tổng quát và đưa ra lời nhận xét ấy ở nơi công cộng – nơi có rất nhiều người nghe khác. Tuy nhiên, những lời chỉ trích không công bằng sẽ “tan chảy” khi bạn thách thức chúng một cách hợp lý. Xem bài viết, Đối phó với chỉ trích Không công bằng, để biết thêm về cách xử lý.

Xử lý chỉ trích

Khi bị chỉ trích, bạn sẽ dễ cảm thấy tự ti. Rốt cuộc, lời chỉ trích ngụ ý rằng chúng ta đã làm sai điều gì đó hoặc rằng chúng ta không đáp ứng hiệu suất mà chúng ta nên làm.

Vâng, tin tốt là không có ai là hoàn hảo! Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm ở một vài điểm nào đó.

Hãy suy nghĩ về việc: nếu bạn không bao giờ phạm sai lầm, có nghĩa là bạn đã không bao giờ đẩy mình ra khỏi vùng thoải mái của bản thân; Bạn chưa bao giờ chấp nhận rủi ro; Hoặc bạn chưa bao giờ mắc kẹt trong bất cứ điều gì. Điều đó khiến bạn không có cách nào để phát triển kỹ năng hoặc sự nghiệp của bản thân!

Đây là một số phản ứng mang tính tích cực đối với những lời chỉ trích hợp lý.

  • Điều chỉnh Thái độ: Bắt đầu bằng cách nhìn nhận những lời chỉ trích như là một cơ hội để học hỏi và làm tốt hơn. Người cung cấp thông tin phản hồi thường quan tâm đến bạn, muốn giúp bạn cải thiện hiệu suất. Bạn nên bắt đầu cuộc trò chuyện với một tâm trí cởi mở và bằng cách biết ơn rằng ai đó đang dành thời gian để giúp bạn.
  • Ngắt kết nối: Điều quan trọng là phải nhận ra rằng phê bình công bằng là về một điều gì đó bạn đã làm hoặc đã nói chứ không phải về bản thân bạn. Cố gắng ngắt kết nối cảm xúc cá nhân khỏi những lời chỉ trích, để bạn có thể thấy sự thật trong những điều người khác nói.
  • Thực sự lắng nghe: Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự lắng nghe những điều đang được nói. Có thể dễ dàng bằng việc chỉ gật đầu để thể hiện sự đồng ý, trong khi, thực tế bạn đang bận rộn với việc nghĩ về những điều mình sẽ nói ngay khi người kia ngừng nói. Điều đó khiến bạn không thực sự lắng nghe, bạn cần phải lắng nghe tích cực để hiểu được những gì họ đang nói.
  • Không phản hồi ngay lập tức: Luôn luôn dành thời gian để xây dựng suy nghĩ và chắc chắn rằng bạn bình tĩnh trước khi nói ra bất cứ điều gì. Khi chúng ta phản hồi ngay lập tức chúng ta thường nói những điều khiến chúng ta phải hối tiếc sau này và cho thấy sự không chuyên nghiệp. Nếu bạn thấy rằng bạn cần nhiều hơn một vài giây để bình tĩnh thì bạn hãy nói như vậy. Yêu cầu thời gian để xây dựng suy nghĩ của bạn và phản hồi sau. Còn nếu những lời chỉ trích đã nhận được bằng e-mail, không nên nhấn nút Trả lời ngay!
  • Giải thích cho lời chỉ trích. Lặp đi lặp lại những gì người đó vừa nói theo cách của bạn là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ chúng hoàn toàn. Giữ bình tĩnh và diễn đạt lại những điều bạn nghĩ người kia đã nói với một thái đô không đe dọa. Bạn có thể nói, “Vì vậy, nếu tôi hiểu không sai thì bạn nghĩ rằng….”
  • Hỏi cụ thể: Nếu lời chỉ trích không đủ cụ thể, hãy đặt câu hỏi. Điều quan trọng là tìm ra vấn đề thực sự là gì. Nếu sếp của bạn nói, “Tôi không thích báo cáo cuối cùng của bạn”, bạn hãy hỏi lại rằng. Sếp không thích điều gì về nó?
  • Thừa nhận sai lầm: Người biết thừa nhận lỗi sai sẽ được tôn trọng và ngưỡng mộ. Khi bạn nhận trách nhiệm về một cái gì đó, mà không thực hiện được như bạn đã mong muốn, bạn đang thể hiện tính chuyên nghiệp và trưởng thành. Nếu bạn sai, hãy thừa nhận nó và xin lỗi, điều này sẽ thúc đẩy bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và giao tiếp cởi mở.
  • Học hỏi từ Kinh nghiệm: lời chỉ trích có thể giúp bạn cải thiện hiệu suất, nếu bạn dành thời gian để học hỏi từ nó. Vì vậy, dành chút thời gian suy nghĩ về những gì đã xảy ra và những điều người kia nói với bạn . Hãy lên kế hoạch để khắc phục tình huống và tránh những sai lầm tương tự trong lần tiếp theo.
  • Tận tâm: Sau khi bạn biết học hỏi kinh nghiệm từ sai lầm, hãy cảm ơn những người dành thời gian cung cấp cho bạn thông tin phản hồi. Nhiều người cảm thấy khó chịu khi đưa ra lời chỉ trích cũng giống như nhiều người cảm thấy không thoải mái khi tiếp nhận nó. Hãy giải thích lời chỉ trích đó đã giúp ích gì cho bạn và những gì bạn đã học được từ nó.

Những điểm chính

Có một sự khác biệt lớn giữa lời chỉ trích công bằng và không công bằng, nhưng đôi khi cũng khó để nhận thấy nó. Chỉ trích công bằng có thể giúp bạn phát triển và học hỏi, trong khi những lời chỉ trích không công bằng có thể khiến bạn thất vọng.

Khi nói đến việc xử lý những lời chỉ trích công bằng, hãy nhìn nhận đây là một cơ hội. Giữ một tâm trí cởi mở và nếu có thể, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai lầm nào bạn đã thực hiện. Nhận ra rằng người chỉ trích đang nói đến một hành động hoặc một tình huống chứ không phải nói đến cá nhân bạn. Hãy lắng nghe tích cực và hiểu những điều người kia đang nói và sau đó lên kế hoạch để cải thiện mọi thứ và tiếp tục.

Hpo Banner