Blog

Quản lý trong một doanh nghiệp gia đình

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những thách thức và cơ hội trong việc quản lý trong doanh nghiệp gia đình.

Mục lục

1 Lợi ích khi quản lý một doanh nghiệp gia đình

Ưu điểm chính của loại hình kinh doanh này là sự cam kết về tình cảm và tài chính của các thành viên trong gia đình.
Công ty này có thể đã được xây dựng từ đầu, hoặc truyền qua nhiều thế hệ, và do đó thường trong doanh nghiệp tồn tại một ý thức mạnh mẽ về lòng trung thành và sự cống hiến, từ cả các thành viên gia đình và những người mà họ cộng tác trong điều hành doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp gia đình cũng có thể thoải mái khi đôi ngũ nhân viên làm việc cùng nhau, và có khả năng linh hoạt hơn so với một tổ chức lớn.Vì vậy, nó thường dễ dàng trong các quá trình ra quyết định.

2 Thách thức trong quản lý

Quản lý doanh nghiệp gia đình
Quản lý doanh nghiệp gia đình

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng nó cũng có một số vấn đề tiềm ẩn.

2.1. Xây dựng mối quan hệ hiệu quả

Như bạn có thể thấy, thách thức chủ chốt trong loại hình kinh doanh này là xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các thành viên trong gia đình. Họ có thể là các cổ công, chủ sở hữu, các nhà lãnh đạo cấp cao. Vì vậy điều quan trọng là biết phải làm thế nào để làm việc với họ, tránh xung đột xảy ra.

2.2. Tâm lý “chúng ta và họ”

Trong các doanh nghiệp gia đình, có một nguy cơ là: các thành viên gia đình có thể đưa ra quyết định “trên bàn ăn sáng” mà không tham vấn các nhà quản lý hoặc thành viên khác.
Vì vậy, bạn có thể cảm thấy bị loại trừ khỏi quá trình ra quyết định nếu bạn không phải là một phần của gia đình, và bạn có thể cảm thấy rằng ý kiến của bạn không có giá trị.

2.3. Các rào cản trong thăng tiến

Một số thành viên trong gia đình tin rằng người ngoài ít cam kết với tổ chức, và những thành viên gia đình thường xuyên được xếp vào các vị trí cấp cao.
Điều này có thể làm cho những nhân viên khác khó khăn được đảm nhận trách nhiệm, có thăng tiến sự nghiệp.

2.4. Sở hữu quá cá nhân của thành viên gia đình

Một số thành viên trong gia đình có thể xem doanh nghiệp là của riêng mình, từ đó có thể gây ra căng thẳng giữa họ và những người khác
Họ có thể cố gắng loại trừ các thành viên không thuộc gia đình khỏi các quyết định quan trọng hay các cuộc thảo luận, dẫn đến bất đồng về các khoản đầu tư, quyết định chiến lược, thậm chí cả tiền lương của các thành viên.

2.5. Xung đột

Căng thẳng trong gia đình có thể gây ra xung đột. Đây có thể là kết quả của những bất đồng hoặc các mối hận thù gia đình không liên quan nhưng họ đã đưa vào công việc.
Các thành viên gia đình có khả năng dựa làm cảm xúc để đầu tư trong kinh doanh, có thể làm nó khó khăn cho họ để làm cẩn thận và xem xét các quyết định. Học cũng có thể bãi bỏ hoặc phòng thủ với bất kỳ thông tin phản hồi về người thân của họ. Vì vậy nó có thể khó khăn để tạo ra uy quyền hoặc nâng cao hiệu suẩ hoặc các vấn đề hành vi.
Những thành viên trong gia đình thường rơi vào suy nghĩ tập thể và đề kháng với những thay đổi. Các thành viên gia đình giả định rằng họ biết điều gì là tốt nhất cho công ty, và gây khó khăn khi thực hiện thay đổi, áp dụng những ý tưởng mới.

3 Quản lý hiệu quả trong doanh nghiệp gia đình

Quan rlý doanh nghiệp gia đình hiệu quả
Quản lý doanh nghiệp gia đình hiệu quả

Sử dụng bốn chiến lược dưới đây để quản lý:

3.1. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của bạn

Xác định vai trò và trách nhiệm của bạn với cấp trên trực tiếp của bạn: làm rõ thẩm quyền của bạn, và giới hạn của bạn

  • Các quyết định mà bạn có trách nhiệm,
  • Các mức độ tự do tài chính mà bạn sẽ có,
  • Và bạn nên quản lý hiệu suất của các thành viên như thế nào

Hỏi về cách bạn sẽ trao đổi với các thành viên gia đình về thông tin phản hồi tiêu cực, hoặc báo cáo bất kỳ vấn đề gì về hiệu suất.
Bạn nên làm gì nếu bạn gặp kháng cự?
Làm thế nào họ đánh giá hiệu suất của bạn?
Cơ hội phát triển nghề nghiệp của bạn như thế nào?

3.2. Hỗ trợ an toàn

Một khi bạn đã xác định rõ trách nhiệm, đảm bảo sếp bạn sẽ hỗ trợ bạn, đặc biệt nếu bạn cần phải cung cấp huấn luyện hoặc phản hồi tới các thành viên gia đinh.
Đó là điều cần thiết mà bạn có thể đưa ra quyết định, giải quyết mây thuẫn trong nhóm, và khẳng định quyền lực của mình một cách tự tin. Điều này làm nó khó khăn hơn cho các thành viên gia định để làm suy yếu vị trí của bạn hoặc câu hỏi cho quyết định của bạn nếu họ không đồng ý với bạn.

3.3. Giao tiếp và Tư vấn

Các doanh nghiệp gia đình thường có những căng thẳng và đồng thời có những mối quan hệ linh hoạt.
Vì vậy, trở thành một ví dụ tốt bằng cách đảm bảo rằng bạn giao tiếp rõ ràng và minh bạch với tất cả mọi người,
Thiết lập các cuộc họp thường xuyên để xây dựng lòng tin và khuyến khích giao tiếp cởi mởi
Là một thành viên không thuộc gia đình, bạn cũng nên chấp nhận rằng bạn sẽ không có mặt trong tất cả các cuộc thảo luận kinh doanh!

3.4. Hãy công bằng

Một số thành viên trong gia đình có thể phiền hà và chống lại quyền lực của “người ngoài.”
Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đang cân bằng, trung thực và minh bạch trong các giao dịch của bạn với tất cả mọi người.
Đảm bảo rằng bạn thẩm định, quản lý, thưởng hiệu suất của thành viên trong nhóm, và suy nghĩ cẩn thận trước khi cho các thành viên gia đình các đãi ngộ, thậm chí khi họ có thể mong đợi nó!
Mẹo:
Một mặt nó có vẻ công bằng khi các thành viên gia đình không có ảnh hưởng nhiều hoặc được đối xử đặc biệt hơn so với thành viên không thuộc gia đình. Mặt khác, tuy nhiên, các thành viên gia đình có mối liên quan hiện tại hoặc tương lại, và họ có quyền và đặc quyền của các cổ đông.
Các thành viên trong gia đình cấp cao cần phải cẩn thận không để lạm dụng quyền hành, nhưng họ cũng cần đảm bảo họ phả triển thêm các thnahf viên trong gia đình là những người quản lý hiệu quả của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là một sự cân bằng khó tìm.
Tóm tắt
Quản lý trong một mô hình kinh doanh gia đình có những thử thách đặc biệt, mà nổi bật là tâm lý “chúng ta và họ”, sự thiếu minh bạch xung quanh việc ra quyết định hoặc hạn chế về phát triển nghề nghiệp.
Hãy chắc chắn rằng vai trò và trách nhiệm của bạn rõ ràng, và rằng bạn có sự hỗ trợ của cấp trên, để bạn có thể đưa ra quyết định một cách hiệu quả.
Giao tiếp rõ ràng với tất cả mọi người, bố trí các cuộc họp thường xuyên để trao đổi tin tức và thông tin với các thành viên, bao gồm cả thành viên gia đình, và đối xử với tất cả mọi người trong nhóm của bạn công bằng, cho dù họ là một thành viên của gia đình hay không.
 

Hpo Banner