Blog

Huấn luyện với mô hình POSITIVE

1 Giới thiệu về mô hình
Vincenzo Libri đã phát triển mô hình POSITIVE trong huấn luyện và công bố nó năm 2004.
mô hình POSITIVE
POSITIVE là viết tắt của:

  • P – Purpose – Xác định mục đích.
  • O  Observations – Quan sát.
  • SMART – Xây dựng một mục tiêu SMART
  • I – Insight – Động lực.
  • T – Team – Đội nhóm hỗ trợ.
  • I – Initiate – Điểm khởi đầu.
  • V – Value – Các giá trị.
  • E – Encourage – Khuyến khích.

Nguồn: “Bên cạnh mô hình GROW: Tìm kiếm các từ viết tắt sử dụng trong các mô hình huấn luyện ” của Vincenzo Libri, trong The International Journal of Mentoring và Huấn Luyện, Tập 2, Số 1, tháng 07 năm 2004.

Mô hình khuyến khích mọi người hướng đến mục tiêu dài hạn. Nó cũng giúp họ xây dựng một mạng lưới hỗ trợ nhằm gia tăng khả năng thành công.

  1. Áp dụng khung mô hình POSIVITE

Thực hiện theo các bước dưới đây để sử dụng mô hình POSITIVE
Bước 1: Xác định mục đích
Khi bạn bắt đầu huấn luyện một người nào đó, giúp họ có nhận thức rõ ràng quá trình huấn luyện sẽ giúp cô ấy đạt được mục tiêu của mình.
Hãy sử dụng những câu hỏi sau đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Huấn luyện sẽ giúp bạn đạt được nó như thế nào?
  • Bạn muốn đạt được gì trong mỗi buổi huấn luyện?

Lưu ý:
Xây dựng mối quan hệ huấn luyện để họ cảm thấy thoải mái chia sẻ thông tin với bạn trước khi hỏi sâu.
Bước 2: Quan sát
Khuyến khích cá nhân đó suy nghĩ về tình hình hiện tại từ một loạt các sự kiện và chiều hướng, để họ có được sự hiểu biết tốt hơn về nó.
Tập trung vào những khía cạnh tích cực, cũng như những tiêu cực.

  • Hiện tại điều gì đang xảy ra?
  • Bạn cảm thấy thế nào?
  • Điều gì đang xảy ra là tốt?Điều gì đang xảy ra là không tốt?
  • Tại sao mục tiêu của bạn rất quan trọng đối với bạn?Làm thế nào để nó gắn liền với mục tiêu nghề nghiệp?
  • Bạn nghĩ rằng bạn có thể đạt được mục tiêu của bạn bằng cách nào?
  • Người nào biết về ý định của bạn?Người nào đang bị ảnh hưởng?
  • Tình hình này tác động như thế nào đến cuốc sống hiện tại?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không hành động?
  • Những gì bạn đã thử hoặc đạt được liên quan đến mục tiêu này?

Bước 3: Xây dựng một mục tiêu SMART
xây dựng mục tiêu SMART
Bây giờ bạn cần giúp họ xác định một mục tiêu SMART:
– Cụ thể,
– Đo lường được,
– Có thể đạt được,
– Có liên quan tình hình thực tế,
– Có thời hạn xác định
Hãy xem xét những câu hỏi như:

  • Mục tiêu này quan trọng như thế nào?
  • Mục tiêu này rõ ràng ra sao?
  • Bao lâu để bạn đạt được mục tiêu này?Như vậy có đủ thời gian cho bạn? Hay một thời hạn sớm hơn?
  • Dấu hiện nào cho thấy bạn đã đạt được nó?

Bước 4: Động lực

Tiếp theo, bạn cần chắc chắn rằng họ có ý chí phấn đấu đạt được mục tiêu của mình. Họ nên cảm thấy vui mừng và phấn khích khi nhìn vào những gì đã ghi lại trong các bước trên.

Tuy nhiên, nếu họ cảm thấy chán nản hoặc bị áp đảo, mục tiêu có thể không thực tế, hoặc nó có thể họ không muốn làm.

Trong bước này, hãy sử dụng những câu hỏi như thế này:

  • Bạn cảm thấy thích thú mục tiêu này như thế nào, trên thang điểm từ 1-10?
  • Bạn tự tin là bạn có thể đạt được mục tiêu này, trên thang điểm từ 1-10?
  • Bạn cảm thấy bị thách thức trước mục tiêu này như thế nào?
  • Bạn có thể hình dung mình về thời điểm bạn đạt được mục tiêu này?
  • Những trở ngại tiềm năng bạn cho rằng có thể đến?Bạn có thể vượt qua chúng chứ?
  • Nếu họ cảm thấy rằng mục tiêu là quá tham vọng, quay lại bước ba và viết lại để nó thực tế hơn.

Nếu họ không bị kích thích bởi mục tiêu, tìm hiểu lý do tại sao. Bạn có thể phải xem xét các lựa chọn khác.
Bước 5: Xác định một đội nhóm hỗ trợ
Teamwork. Conceptual business illustration. White background
Là huấn luyện viên, bạn là một phần quan trọng của đội hỗ trợ cho cá nhân này, bên cạnh những người khác – chẳng hạn như các đồng nghiệp, các thành viên gia đình và bạn bè – những người sẽ ủng hộ họ.
Hãy hỏi những câu hỏi để xác định những người có liên quan:

  • Ai sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mục tiêu này?
  • Ai đã hỗ trợ bạn các mục tiêu trong quá khứ?
  • Ai là ủng hộ bạn nhất trong cuộc sống của bạn?
  • Ai hoặc cái gì truyền cảm hứng cho bạn khi gặp những khó khăn?
  • Ai có quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên (bao gồm cả kiến thức và đào tạo) mà bạn cần để đạt được mục tiêu này?

Bước 6: Tiến hành thực hiện mục tiêu
Hỏi anh ta những câu hỏi để khuyến khích anh ta có hành động:

  • Khi nào bạn sẽ bắt đầu vào thực hiện mục tiêu của bạn?
  • Bạn sẽ bắt đầu như thế nào?
  • Bạn sẽ làm việc để đạt mục tiêu này trong thời gian bao lâu?
  • Bạn sẽ làm gì nếu bạn gặp một trở ngại hay khó khăn?
  • Làm thế nào bạn có thể tiếp cận với nhóm hỗ trợ để nhận sự giúp đỡ của họ?
  • Bạn có các nguồn lực thích hợp mà bạn cần?

Bước 7: Tạo giá trị gia tăng

Thực hiện mục tiêu đòi hỏi sự cam kết lâu dài, và đó có thể là một thời gian khá dài trước khi họ thấy các kết quả của các hành động của mình. Giúp họ phân chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn mà họ có thể đạt được trên cơ sở hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày.

Bằng cách đó, có thể xem lại và ăn mừng sự tiến bộ một cách thường xuyên, và nghiền ngẫm những bài học kinh nghiệm rút ra.

Hãy xem xét những câu hỏi này trong bước này:

  • Những gì cần chuẩn bị trước khi bạn có những hành động cụ thể?
  • Làm thế nào bạn nhận ra sự tiến bộ?
  • Bạn sẽ ăn mừng thành công của bạn như thế nào – lớn hay nhỏ?
  • Những người nào bạn sẽ cùng ăn mừng?
  • Bạn cảm thấy như thế nào khi bạn đã đạt được mỗi mốc thắng lợi?

Mẹo:
Người được huấn luyện nên có ghi chép cá nhân hằng ngày.
Bước 8: Khuyến khích người được huấn luyện

Bước cuối cùng trong mô hình này là để thường xuyên khuyến khích và liên tục hỗ trợ. Phản hồi thường xuyên trong các dịp chính thức và không chính thức. Ví dụ, bạn có thể gửi một email, chat với nhân viên.

Hãy hỏi những câu hỏi này:

  • Làm thế nào bạn tiến tới những mục tiêu của bạn?
  • Làm thế nào tôi có thể giúp bạn trên đường đi?
  • Bạn đã rút ra kinh nghiệm từ khó khăn như thế nào?
  • Kế hoạch này tốt cho bạn như thế nào?

Điều quan trọng là khen ngợi khi họ làm việc chăm chỉ và cống hiến cho mục tiêu của mình.
Tóm tắt

Mô hình  POSITIVE trong huấn luyện đem tới một khung đơn giản nhưng bạn có thể sử dụng hằng ngày để giúp các thành viên nhóm phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp của họ.

POSITIVE là viết tắt của:

  • PPurpose – Xác định mục đích.
  • O – Observations – Quan sát.
  • SMART – Xây dựng một mục tiêu SMART
  • I – Insight – Động lực.
  • T – Team – Đội nhóm hỗ trợ.
  • I – Initiate – Điểm khởi đầu.
  • V – Value – Các giá trị.
  • E – Encourage – Khuyến khích.

Mô hình này rất linh hoạt, nhưng nó có thể không phù hợp cho công tác huấn luyện để giải quyết vấn đề hoặc cải thiện hiệu suất.
 
 

Hpo Banner