Blog

Giao tiếp với đồng nghiệp khiếm thính hoặc lãng tai

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton; diễn viên Rob Lowe và Robert Redford; nhà soạn nhạc Danny Elfman; nữ diễn viên Marlee Matlin, Halle Berry và Jodie Foster, và vận động viên và các nghị sĩ Mỹ Jim Ryun.
Họ có điểm gì chung? Họ nằm trong số ước tính 360 triệu người trên thế giới đã từng bị mất thính giác. Nhưng thành công của họ đã chứng minh, những người bị điếc hay lãng tai có thể phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá

  • Khả năng nghe kém hay lãng tai ảnh hưởng đến mọi người tại nơi làm việc như thế nào,
  • Và làm thế nào để tạo ra môi trường làm việc cho những người khiếm thính.

Mục lục

1 Mất thính giác là gì?

nghe kém
Những người bị mất thính giác rơi vào hai trường hợp:

  • Điếc – người không thể sử dụng thính giác để giao tiếp hoặc xử lý thông tin.
  • Lãng tai – “khó nghe”

Một số người trong hai nhóm này cũng có thể gặp khó khăn cả khi nói
Mẹo:
Tránh sử dụng các thuật ngữ “khiếm thính,” bởi vì nhiều người cảm thấy rằng có sự không công bằng với các đối tượng này.

2 Những thách thức từ môi trường làm việc đối với người có khả năng nghe hạn chế

Những người bị điếc hay lãng tai sẽ phải đối mặt với một số thách thức khi làm việc

  • Gặp khó khăn trong một văn phòng với rất nhiều tiếng ồn, âm thanh kém hoặc tiếng vang.
  • Họ cũng có thể lặng lẽ, hoặc hay ngắt lời người khác
  • Họ có thể không có khả năng tham gia vào các cuộc gọi trực tuyến, các cuộc họp trực tuyến mà không cần phần cứng hoặc phần mềm đặc biệt, và họ có thể bỏ lỡ các tín hiệu âm thanh từ máy tính của họ hoặc các thiết bị khác.
  • Những người bị mất thính giác có thể cảm thấy như họ bỏ lỡ cuộc đối thoại kinh doanh quan trọng dẫn tới cảm giác giống như người ngoài.

Những hạn chế này gây căng thẳng, làm giảm năng suất của họ, khiến họ thờ ơ với công việc.

3 Chiến lược để làm việc với người khiếm thính

làm việc với người khó nghe
Thực hiện theo 7 chiến lược để làm việc hiệu quả với các thành viên trong nhóm bị điếc hoặc khó nghe như sau:

3.1. Đối thoại

Bắt đầu bằng việc tìm hiểu thêm về các yêu cầu và sở thích của thành viên trong nhóm bị hạn chế về khả năng thính giác.
Cách thức và dấu hiệu vật lý thu hút sự chú ý của họ: cách vẫy hoặc chạm vào vai, email hay nhắn tin tức thời.

3.2. Tạo một môi trường làm việc tích cực

Bố trí khu vực làm việc thoải mái cho họ.
Âm thanh lớn như còi xe và tiếng còi, có thể làm phiền họ và đánh lạc hướng những thiết bị trợ thính.
Xem xét việc lắp đặt một tấm gương để họ có thể nhìn thấy khi mọi người đến gần.

3.3. Cung cấp thiết bị và công nghệ

Tìm hiểu một số công nghệ mà bạn có thể sử dụng để tạo điều kiện giao tiếp cho họ.
Ví dụ, máy điện thoại được thiết kế đặc biệt có thể dịch lời nói thành văn bản, hoặc cho phép cài đặt một tai nghe tương thích với máy trợ thính, hoặc một thiết bị phát sáng lên cho biết một cuộc gọi đến.
Trước khi bạn đầu tư vào bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào, hãy yêu cầu thành viên đó cho ý kiến về những gì sẽ tốt nhất cho anh ta.

3.4. Đừng Thay đổi thói quen nói của bạn

Không hữu ích khi la hét hoặc nói to hơn vì giọng nói của bạn sẽ bị bóp méo, ảnh hưởng đến cử động môi của bạn và gây khó khăn hơn khi giao tiếp.
Hãy:

  • Tập trung và nói rõ ràng, ở tốc độ bình thường của bạn.
  • Duy trì giao tiếp bằng mắt.
  • Không ăn hoặc nhai kẹo cao su.
  • Sử dụng những câu ngắn.
  • Tránh biệt ngữ.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và nét mặt để chuyển tải giọng điệu của bạn.

3.5. Sử dụng các hình thức văn bản

Sử dụng email hoặc tin nhắn tức thời để chia sẻ thông tin với mọi người, sử dụng một bảng hoặc giấy khổ to để minh họa những gì bạn nói.

3.6. Phòng họp được thiết kế phù hợp

kick-off-meeting-Farmertronics

Họp nhóm nhỏ tại một bàn tròn, giúp họ có thể đọc môi đồng nghiệp của mình
Hãy chắc chắn rằng căn phòng được chiếu sáng tốt và hạn chế tiếng ồn.
Bạn cũng nên nhắc nhở họ duy trì giao tiếp bằng mắt, và không để che miệng khi họ nói chuyện.
Cung cấp một chương trình nghị sự trên văn bản chuẩn bị trước, và có một người ghi lại biên bản cuộc họp và chia sẻ sau đó.
Trong cuộc họp lớn hơn, bố trí cho họ càng gần loa càng tốt, và xem xét việc thuê một thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu nếu thích hợp. Thiết bị trợ giúp-nghe và khuếch đại giọng nói cũng rất hữu ích.
Đối với các cuộc họp trực tuyến nên sử dụng dịch vụ có phụ đề hoặc nhận dạng giọng nói.

3.7. Dễ nhận dạng

Yêu cầu mọi người phải đeo thẻ tên
Hướng dẫn đơn giản hóa bằng ký hiệu văn bản quanh văn phòng
Tóm tắt
Với hơn 10% người lao động kém về thính giác và lực lượng lao động lớn tuổi cũng ở trong tình trạng tương tự, và  như vậy bạn có khả năng làm việc với một nhóm mà hầu hết thành viên rơi vào tình trạng này tại một số giai đoạn trong sự nghiệp của bạn.
Hãy:

  • Hỏi họ về những gì có lợi cho họ trong giao tiếp
  • Cung cấp các thiết bị hỗ trợ hoặc công nghệ trong các cuộc họp, và sử dụng giao tiếp bằng văn bản nếu có thể.
  • Giáo dục nhân viên về nhu cầu đồng nghiệp kém về khả năng thính giác, và thực hiện các bước để giúp các thành viên đó điều chỉnh ứng xử tại nơi làm việc.

 

Hpo Banner