Blog

Điểm mạnh, điểm yếu và Phong cách Lãnh đạo của Bill Gates

Mục lục

Bill Gates và Microsoft

Năm 1973, Bill Gates trở thành sinh viên của Đại học Harvard, nơi ông gặp Steve Ballmer (người sau này đã kế nhiệm chức Tổng Giám đốc tập đoàn Microsoft). Năm 1975, Gates rời Harvard để thành lập Microsoft với người bạn thời thơ ấu Paul Allen. Cặp đôi lên kế hoạch để phát triển phần mềm máy tính cá nhân, là thị trường mới nổi thời bấy giờ.

Hệ điều hành MS-DOS ra đời, Bill Gates thuyết phục được ông lớn IBM sử dụng phần mềm cho máy tính cá nhân của họ, mà vẫn giữ được bản quyền.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1983, tại khách sạn Plaza ở thành phố New York, Microsoft chính thức công bố ra mắt Windows, hệ điều hành đã tạo nên tên tuổi của Bill Gates và tập đoàn Microsoft.

Ngày 01 tháng 1 năm 1994, Bill Gates kết hôn với Melinda French Gates. Họ có ba người con. Bill Gates và vợ Melinda lập Quỹ Bill & Melinda Gates với hơn 28,8 $ tỷ (tính tại tháng 1 năm 2005) để hỗ trợ các sáng kiến từ thiện trong các lĩnh vực sức khỏe và học tập toàn cầu.

Phong cách lãnh đạo Billgates

1. Điểm mạnh của Bill Gates

Nói về thế mạnh của Bill Gates, đầu tiên phải kể đến là sự tò mò. Ông thực sự thích thú với những tiến bộ khoa học liên quan đến máy tính. Ông mải miết nghiên cứu chúng một cách nghiêm túc.

Điều tuyệt vời là Bill Gates có con mắt nhạy cảm, nó cho ông thấy làm thế nào những tiến bộ công nghệ có thể được tích hợp với nhau một cách mạnh mẽ giữa phần cứng và phần mềm của máy tính.

Thứ hai, Bill Gates có một tầm nhìn tuyệt vời và ông liên kết mọi nguồn lực của Microsoft với tầm nhìn đó. “Mỗi doanh nghiệp và mỗi hộ gia đình phải có một máy tính và phải chạy bằng phần mềm Microsoft.“, đó chính là tầm nhìn của ông.

Cho đến nay, ông gần như đã đạt được tầm nhìn đó. Điều đã giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới trong 13 năm liên tục.

2. Điểm yếu của Bill Gates

Mặc dù Gates được đánh giá cao trong vai trò lãnh đạo với khả năng nhìn xa trông rộng, nhưng ông cũng bị chỉ trích bởi một số nhà phân tích.

Các nhà phê bình cho rằng, đôi khi Bill Gates bị cảm xúc chi phối làm lu mờ lý trí và những suy nghĩ hợp lý của mình. Sự cạnh tranh khốc liệt của Gates với một số đối thủ đã làm ông cá nhân hoá các “trận đánh” trên thương trường của Microsoft. Giới phân tích cho rằng, đối với Bill Gates chiến thắng rất quan trọng, ông sẽ làm bất kỳ cấp độ nào để đánh bại đối thủ của mình.

3. Một số phong cách lãnh đạo của Bill Gates

Bill Gates tập trung vào việc tuyển dụng và giữ chân những người tài giỏi nhất trong ngành công nghiệp phần mềm. 

Ông tin rằng việc tuyển dụng và giữ chân các kỹ sư phần mềm tài năng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Microsoft.

Bill Gates gửi thông điệp tới các nhà quản lý nhân sự của Microsoft rằng: Thay vì chờ đợi, hãy chủ động săn lùng các tài năng tốt nhất và cung cấp cho họ một công việc hấp dẫn. Với triết lý này, Microsoft đã làm nên điều tuyệt vời là chiêu mộ được các tài năng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới về làm việc cho họ.

Để chiêu mộ được đúng tài năng, bạn có thể đọc thêm bài viết về Kỹ thuật phỏng vấn khi tuyển dụng

Bill Gates không sợ thất bại. 

Trong các bài phát biểu và bài ​​viết của mình, Bill Gates đã nhắc đến các thương vụ đầu tư thất bại, gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc như cơ sở dữ liệu Omega và hợp tác hệ điều hành với IBM.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nếu không có thất bại Omega, chúng tôi sẽ không có Microsoft Access, và nếu không nỗ lực do thương vụ IBM, Windows sẽ không có tiến triển để trở thành siêu sản phẩm như ngày nay.

Vì vậy, đối với ông: “Thất bại chỉ là tạm thời chứ không phải là kết thúc”.

Thậm chí, Bill Gates còn khuyến khích nhân viên của mình, ông gửi thông điệp rằng hãy xem xét những sai lầm cẩn thận và hãy chấp nhận nó khi cần thiết. Đặc biệt là nếu nhân viên có thể học được điều gì từ sai lầm đó để làm cho công ty trở nên tốt hơn.

Bill Gates đặt kiểm soát như phong cách quản lý của mình. 

Bill Gates bị ám ảnh với việc quản lý vi mô. Ví dụ, trong các cuộc họp với các quản lý cấp cao của Microsoft, ông được mô tả là rất hiếu chiến và có những lời lẽ nhiếc móc thậm tệ với các nhà quản lý về lỗ hổng nhận thức của họ trong chiến lược kinh doanh…

Đôi khi, ông cắt ngang người thuyết trình bởi những câu nói khó nghe như: “Đó là điều ngu ngốc nhất mà tôi đã từng nghe!”

Bill Gates nhận thấy rằng ông phải làm theo cách đó để có thể điều khiển hướng đi của Microsoft và các sản phẩm chất lượng cao của mình. Với phong cách quản lý như vậy, không thể tránh khỏi việc nhân viên cho rằng ông hống hách và độc đoán. Tất nhiên, Gates có cả tá ưu điểm khác giúp ông bù đắp lại hạn chế này của mình.

Phong cách lãnh đạo nào cũng có những mặt trái và mặt phải, bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết làm sao để cân bằng giữa hai phong cách quản lý tự do và vi mô

Bill Gates quan tâm đặc biệt đến chính sách đãi ngộ cho nhân viên

Ông cung cấp cho nhân viên các đãi ngộ về cổ phiếu, cung cấp sự phát triển trong sự nghiệp, cũng như chương trình chăm sóc sức khoẻ cho các nhân viên của mình để khuyến khích họ.

Bill Gates làm điều đó, bởi vì ông hiểu được giá trị trong việc đầu tư vào tương lai của nhân viên mình.

Nhờ Chiến lược lương thưởng hay khen thưởng cho nhân viên một cách thích hợp như vậy (thậm chí ông còn làm cho nhiều nhân viên giàu hơn cả các CEO khác), Bill Gates đã giúp nhân viên yên tâm dốc sức cho công việc và trung thành với công ty.

Nếu ngân sách của công ty bạn hạn hẹn, đó không phải là lý do cốt lõi, bởi vì bạn vẫn có thể xây dựng những Chính sách khen thưởng phi tài chính cho nhân viên của mình.

Bill Gates đầu tư một tỷ lệ cao trong thu nhập của Microsoft cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Theo ông, ngân sách đó là rất quan trọng để liên tục cải tiến công nghệ phần mềm, và để làm cho nó trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và thú vị hơn với người sử dụng máy tính.

Rõ ràng, bằng cách phân bổ một ngân sách khổng lồ cho nghiên cứu và phát triển, Gates đang gửi thông điệp đến nhân viên của mình rằng không được hài lòng với ngày hôm qua. Làm việc tại Microsoft sẽ cho bạn một kinh nghiệm học tập liên tục.

Đổi lại, những suy nghĩ đó đã mang lại cho Microsoft những thành công lớn như là một nhà cải cách hàng đầu trong ngành công nghiệp phần mềm.

Bạn có ngưỡng mộ Bill Gates không?

Banner Lean Hr