Blog

Chu kỳ phản ánh của Gibbs

1 Giới thiệu mô hình

Giáo sư Graham Gibbs công bố công trình nghiên cứu của mình trong cuốn sách ông xuất bản năm 1988 “Học tập khi làm việc”. Trong đó, ông đã chỉ ra rằng cá nhân sẽ nắm thông tin và học được nhiều hơn khi cá nhân trực tiếp tìm hiểu để giải quyết tình huống thực tế. Ông đã tóm gọn nội dung này trong mô hình phản ánh của mình.

Chu kỳ phản ánh Gibbs

Nguồn “Học tập khi làm việc” của Graham Gibbs. Xuất bản bởi Đại học Bách khoa Oxford, 1988.

Chú ý:

Mô hình ban đầu của Gibbs có sáu giai đoạn. Giai đoạn chúng ta không đề cập ở đây là “Phân tích” – vì chúng tôi đã coi giai đoạn này như là một phần của giai đoạn đánh giá.

2 Sử dụng mô hình

Để tiến hành một buổi huấn luyện sử dụng Chu kỳ phản ánh Cibbs, ta chọn một tình huống để phân tích và sau đó làm việc theo các bước dưới đây.

Bước 1: Mô tả

Đầu tiên, hãy yêu cầu những người bạn đang huấn luyện mô tả các tình huống cụ thể. Ở giai đoạn này, bạn chỉ đơn giản muốn biết những gì đã xảy ra – bạn sẽ rút ra kết luận sau.

T
Hãy xem xét những câu hỏi này:

  • Tình huống xảy ra khi nào và ở đâu?
  • Tại sao bạn có liên quan?
  • Còn ai khác đã ở đó?
  • Chuyện gì đã xảy ra?
  • Bạn đã làm gì?
  • Những người khác đã làm những gì?
  • Kết quả là gì?

Bước 2: Cảm xúc

Tiếp theo, khuyến khích cá nhân đó nói về những gì họ nghĩ và cảm thấy trong tình huống đó. Ở giai đoạn này, tránh bình luận về cảm xúc của họ.

Hướng dẫn thảo luận theo hướng:

  • Bạn cảm thấy thế nào trước khi tình huống xảy ra?
  • Bạn cảm thấy thế nào khi nó diễn ra?
  • Bạn nghĩ người khác cảm thấy như thế nào trong tình huống này?
  • Bạn cảm thấy thế nào tại thời điểm khi tình huống kết thúc?
  • Bạn nghĩ gì về tình hình bây giờ?
  • Bạn cho rằng người khác cảm nhận về tình hình bây giờ như thế nào?

Mẹo 1:

Có thể khó khăn cho một số người khi nói chuyện thẳng thắn về cảm xúc của họ. Hãy lắng nghe tích cực ở giai đoạn này để kết nối với họ về cảm xúc, và cố gắng nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ.

Bước 3: Đánh giá
Bây giờ bạn cần khuyến khích người được huấn luyện nhìn sự việc một cách khách quan.
Hỏi người được huấn luyện:

  • Những điểm tích cực trong tình huống này?
  • Những điểm tiêu cực trong tình huống này?
  • Những điều tốt đẹp đã diễn ra?
  • Những điều không tốt đã xảy ra?
  • Bạn và những người khác đã làm gì để làm cho tình hình tích cực hơn? (hoặc tồi tệ hơn)?

Bước 4: Kết luận
Khi bạn đã đánh giá tình hình, bạn có thể giúp đỡ thành viên trong nhóm rút ra kết luận về những gì đã xảy ra.
Sau đó đặt câu hỏi như thế này:

  • Kinh nghiệm tích cực ta rút ra được là gì?
  • Nếu bạn đối mặt với tình trạng tương tự một lần nữa, bạn sẽ làm gì khác?
  • Những kỹ năng bạn cần phát triển là gì, nhờ vậy mà bạn có thể xử lý kiểu này tình hình tốt hơn?

Bước 5: Hành động
hành động

Bây giờ bạn cần có một số hành động để người được huấn luyện ứng phó với những tình huống tương tự có hiệu quả hơn trong tương lai. Trong giai đoạn cuối cùng này, bạn sẽ tìm ra một kế hoạch để họ có thể làm cho những điều này thay đổi. Yêu cầu cá nhân cam kết hành động, và xác định một ngày mà cả hai cùng xem xét sự tiến bộ của họ.

Cho dù bạn sử dụng chu kỳ này hay không, việc xem xét tình hình và mối quan hệ của bạn với người đang được huấn luyện luôn phải diễn ra trước.

 

Hpo Banner