Blog

Bí quyết xây dựng đội nhóm tích cực

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức giúp bạn xây dựng một đội ngũ tích cực.

Mục lục

1. Lợi ích của một nhóm tích cực

Nghiên cứu cho thấy tinh thần tích cực có thể tạo ra sự khác biệt giúp mỗi cá nhân đạt được thành công và hạnh phúc, thông qua:

  • Suy nghĩ sáng tạo,
  • Bình tĩnh đối phó với những thách thức,
  • Thoải mái khi làm việc với những cá nhân khác,
  • Tiến bộ trong cuộc sống và thăng tiến trong sự nghiệp.

Tích cực cũng mang lại lợi ích lâu dài, theo như giáo sư tâm lý học và xã hội Barbara Fredrickson, cảm xúc tích cực có thể “mở rộng” các hành vi của chúng ta theo thời gian.

Giáo sư Fredrickson cho rằng cảm xúc tích cực giúp ta trải nghiệm, liên kết và phát triển những hành vi tích cực khác, chẳng hạn như tính tò mò, nhận thức, khám phá và sáng tạo – những yếu tố cần thiết cho sự đổi mới và thành công.

2. Trở thành một nhà lãnh đạo tích cực

Các đội nhóm thường trở nên tích cực hơn, bởi vì họ có một nhà lãnh đạo tích cực. Đây là lý do tại sao cần tập trung vào hạnh phúc và sự vui vẻ của chính bản thân nhà lãnh đạo. Phát triển trí tuệ cảm xúc là bước đầu tiên trong việc tạo ra một đội ngũ tích cực.

Sử dụng mô hình PERMA của nhà tâm lý học Martin Seligman, với năm yếu tố cốt lõi mà bạn cần để có suy nghĩ và thái độ tích cực. PERMA là viết tắt của:

  1. Positive emotion – Cảm xúc tích cực.
  2. Engagement – Gắn kết.
  3. Positive Relationships – Quan hệ tốt với đồng nghiệp.
  4. Meaning – Công việc có ý nghĩa.
  5. Accomplishment / achievement – Thành tựu/ Thành tích

Hãy suy nghĩ về những việc mà bạn làm. Bạn có biết đâu là thế mạnh của bạn là? Làm thế nào bạn thường xuyên nhận ra và sử dụng những thế mạnh này?

  • Lập Phân tích SWOT cá nhân của chính bạn.
  • Phát triển trí tuệ xúc cảm của bạn.

3. Loại bỏ các trở ngại

Trước khi bạn có thể khuyến khích tinh thần tích cực trong nhóm, bạn cần phải loại bỏ mọi chướng ngại vật. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng:

– Đội của bạn sẽ không rơi vào tình trạng khi bắt đầu nhận được động lực và rồi va vào một loạt các rào cản;

– Họ khởi động và bị ngừng tiến bộ sẽ dẫn tới sự suy yếu tinh thần nhanh chóng.

Sự không hài lòng: Nhà tâm lý học Fredrick Herzberg đã phát hiện ra rằng sự hài lòng và không hài lòng của nhân viên không phải là đối lập.

  • Trước tiên bạn loại bỏ nguyên nhân không hài lòng,
  • Sau đó thêm những nhân tố góp phần vào sự hài lòng.
  • Cả hai bước cần được làm song song để các thành viên trong nhóm của bạn cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc của họ!

Môi trường làm việc: Tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh:

  • Thoải mái,
  • Đủ ánh sáng,
  • Sạch sẽ,
  • An toàn,
  • Công nhận kịp thời kết quả làm việc tốt,
  • Khuyến khích sự tham gia,
  • Tạo điều kiện cân bằng cuộc sống.

4. Quản lý đội nhóm một cách tích cực

Có rất nhiều cách để làm việc này:

  • Tạo ra sứ mệnh và tầm nhìn của đội và truyền cảm hứng về nó cho nhân viên – nhằm giúp họ hiểu mục đích sâu sắc về công việc mà họ đang làm.
  • Xây dựng điều lệ đội để xác định vai trò của mỗi cá nhân, kết quả dự kiến của nhóm, và kỳ vọng của riêng bạn. Sau khi tất cả các thành viên trong nhóm của bạn biết những gì họ đang làm và tại sao cần làm, họ cùng nhau di chuyển về phía trướ theo một hướng thay vì kéo nhau theo các hướng khác nhau.
  • Áp dụng quản lý bằng mục tiêu và hãy chắc chắn rằng mục tiêu của các thành viên trong nhóm phù hợp với khả năng của họ.
  • Hãy nhớ rằng, bạn đóng một vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân trong nhóm, vì vậy hãy chú ý tới cách bạn đang giao tiếp với họ, và thực hành theo hướng giúp họ phát triển cá nhân một cách phù hợp với lợi ích của tổ chức.
  • Giữ sự cởi mở và minh bạch, xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ tốt trong nhóm. Điều này giúp thành viên trong nhóm của bạn có cơ hội để nói lên bất kỳ mối quan tâm hoặc các vấn đề mà họ đang gặp phải với công việc.
  • Bạn có thể cho phép họ có nhiều quyền hạn hơn khi bạn giao nhiệm vụ quan trọng, hoặc đơn giản là dành cho họ quyền lựa chọn làm thế nào hoàn thành công việc của mình.
  •  Hỗ trợ hiệu quả và đảm bảo họ có các nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc.
  • Thực hiện kỹ thuật “quản lý khi đi dạo” để tìm hiểu những gì nhân viên cảm thấy thất vọng tại nơi làm việc, thảo luận cách để loại bỏ chúng.

5. Tăng cường tinh thần tích cực

Sự tích cực chỉ khi trở thành một thói quen thì mới có hiệu quả. Mất tập trung và thiếu kỷ luật, thiếu tự giác, sẽ làm suy giảm tinh thần tích cực rõ rệt ngay lập tức.

Vì vậy:

Hãy nỗ lực để xây dựng lòng tin trong nhóm.

Nếu bạn có một thành viên trong nhóm luôn nghĩ tiêu cực, thì bạn cần phải hành động trước khi người đó kéo nhóm xuống.

  • Gặp thành viên đó một – một, và giải thích làm thế nào thái độ của họ đang ảnh hưởng đến nhóm.
  • Tiếp cận với sự nhạy cảm và tôn trọng; người này có thể gặp vấn đề ở nhà, hoặc có thể có những vấn đề sâu sắc hơn gây ra thái độ tiêu cực của họ.
  • Tiếp theo, cố gắng để hiểu được vấn đề. Liệu có phải người này không hạnh phúc trong vai trò của mình? Và bạn có thể làm gì để giúp họ?

– Huấn luyện nhân viên của bạn sử dụng những câu khẳng định tích cực khi trao đổi, khi báo cáo, trong các cuộc họp và hoạt động hàng ngày.

Cuối cùng, chúc bạn xây dựng đội nhóm tích cực thành công!

Hpo Banner