Blog

3 yếu tố giúp bạn tăng mức độ tập-trung của tâm trí

Nhiệm vụ tiên phong của nhà lãnh đạo là hướng sự chú ý của tổ chức vào những mục tiêu chiến lược nhất định. Để làm được điều vậy, nhà lãnh đạo phải học tập kỹ năng “tập trung sự chú ý”.
Khi nói về sự tập trung, chúng ta thường liên tưởng ngay đến việc dồn suy nghĩ của mình về một việc để loại bỏ sự phân tâm. Nhưng rất nhiều nghiên cứu gần đây về khoa học thần kinh cho thấy: “Chúng ta tập trung bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với từng mục đích và dựa trên các yếu tố thần kinh khác nhau”. Bao gồm:

  1. Tập trung vào chính bạn,
  2. Tập trung vào người khác và
  3. Tập trung vào thế giới rộng lớn hơn.

Tập trung vào bên trong và tập trung vào người khác – giúp nhà lãnh đạo trau dồi khả năng nhận diện và làm chủ cảm xúc. Còn tập trung vào thế giới rộng lớn hơn giúp nhà lãnh đạo tăng cường khả năng phát triển chiến lược, đổi mới và quản lý tổ chức.
Mỗi người lãnh đạo cần trau dồi bộ 3 nhận thức này một cách “cân bằng”. Bởi vì không tập trung vào “bên trong” – bạn không thể lãnh đạo chính bản thân mình; không tập trung vào người khác khiến bạn không biết gì, và không tập trung vào thế giới bên ngoài có thể khiến bạn mù quáng.
TẬP TRUNG VÀO BẢN THÂN
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu bằng sự tự nhận thức – khả năng liên lạc với giọng nói bên trong của bạn. Các nhà lãnh đạo quan tâm đến tiếng nói bên trong của họ – sẽ đưa ra các quyết định tốt hơn và kết nối với bản thân mình hiệu quả hơn.
Cụ thể đó là gì?
Tự nhận thức: Lắng nghe giọng nói bên trong của bạn tức là chú ý cẩn thận đến các tín hiệu sinh lý bên trong cơ thể. Những tín hiệu tinh tế này được nhét vào phía sau thùy trán của não. Sự chú ý đến bất kỳ phần nào của cơ thể làm tăng độ nhạy cảm của thùy não đối với phần đó. Điều này giúp điều chỉnh nhịp tim của bạn, và kích hoạt nhiều nơ-ron thần kinh hơn trong phần đó. Khả năng cảm nhận được nhịp tim của chính mình như thế nào, trên thực tế, đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá “khả năng tự nhận thức” của mỗi người.
Tự nhận thức dẫn đến khả năng nhận diện các dấu hiệu cảm xúc – điều này giúp bạn “cảm thấy” điều gì là đúng hay sai. Dấu hiệu cảm xúc sẽ đơn giản hóa quá trình ra quyết định bằng cách hướng chúng ta “chú ý” vào các lựa chọn tốt hơn.
Thử trả lời câu hỏi dưới đây:
Bạn có gặp khó khăn khi phải ghi nhớ những gì người khác vừa nói với bạn trong cuộc trò chuyện? Bạn có tập trung nhiều hơn vào chiếc điện thoại của mình – hơn là về người bạn đang ngồi ăn trưa cùng?
Khả năng “chú ý” là một dạng “cơ bắp” thần kinh; Giống như bất kỳ cơ bắp khác, nó có thể được tăng cường thông qua việc luyện tập thường xuyên. Rất đơn giản: Khi tâm trí bạn đang đi lang thang, chú ý nhận thức rằng nó đã đi lang thang, hãy mang nó trở lại “điểm” bạn mong muốn (ví dụ: kéo nó lại bằng cách tập trung vào hơi thở của bạn), và giữ nó ở đó lâu nhất bạn có thể. Bài tập cơ bản này là gốc rễ của hầu hết các loại thiền định.
Cuộc khảo sát:
Các nhà nghiên cứu của nước Anh đã thực hiện phỏng vấn khảo sát với 118 doanh nhân và 10 nhà lãnh đạo cấp cao tại 4 ngân hàng của thành phố Luân Đôn. Các doanh nhân thành công nhất (có thu nhập hàng năm trung bình 500.000 bảng Anh) thường tập trung vào một loạt các cảm xúc, và họ sử dụng chúng để đánh giá khả năng “trực giác” của họ. Khi họ bị thua lỗ, họ thừa nhận có cảm xúc lo lắng và họ trở nên thận trọng hơn; Do đó họ gặp ít rủi ro hơn. Các doanh nhân thành công nhỏ hơn (có thu nhập bình quân chỉ 100.000 bảng) có xu hướng bỏ qua sự lo lắng của họ và tiếp tục hành động theo lộ trình. Bởi vì họ không chú ý đến (hoặc bỏ qua) một loạt các dấu hiệu cảm xúc cảnh báo, do đó khả năng ra quyết định bằng trực giác của họ đã bị giảm thiểu.
MỞ RỘNG NHẬN THỨC CỦA BẠN
Giống như ống kính máy ảnh có thể được đặt ở một điểm hoặc rộng hơn để chụp toàn cảnh, bạn có thể tập trung chú ý vào một điểm hoặc mở rộng ra toàn cảnh.
Thước đo “nhận thức mở”, ví dụ hãy nhìn qua dòng chữ và số sau: S, K, O, E, 4, R, T, 2, H, P. Trong quá trình quét dòng, nhiều người sẽ nhận thấy số đầu tiên: 4, nhưng sau đó họ nháy mắt. Những người chắc chắn trong chế độ “nhận thức mở” sẽ quét toàn bộ và nhận diện được số thứ hai: 2.
Để rèn luyện khả năng “nhận thức mở” đòi hỏi nhà lãnh đạo làm điều gì đó không tự nhiên (không theo cách thông thường). Ví dụ: không đưa ra quan điểm cá nhân, không đánh giá người khác… Tức là điều chỉnh lại thái độ và thế giới quan của bạn.
Phương pháp hiệu quả để điều chỉnh thái độ và thế giới quan là thông qua sức mạnh cổ điển của tư duy tích cực, vì chủ nghĩa bi quan thu hẹp sự tập trung của bạn, trong khi những cảm xúc tích cực làm tăng sự chú ý và khả năng tiếp nhận những cái mới.
Một cách đơn giản để chuyển sang chế độ tích cực là tự hỏi mình: “Nếu mọi thứ diễn ra hoàn hảo trong cuộc đời tôi, tôi sẽ làm gì trong 10 năm?” Tại sao câu hỏi này lại hiệu quả? Bởi vì khi bạn ở trong trạng thái lạc quan, nhà nghiên cứu thần kinh học của Đại học Wisconsin, Richard Davidson đã tìm thấy, vùng não trước trán của bạn sáng lên. Khu vực đó chứa hệ thống thần kinh – giúp kích hoạt cảm giác sảng khoái tuyệt vời – khi chúng ta đạt được các mục đích dài hạn.
Richard Boyatzis, nhà tâm lý học của Case Western Reserve cho biết: “Nói về những mục tiêu và ước mơ tích cực – sẽ kích hoạt các trung tâm não – giúp bạn mở ra những cơ hội mới. Nhưng nếu bạn đi quá xa với những gì hiện hữu bạn nên làm để tự sửa mình, nó sẽ khép lại… Vì vậy:

“Bạn cần phải tiêu cực để tồn tại, nhưng tích cực để phát triển.”

P/S: “Tích cực” hay “tiêu cực” chỉ là 2 chiếc gọng kính (mầu hồng và mầu xám), bạn có thể tháo cái này ra và đeo cái kia vào bất kỳ lúc nào bạn muốn. Nhất chúc bạn tăng cường khả năng tự nhận thức để sớm làm chủ 2 chiếc kính này!

Hpo Banner