Blog

3 mô hình Lãnh đạo phổ biến hiện nay

Thế giới đã tốn bao nhiêu giấy mực để viết về chủ đề lãnh đạo?

  • Chỉ trên trang sách của Amazon thôi, có hơn 60.000 cuốn sách về lãnh đạo.
  • Khi tìm kiếm từ khóa “lãnh đạo” trên google, tôi nhận được hơn 81 triệu bài viết tiếng Việt và gần 5 tỷ bài viết tiếng Anh. Ô trời! 5 tỷ bài viết?

Những con số khủng khiếp đã chứng minh chủ đề lãnh đạo có “sức nóng” như thế nào?

Tất nhiên,

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, bởi vì chúng ta rất dễ bị bội thực và lạc lối giữa một rừng thông tin quá rộng lớn về kỹ năng lãnh đạo.

Đến mức, không biết phải ứng dụng cái gì cho hiệu quả?

Đơn giản là đỉnh cao của sự phức tạp.

Quay trở lại,

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, không cần biết quá nhiều, bạn chỉ cần tìm ra một phương pháp để ứng dụng vào việc quản lý đội nhóm và điều hành doanh nghiệp.

Bây giờ,

Tôi sẽ đơn giản hóa 4.560.000.000 bài viết về lãnh đạo, sao cho thật cô đọng, để giúp bạn xác định một phương pháp phù hợp và ứng dụng.

Hãy thử đặt ra một câu hỏi:

Mục lục

Các mô hình lãnh đạo từ đâu mà có?

Việc đầu tiên, các chuyên gia xác định ai là những nhà lãnh đạo xuất sắc trong lịch sử và đương đại? Sau đó, họ vẽ ra một bức chân dung để mô tả:

  • Đặc điểm và phong cách hành vi của họ.
  • Quy trình từng bước mà những nhà lãnh đạo xuất sắc này đã thực hiện.

Cuối cùng, các chuyên gia đúc rút lại thành một “mô hình lãnh đạo” để bạn dễ dàng ứng dụng. Bản chất là hướng dẫn bạn làm theo cách mà các nhà lãnh đạo thành công đã thực hiện.

Cụ thể, cho đến nay, có các mô hình lãnh đạo nào?

Tôi đã tổng hợp lại và bạn có thể đọc ở đây:

Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để đọc hai bài viết nêu trên, thì đơn giản thôi, hiện nay có 3 mô hình lãnh đạo phổ biến đang được ứng dụng rộng rãi:

#1. Mô hình Lãnh đạo Giao dịch

Đúng như tên gọi của nó “Giao dịch” = “Mua bán”: Anh bán sức lao động cho tôi và tôi trả tiền công xứng đáng cho anh.

Với mô hình này, bạn lãnh đạo bằng 2 từ: “Nếu” và “Thì”.

  • Nếu nhân viên làm công việc A, Thì bạn trả lương B.
  • Nếu nhân viên đạt được kết quả X, Thì bạn thưởng Y.
  • Nếu nhân viên vi phạm O, Thì bạn sẽ phạt Q.

Đây chính là triết lý “Cây gậy và củ cà rốt”. Hành động lãnh đạo của bạn với nhân viên giống như một giao dịch “mua” và “bán”.

#2. Mô hình Lãnh đạo Chuyển đổi

Theo quan điểm của lãnh đạo chuyển đổi, một nhà lãnh đạo hiệu quả là một người làm những việc sau đây:

  1. Tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai.
  2. Tạo động lực cho mọi người đón nhận thực hiện tầm nhìn đó.
  3. Quản lý tiến độ thực hiện của tầm nhìn đó.
  4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ gắn kết trong tổ chức.

Đối với nhà lãnh đạo chuyển đổi, mối quan hệ với nhân viên không phải là quan hệ giao dịch mua bán. Với họ, nhân viên là các cộng sự – cùng nhau chinh phục tầm nhìn chung.

Bây giờ,

Tôi muốn giới thiệu với bạn một mô hình lãnh đạo mới:

#3. Mô hình Lãnh đạo Hiệp lực

Mô Hình Lãnh đạo Hiệp Lực

Bạn có thể hiểu đơn giản mô hình Lãnh đạo Hiệp lực là một phiên bản nâng cấp của mô hình Lãnh đạo Chuyển đổi.

Mục đích của mô hình này là giúp các nhà lãnh đạo Gắn kết đội ngũ (Đồng tâm Hiệp lực) cùng nhau tạo ra những Kết quả Đột phá cho tổ chức.

Nhà lãnh đạo hiệp lực có 4 nhiệm vụ then chốt, bao gồm:

  1. Tạo ra một Tầm nhìn chiến lược truyền cảm hứng.
  2. Định hướng bằng hệ thống Mục tiêu trọng điểm.
  3. Xây dựng Đội ngũ gắn kết (đồng tâm hiệp lực).
  4. Quản lý Khoảng cách và sự Gắn kết thông qua các cuộc Hội thoại huấn luyện.

Bạn có thể bối rối vì chưa quen với một số “từ ngữ” được sử dụng trong mô hình lãnh đạo này, bởi vì đây là một phương pháp mới. Tôi sẽ chia sẻ thêm với bạn trong các bài viết sau.

Hpo Banner