Blog

Làm sao để “Tái phỏng vấn” cho chính công việc của bạn thành công?

Mục lục

Tái ứng tuyển sau khi tái cấu trúc công ty

Công ty của bạn đang tái cấu trúc – và rất nhiều vai trò và việc làm cũng đang thay đổi. Cấu trúc mới sẽ có thể có cả “chiến lược mới” và “tổ chức mới,” nhưng bạn sẽ bị bỏ rơi ở đâu?

Tái cấu trúc có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người – một số người có thể thay đổi bộ phận, những người khác có thể thay đổi trách nhiệm, và những người khác nữa có thể yêu cầu để tái định vị. Vậy thì đây là tin vui hay buồn cho bạn? Bạn sẽ kết thúc công việc mà mình kông thích, hoặc mất cả công việc cùng lúc? Hay đây chính là cơ hội mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay?

Có thể hiểu được rằng, bạn không thích phải tái phỏng vấn cho điều như là công việc của bạn – công việc mới sẽ thay thế trong cấu trúc mới. Trong thực tế, bạn sẽ thường cảm thấy tức giận và bị xúc phạm.

Nhưng đừng vội thất vọng. Nếu sếp của bạn đánh giá cao về bạn và về hiệu suất làm việc, đây có thể là một cơ hội tuyệt vời để có được một vai trò mới thách thức hơn và thú vị hơn! Hãy nhớ rằng, bạn có kinh nghiệm và bằng cấp đề làm việc này, và bạn có cả thời gian để chuẩn bị cho phỏng vấn. Vì thế hãy tóm lấy cơ hội, và chiến đấu với mọi hoàn cảnh!

Lưu ý:

Ngay cà khi công ty của bạn không tái cấu trúc, thì các kỹ năng tái phỏng vấn cũng có thể giúp bạn ứng tuyển vào các vị trí khác trong công ty. Là một ứng viên nội bộ, bạn có thể được ưu ái hơn những ứng viên ngoài kia, bởi vì bạn được kỳ vọng để biết nhiều hơn về tổ chức. Hãy chuẩn bị để nói chuyện cụ thể về các bạn đối mặt với các thử thách trong công việc mới.

Các mẹo cho tái phỏng vấn

Có một số quy tắc bạn cần phải thực sự để ý. Bạn không chắc chắn để giữ được công việc của mình, vậy nên đây không chỉ đơi giản là một bài tập “trêu đùa”. Quá trình này cũng nghiêm túc như việc ứng tuyển vào một công việc trong một công ty khác vậy.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị của bạn cũng khác so với đi phỏng vấn ở công ty khác. Và cách tiếp cận cũng khác. Bạn sẽ không được cho thời gian để làm nóng. Người phỏng vấn sẽ giáng ngay vào đầu bạn những câu hỏi hắc búa từ khi bắt đầu. Và nhiệm vụ của bạn là phải chứng tỏ được bản lĩnh trước các thách thức mới.

Dưới đây là một số hướng dẫn bạn có thể làm theo.

Phân tích các năng lực yêu cầu cho công việc

Giống như các kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc. Bạn có lẽ có khả năng để làm việc, hơn nữa bạn có thể nằm trong giai đoạn đầu của quá trình tái cấu trúc. Các năng lực cá nhân nào được kỳ vọng và đi với tổ chức.

Dưới đây là danh sách các năng lực để xem xét:

  • Định hướng thành tích
  • Khả năng phân tích
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Sự sáng tạo
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Định hướng đa dạng
  • Tính linh hoạt
  • Sáng kiến
  • Kỹ năng giao tiếp cá nhân
  • Động lực làm việc
  • Đánh giá
  • Lãnh đạo
  • Kỹ năng quản lý
  • Kỹ năng tổ chức
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng quản lý thời gian

Bắt đầu từ nguyên tắc đầu tiên bằng cách nhìn vào các công việc như bạn nghĩ, nhưng sau đó kiểm tra thông số kỹ thuật công việc và công bố thông tin cũng như: Trong khi chúng có thể hoặc có thể không phản ánh chính xác thực tế của công việc, đây là những khả năng được các tài liệu mà người phỏng vấn các bạn đang làm việc.

Để giúp bạn xác định các năng lực của mình, tham khảo những nguồn sau:

  • Đánh giá hiệu suất.
  • Tài liệu đặt và đạt mục tiêu/mục đích.
  • Thư khen ngợi các nhân

Chuẩn bị các ví dụ

Người phỏng vấn sẽ chờ đợi sự chứng tỏ rằng bạn có thể làm tốt công việc.

Hãy chuẩn bị những ví dụ sẵn trong tâm trí bạn (phụ thuộc vào vị trí mà bạn định ứng tuyển, như các quảng cáo hay brouchure bạn thiết kế). Hãy sẵn sàng để thảo luậ về 5 đến 7 ví dụ về các kỹ năng và năng lực của bạn. Lỹ tưởng nhất là giữ được sự cân bằng giữa việc thể hiện kỹ năng kỹ thuật (như là demo cách bạn làm một điều gì đó) cũng như các kỹ năng cá nhân (như cho thấy bạn đương đầu với các tình huống hay con người khó khăn như thế nào). Sử dụng các ví dụ này khi bạn được hỏi. Hãy nhớ tập trung vào các phạm vi mà bạn đã xác định được rằng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của công việc.

Chuẩn bị chứng cứ hỗ trợ

Đừng quên chuẩn bị phương án dự phòng của bạn. Bạn có thể nói với mọi người rằng bạn có kỹ năng tổ chức rất tốt, nhưng sự khẳng định của bạn sẽ có trọng lượng hơn nếu có ví dụ cụ thể. Đội nhóm của bạn đã cống hiến cho dự án? Công ty đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian và tiền bạc bởi vì bạn đã chuẩn bị tốt cho dự án?

Hãy xem xét các điều dưới đây:

  • Doanh số/lợi nhuận bạn tạo ra.
  • Số tiền bạn tiết kiệm được.
  • Các phản hồi tích cực mà khách hàng cho bạn.
  • Các giải pháp sáng tạo bạn đã áp dụng.
  • Những vấn đề bạn đã giải quyết.
  • Cống hiến bạn làm cho một sự cải thiện cụ thể.
  • Sáng kiến do bạn tạo ra.
  • Cam kết, cống hiến, và lòng trung thành bạn chứng minh.

Đáp ứng nhu cầu của sếp bạn

Thực tế, sếp của bạn sẽ có một lời nói trực tiếp rằng bạn có được tuyển lại hay không.

Trong khi phỏng vấn, hãy cung cấp các chứng cứ và mô tả tại sao hiệu suất bạn tạo ra đã đem lại lợi ích cho tổ chức, và bạn sẽ tiếp tục làm điều đó như thế nào – đây là việc đầu tiên bạn cần thể hiện.

Tuy nhiên, sau đó hãy tiếp tục đến việc các kỹ năng, kinh nghiệm và hành động của bạn có tác động tích cực đến mục tiêu của sếp bạn như thế nào? Bạn sẽ làm cho công việc của sếp mình dễ dàng hơn như thế nào? Bạn sẽ giúp sếp của mình làm việc năng suất hơn như thế nào? Cho thấy rằng bạn không hoài nghi trong cách bạn làm điều này, những điểm này có thể cung cấp cho bạn một lợi thế hơn các ứng viên đều có trình độ khác.

Chứng minh sự nhiệt tình của bạn

Thái độ của bạn cũng quan trọng như kỹ năng và kiến thức của bạn. Có rất nhiều khả năng nhiều người ngoài kia cũng đang đi phỏng vấn cho cùng một vị trí. Lý do cho việc tuyển dụng thường dựa vào thái độ và sự nhiệt tình. Người phỏng vấn muốn biết rằng bạn có đam mê cho công việc hay không? Bạn có đem lại nguồn năng lượng tích cực cho đội nhóm mình hay không? Hay lại kéo xuống?

Đừng phàn nàn về buổi phỏng vấn trước khi diễn ra với bất cứ ai. Các bình luận tiêu cực sẽ tìm đường trở lại để làm hại bạn. Nghĩ về việc tái phỏng vấn như một cơ hội để chứng tỏ bản thân và nói về tất cả những điều tuyệt vời mà bạn đã làm cho tổ chức.

Chuẩn bị cho việc đàm phán lương

Vị trí “mới” của bạn có thể tương ứng với mức lương “mới”. Để có được hiệu quả tốt nhất, hãy nghiên cứu xem giá trị của công việc này là gì. Sử dụng thu nhập hiện tại của bạn làm ví dụ, và cố gắng hình dung xem mức lương trung bình ở cùng một vị trí ở công ty khác như thế nào. Bạn cũng nên nghiên cứu xem mức lương trung bình so với ngành đó là bao nhiêu nữa.

Đừng quên bao gồm lợi ích trong việc đàm phán lương của bạn. Bạn có sẵn sàng để bỏ nhiều tiên hơn để có nhiều thời gian nghỉ hơn? Bạn có muốn làm việc linh động hoặc thay đổi điều kiện làm việc của mình? Những vấn đề như thế này có thể sử dụng trong việc đàm phán.

Biết quyền của bạn

Rất nhiều công ty có các luật về quyền nhân viên trong quá trình tái cấu trúc. Hãy đảm bảo rằng bạn biết các quyền này, và biết mình đang đứng ở đâu.

Các điểm chính.

Ý nghĩ về việc yêu cầu tái phỏng vấn cho công việc của bạn có thể shock. Thật không may, nó có thể xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ đấy.

Thay vì lãng phí thời gian và năng lượng vào giận giữ và cay cú, hãy tập trung vào việc chuẩn bị cho quá trình đó. Nếu bạn đối xử với việc phỏng vấn lại như lần đầu tiên đi phỏng vấn cho một công việc khác, bạn sẽ tăng cơ hội thành công của mình nữa. Biết các kỹ năng bạn có là gì, biết rằng bạn đã cống hiến cho công ty, và biết giá trị của bạn như thế nào. Thì quá trình chuẩn bị của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Hpo Banner