Blog

4 nguyên tắc Quản lý cốt lõi

Con người đã quản lý công việc hàng trăm năm, và các phương pháp quản lý đã có từ những năm 1700.

Các nguyên tắc quản lý quan trọng nhất xuất hiện trong thế kỷ 20.

Mục lục

Nhìn lại Lịch sử quản lý

Một trong những chuyên gia đầu tiên là Frederick Winslow Taylor:

Ông và cộng sự của mình là những người đầu tiên nghiên cứu về quá trình làm việc khoa học.

Triết lý của Taylor tập trung vào niềm tin:

Mọi người cố gắng làm việc cật lực – cũng không hiệu quả bằng – tối ưu hóa phương pháp làm việc.

Năm 1909, Taylor công bố “The Principles of Scientific Management.” Trong đó, ông đề xuất rằng:

  • Bằng cách tối ưu và đơn giản hóa công việc, năng suất sẽ tăng.
  • Ông cũng nêu ra những ý tưởng cần thiết để nhân viên và nhà quản lý hợp tác với nhau.

Điều này rất khác với cách làm việc thường được thực hiện trong các doanh nghiệp lúc đó:

  • Người quản lý nhà máy tại thời điểm đó – tiếp xúc rất ít với người lao động.
  • Không có tiêu chuẩn hóa (không quy trình, mô tả công việc…) và nhân viên không có động cơ để làm việc hiệu quả nhất.

Taylor tin rằng tất cả các công nhân được thúc đẩy bởi tiền bạc. Do đó, ông đưa ra ý tưởng: “lương một ngày công – tương ứng với hiệu quả một ngày làm việc“.

(Ngày nay: Chính là hình thức trả lương theo KPI).

Nói cách khác, nếu một nhân viên không đạt đủ hiệu suất trong một ngày, anh ta không xứng đáng nhận được tiền bằng với một người khác có năng suất cao hơn. (Giống như KPI ngày nay).

Taylor rất quan tâm đến hiệu quả.

Trong khi làm việc tại một nhà máy sản xuất thép ở Mỹ, ông thử nghiệm năng suất – bằng cách thiết kế ra một loại xẻng – cho phép công nhân làm việc liên tục vài tiếng đồng hồ.

  • Với thợ nề, ông thử nghiệm một phương pháp đặt gạch mới.
  • Taylor đã thực hiện hàng loạt thử nghiệm các phương pháp làm việc mới.

Các nghiên cứu về “thời gian và chuyển động” của công nhân dẫn Taylor đến kết luận rằng:

  • Một người có thể làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.
  • Đây là những người mà nhà quản lý nên tìm cách chiêu mộ.

Vì vậy, tuyển dụng đúng người trong công việc – là một phần quan trọng của hiệu quả.

Taylor phát triển 4 nguyên tắc khoa học quản lý. Những nguyên tắc này cũng được gọi đơn giản theo tên của ông là “Taylor”.

4 nguyên tắc của khoa học quản lý

Nguyên tắc quản lý chủ đạo của Taylor là: “Chuyên môn hóa công việc“.

Có nghĩa rằng:

  • Công việc được chia nhỏ, thành các bước hành động chi tiết.
  • Nhà quản lý kiểm soát người lao động – làm theo đúng các bước đó – thì sẽ đạt hiệu suất cao.

Nguyên tắc quản lý 1:

Thay thế thói quen làm việc thông thường – bằng phương pháp quản lý khoa học – để tìm ra những cách thức làm việc hiệu quả hơn.

Nguyên tắc quản lý 2:

Tuyển chọn người lao động phù hợp – dựa trên năng lực và động lực – sau đó, đào tạo họ để đạt được hiệu quả tối đa.

Nguyên tắc quản lý 3:

Giám sát hiệu suất làm việc và hướng dẫn nhân viên – để đảm bảo rằng – họ đang sử dụng các phương pháp làm việc hiệu quả nhất.

Nguyên tắc quản lý 4:

Phân bổ công việc giữa quản lý và người lao động – để nhà quản lý dành thời gian lên kế hoạch và đào tạo họ – giúp người lao động thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

Các ý kiến phê phán phương pháp của Taylor

Khoa học quản lý của Taylor dựa trên ý tưởng rằng chỉ có “một cách đúng đắn” để làm một việc.

Ý tưởng này mâu thuẫn với phương pháp quản lý hiện nay (có nhiều cách để đạt hiệu quả) như:

Phương pháp quản lý hiện đại – cho rằng:

Nhân viên cần được trao quyền tự chủ nhiều nhất có thể. Để họ chủ động tìm ra các phương pháp làm việc thích hợp nhất.

Một điểm nữa cần suy nghĩ là:

Bạn sẽ hạnh phúc hơn và có động lực hơn khi:

  • luôn bị kiểm soát chặt chẽ?
  • hay khi được phép áp dụng sáng kiến của riêng bạn?

Hãy suy nghĩ về điều này!

Hơn thế nữa, nhân viên cần linh hoạt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi.

Về cơ bản:

  • Taylor chia nhiệm vụ thành các bước nhỏ,
  • và tập trung vào việc làm thế nào mỗi cá nhân đạt được hiệu suất tốt nhất, bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại các bước đó.

Các phương pháp quản lý hiện đại – thì ưa chuộng hệ thống làm việc toàn diện hơn – để tối đa hóa năng suất.

Những điểm chính

Phương pháp “chuyên môn hóa” mà Taylor đưa ra (đến ngày nay các doanh nghiệp vẫn đang áp dụng). Biểu hiện là: Mô tả công việc chi tiết, Quy trình làm việc và giám sát chặt chẽ, trả lương theo KPI…

Mâu thuẫn lớn nhất của phương pháp này – so với xu hướng quản trị hiện đại là:

Nó không tạo ra môi trường làm việc có động lực và sự hài lòng cho nhân viên. Điều mà người lao động muốn ngày nay.

Bởi vì, Taylor tách lao động thủ công ra khỏi lao động trí óc. (Thời đó, lao động thủ công là chủ yếu).

  • Phương pháp quản lý ban đầu này tập trung quá nhiều vào cơ học (thao tác tay chân), và không coi trọng giá trị con người.
  • Do đó, động lực và sự hài lòng tại nơi làm việc – là những yếu tố quan trọng trong một tổ chức hiện đại – thì lại không được coi trọng.

Công ty của bạn đang quản lý theo cách nào?

Hpo Banner