Blog

Sam Walton đã khích lệ nhân viên Wal-Mart như thế nào?

Năm 1970, Wal-Mart bắt đầu niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Công ty đã thu về khoảng 5 triệu USD – số tiền đủ để xây dựng 6 cửa hàng và hoàn thiện trung tâm phân phối đầu tiên của công ty. Bước đi này cùng với việc phát hành cổ phiếu bổ sung tiếp sau đó đã giúp công ty hồi phục và các kế hoạch của Walton dần được thực hiện. Sau khi xây dựng 39 cửa hàng trong thập niên đầu tiên, Wal-Mart đã phát triển 452 cửa hàng trong thập niên 1970 và 1.237 cửa hàng trong thập niên 1980. Từ năm 1970 đến 1990, cổ phiếu của công ty không những tăng trưởng tốt hơn so với những cổ phiếu khác trên thị trường, mà còn mang đến giấc mơ tươi hồng nhất cho những người sở hữu chúng. Một trăm cổ phiếu được mua năm 1970 với giá 1.650 USD sẽ có giá trị 2,6 triệu USD vào năm 1992.
Song song với việc bán cổ phiếu ra thị trường, Sam thực hiện kế hoạch chia lợi nhuận chính thức cho các nhà quản lý. Tiếp theo, Walton mở rộng kế hoạch này đến tất cả nhân viên. Các nhân viên đã làm việc với công ty ít nhất một năm và những người làm việc nhiều hơn 20 giờ một tuần sẽ nhận được khoản tiền thưởng trung bình là 5% lương hàng năm. Lợi nhuận được chia sẻ nằm trong tài khoản của họ cho đến khi nhân viên đó rời công ty. Vì phần lợi nhuận này được trả bằng cổ phiếu Wal-Mart có mức tăng trưởng tăng cao, nên rất nhiều nhà quản lý cũng như nhân viên khi về hưu đã nhận được khoản tiền lên đến hàng triệu USD.
Kế hoạch phân chia lợi nhuận là sự khích lệ đáng kể đối với những nhân viên lâu năm. Tuy nhiên, Sam yêu cầu rất cao nơi nhân viên của mình. Phần lớn thời gian làm việc hàng ngày của Walton, ngày thường cũng như ngày nghỉ, là giữ cho hàng trăm ngàn nhân viên chú tâm vào công việc. Mặc dù hàng hóa tại Wal-Mart luôn có xu hướng rẻ hơn so với các cửa hàng Kmart hoặc Target, nhưng việc Wal-Mart có tạo ra sự khác biệt rõ rệt hay không còn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên bán hàng. Tất cả nhân viên của Wal-Mart đều phải thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ khách hàng, nhiệt tình, chu đáo. Thành công của Walton phụ thuộc rất lớn vào yếu tố phục vụ khách hàng.
Ngay cả khi hệ thống cửa hàng được mở rộng, mỗi tuần Walton vẫn đi thăm một vài cửa hàng ở các thành phố bằng máy bay riêng. Thỉnh thoảng ông lại dành riêng một ngày làm việc để trèo lên một chiếc xe tải và cùng với người lái xe của công ty đi giao hàng. Ông thường đến thăm một cửa hàng Wal-Mart bất kỳ mà không thông báo trước, quan sát tổng thể trước khi đến bộ phận thông tin để tự giới thiệu với các nhân viên và khách hàng. Không phải tất cả các cuộc viếng thăm đều làm ông hài lòng. Nếu phát hiện thấy một cửa hàng nào đó không sạch sẽ hay trưng bày hàng hóa lộn xộn, ông lập tức yêu cầu đóng cửa hàng để khắc phục ngay những khuyết điểm đó. Mỗi cuộc ghé thăm của Walton giống như một chiến dịch của các ứng cử viên chính trị sắp ra tranh cử: nhà sáng lập Wal-Mart bước dọc các lối đi, lắng nghe những lời phàn nàn của khách hàng và phản ứng, thái độ của nhân viên.
Walton xây dựng ba chính sách để thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên. Thứ nhất, ông luôn cố gắng tham dự các buổi lễ khai chương cửa hàng. Với khiếu hài hước và uy tín của mình, ông biến những phút giây trịnh trọng của buổi khai trương và các cuộc họp công ty thành những buổi gặp gỡ vui vẻ, sôi động. Ông sẵn sàng chúc mừng nhân viên vì học đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, nhưng bên cạnh lời khen, ông cũng đưa ra những thách thức công việc mới để nhân viên phát huy năng lực. Ông thường kết thúc hoặc bắt đầu bằng cách nhảy lên bàn và khởi xướng những lời chúc mừng cho Wal-Mart. Những người tổ chức chương trình của cửa hàng thậm chí còn nghĩ ra lời chúc làm cho tất cả ddiefu cảm thấy hứng khởi và tự hào như: “Wal-Mart! Wal-Mart! Đó là tên của chúng tôi! Kinh doanh bán lẻ là trò chơi của chúng tôi. Chúng tôi đã đạt được vị trí số một. Vì thế Kmart hãy coi chừng! Nào nâng ly lên!”.
Sam Walton khám phá ra rằng nhân viên rất muốn gắn bó lâu dài cho một công ty mà họ yêu thích, và việc họ nâng ly chúc mừng cho Wal-Mart cũng đồng nghĩa với việc họ tự chúc mừng cho chính bản thân mình.
Walton tự mình viết một cột báo cáo hàng tháng đăng lên tờ báo Wal-Mart World của công ty và ông xem đây là chính sách thứ 2. Năm 1983, ông đã sử dụng cột báo của mình để kêu gọi nhân viên nỗ lực cùng công ty mang về 8% lợi nhuận trước thuế cho năm đó. Walton viết, nếu họ làm được, ông sẽ nhảy một điều hula trên Wall Street. Họ đã làm được. Và rất nhiều tớ bào đăng những bức ảnh chụp Walton với một chiếc váy bằng lá khoác bên ngoài bộ com-let đang nhảy múa ở Wal Street, dù điều đó có thể làm nhiều người cười nhạo ông. Tuy nhiên, cũng chính điều này đã chứng tỏ cho mọi người ở Wall Street biết rằng Wal-Mart đang phát triển nhanh chóng đến mức nào.
Và chính sách thứ 3 của Sam Walton là luôn tiếp đón bất kỳ nhân viên nào và sẵn sàng lắng nghe mọi vấn đề về cửa hàng, mọi lời nhận xét hoặc góp ý. Mỗi lần nhận được thư đóng góp ý kiến của nhân viên, Walton đều đích thân trả lời. Bất kỳ ai đến Bentonville cũng có thể hẹn gặp “ông Sam”, như cách gọi thân mật mà nhiều nhân viên dành cho ông.
(Tạp chí Forbes)

Hpo Banner