Blog

Oprah Winfrey – người phụ nữ quyền lực và đế chế Harpo – P2

Mục lục

Oprah – Nữ doanh nhân thành đạt…

Mặc dù thực tế Oprah là người đứng đầu của một đế chế kinh doanh lớn, cô thậm chí còn không biết làm thế nào để đọc một bảng cân đối kế toán và không tuân theo mô hình của bất kỳ công ty nào. Cô đã từ chối lời đề nghị vào ban quản trị của nhiều công ty như AT & T, Intel và Ralph Lauren vì “cô thực sự không biết mình sẽ làm gì nếu như ngồi vào ghế hội đồng quản trị của các công ty này”. Oprah đã từng tích trữ 50 triệu đô la tiền mặt, số tiền mà cô gọi là “quỹ phụ nữ bỏ túi phòng thân” vì cô sợ đầu tư vào thị trường chứng khoán và hoàn toàn không biết về nó. Điều thú vị là cô không thích được mọi người gọi là một nữ doanh nhân.
Nói về việc điều hành hoạt động kinh doanh, không giống những cách thông thường, cô ấy nói rằng: “Nếu tôi tập hợp một cuộc họp lập kế hoạch chiến lược chẳng hạn, tôi tin chắc mọi người sẽ chỉ ngồi im lặng rồi sau đó xong xuôi sẽ cười nhạo hoặc bàn tán”. Theo các nhà phân tích, Oprah không kinh doanh theo mô hình truyền thống thông thường mà bắt nguồn từ sự đồng cảm và chia sẻ.  Cái cách mà cô ấy kết nối với khán giả kì diệu đến mức không một người dẫn chương trình đối thoại truyền hình nào có thể làm được.
Thông điệp của Oprah là: “Mọi người hãy chịu trách nhiệm cho cuộc sống riêng của chính mình”. Thông điệp này đã tạo nên những giá trị bán hàng độc đáo tương tự như thông điệp “Tiện ích” của Mc Donal và “Giá rẻ mỗi ngày” của Wal-Mart. Tuy vậy, đế chế Harpo không phụ thuộc hoàn toàn vào các kỹ năng cá nhân của Oprah. Cô đã thành lập một đội nhóm chuyên làm việc để duy trì các mảng kinh doanh hiện tại. Chủ tịch tập đoàn Harpo, Dennis Swanson và Jacobs (Jeff), đã góp phần rất lớn vào thành công của Oprah ở cương vị một người dẫn chương trình cũng như một doanh nhân trong những năm qua. Lý giải về việc hợp tác kinh doanh với Oprah, Jeff nói, “Chúng tôi đặt cược vào chính mình”.
Chúng tôi là một công ty sở hữu trí tuệ, và các đối tác của chúng tôi (ABC, Hearst, oxy) là các nhà phân phối. Nội dung cốt lõi được chúng tôi phát triển và chưa bao giờ bị sao nhãng. Jeff nói rằng việc kiểm soát nội dung là một nhiệm vụ khó khăn vì Oprah không chỉ là giám đốc sáng tạo nội dung mà còn là nội dung chính của chương trình.
Ví dụ, mỗi sự kiện của tạp chí ‘O’ đều được đính kèm hình ảnh quyền lực của Oprah trên trang bìa của nó; trong mục của mình, cô đưa ra một cố gắng không mệt mỏi vươn lên hoàn cảnh khó khăn hay những nỗ lực giảm cân hiện tại. Cô cũng trải lòng về những mất mát của mình khi là nạn nhân của lạm dụng tình dục trẻ em và phân biệt chủng tộc.
Các nhà phân tích cho rằng “cuộc sống của Oprah là trung tâm chú ý mang lại sự nổi tiếng cho cô ấy”. Họ tin rằng bằng cách chiến thắng bản thân và chiến thắng nghịch cảnh chính là thông điệp mà cô truyền tải và chạm đến tâm khảm của mọi người dân Mỹ giúp họ có thêm động lực để trở nên tự lực cánh sinh.

Oprah
Oprah

Oprah có được lòng tin của khán giả bằng cách chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình với họ trên truyền hình để giúp họ giải quyết các vấn đề và sống trách nhiệm với cuộc sống của chính họ. Cách tiếp cận này vô hình chung đã giúp Oprah khác biệt và chiến thắng mọi đối thủ. Các nhà phân tích tin rằng, thực ra Oprah chỉ miễn cưỡng để mất quyền kiểm soát thương hiệu của mình vì cô đã nhận thức được sức mạnh của nó. Oprah nhất định từ chối hợp tác từ các công ty lớn muốn sử dụng tên của cô để quảng cáo cho các sản phẩm của họ như nước hoa, quần áo, sách vở và thực phẩm. Một người bạn của Oprah nhận xét rằng mọi người đều muốn là ‘một phần của thương hiệu Oprah’ nhưng cô chưa sẵn sàng nhường lại quyền kiểm soát nó. Theo các nhà phân tích, mặc dù một số đối thủ cạnh tranh (như Martha Stewart) đã nhượng lại bản quyền tên tuổi của mình cho một số dòng sản phẩm khác nhau, nhưng Oprah vẫn kiên quyết từ chối làm như vậy.
Thật vậy, rất nhiều các sản phẩm bán trên thị trường có kèm tên tuổi của những người nổi tiếng đã thất bại. Các nhà phân tích cho rằng Oprah đã đúng trong việc giữ thương hiệu và tên tuổi cho chính mình. Bằng việc sở hữu 90% cổ phần của tập đoàn Harpo, Oprah cũng đã ngăn cản việc đưa tập đoàn phổ biến rộng rãi nơi công chúng. Cô tuyên bố rằng bằng cách bán tên mình hoặc tên tuổi của lĩnh vực kinh doanh của mình chẳng khác nào như bán chính bản thân cô vậy. Nói theo cách của Oprah, “Nếu công việc kinh doanh của tôi bị mất kiểm soát, tôi sẽ mất chính bản thân mình hoặc ít nhất là khả năng tự chủ để được là chính mình”. Tôi chọn cách để được là chính tôi. Điều này chỉ ra rõ ràng người phụ nữ này đã cảm nhận được công việc kinh doanh của mình như thế nào và mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp của vào chính bản thân cô ấy.
Các nhà phân tích cho rằng sự nhạy bén kinh doanh của Jeff cũng góp phần rất lớn vào thành công của Harpo. Oprah và Jeff là một cặp đôi bù trừ hoàn hảo lãnh đạo doanh nghiệp dù cả hai có phong cách quản lý rất khác nhau. Theo các nhà phân tích, Oprah quản lý theo bản năng và cảm tính trong khi Jeff tin tưởng vào những kế hoạch được thiết lập một cách cẩn thận.
Trong khi Jeff cho rằng chiến lược của Harpo như một mũi tên trúng nhiều đích nhắm vào nhiều phương tiện truyền thông khác nhau thì Oprah khẳng định nó đơn giản chỉ mong muốn được phục vụ đông đảo khán giả hơn (thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau) giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sự thành công của Harpo đã chứng tỏ sự làm việc ăn ý giữa cặp đôi bù trừ này. Theo một số nguồn tin từ công ty, Jeff thực sự là một cố vấn đồng thời là tham mưu tin cậy của Oprah mà theo cách nói của Oprah, “Anh ấy là chú cá piranha luôn thích tấn công con mồi và luôn là người tôi hoàn toàn tin cậy”.
Nhớ lại cuộc gặp với Jeff và những cam kết của mình đối với Oprah, Iger cho biết, “Tôi nhớ lúc đầu bị thẳng thừng từ chối nhưng tôi nhận ra trong đầu Jeff Jacobs luôn luôn hiện hữu hai chữ “khách hàng”. Vậy là sau đó anh ta đã phục vụ cô ta rất tốt”.
Mặc dù có nhiều đóng góp cho công ty, nhưng Jeff  chấp nhận mình là nền tảng để Oprah phát triển và chỉ coi mình là nhân vật “đứng sau cánh gà”. Bên cạnh việc làm chủ tịch của Harpo, ông cũng đóng vai trò là trợ lý cấp cao của Oprah giúp cô giải quyết các giao dịch và thỏa thuận. Sự sắp xếp này giúp Oprah tiết kiệm được hơn 25% thu nhập lẽ ra phải thanh toán cho các trợ lý và các nhà quản lý. Nói về sự thành công về mặt tài chính của Oprah, Jeff nói: “Chúng tôi hiểu nó không chỉ là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu”.
Oprah được biết đến với những quyết định bất ngờ đầy táo bạo dựa trên cảm tính. Oprah quyết định tung ra “phiên bản quốc tế đầu tiên của tạp chí ‘O’ (đầu năm 2002) khi cô xem một phim tài liệu về châu Phi, trong đó một số phụ nữ trong một tiệm làm đẹp tại Nairobi đọc tạp chí ‘Hello’ và ‘True Love’.
Nói về điều này, Oprah khẳng định, “Tôi đã nghĩ rằng, phụ nữ châu Phi không có quyền ngồi trong một tiệm làm đẹp đọc “Hello” hay “True Love”. Ngay sau đó, cô cho ra mắt tạp chí ‘O’ ở châu Phi! Điều thú vị là, quyết định kinh doanh của Oprah dù có hơi cảm tính nhưng cũng thường thành công.
Quyết định để mục lục ở trang thứ 2 của tạp chí là quyết định táo bạo khác hẳn với cách thức trình bày tạp chí thông thường vào thời đó. Hầu hết các nhà xuất bản đặt nó ở giữa của tạp chí để độc giả phải lướt qua một vài quảng cáo xong mới đi đến mục lục. Thực sự thì điều này nhằm mang lại lợi ích cho các nhà quảng cáo, nhưng theo Oprah, cô muốn đề cao vai trò của độc giả. Thực tế là tạp chí ‘O’ thành công ngay lập tức chứng minh quyết định của Oprah là hoàn toàn chính xác.
Nói về sự thành công của tạp chí, Oprah nhấn mạnh “Tôi là người tự hào nhất vì sự thành công của tạp chí, vì tôi thực sự đã có lúc không biết tôi đang làm cái gì”. Nhiều dữ liệu thống kê chỉ ra rằng tạp chí “O”, được phát triển chủ yếu từ Oprah, là sự phản ánh khả năng của cô để cân bằng thực tiễn và lý thuyết. Các nhà phân tích tin rằng Oprah biết rằng sự cân bằng này sẽ giúp cô bán hàng và thực tế đã chứng minh đúng là như vậy. Theo họ, đây là chiến lược tương tự khiến cho các cuộc đối thoại trên truyền hình của Oprah thành công tới vậy.
Oprah luôn quan tâm đến trạng thái cân bằng này khi cân nhắc sự việc hay nhân vật nào tiếp theo được giới thiệu trên buổi tọa đàm. Ví dụ, nếu một ngày cô thảo luận về ngành công nghiệp giải trí với một người nổi tiếng, thì ngay ngày hôm sau cô sẽ kiểm tra một vấn đề quan trọng như rắc rối của phụ nữ ở Afghanistan. Được biết Oprah cũng áp dụng phương pháp tương tự ‘cân bằng’ này để quản lý tài chính của chính mình. Mặc dù cô ấy không theo dõi chi phí của mình quá chặt chẽ, nhưng cô đã nhận thức được tầm quan trọng của nó và sẽ có những quyết định đúng đắn khi cần thiết.
Ví dụ, khi Oprah thấy rằng chi phí sản xuất của các show diễn của cô lên tới 50 triệu đô la mỗi năm (gấp đôi chi phí để sản xuất một chương trình tương tự), cô đã gọi cho Doug Pattison, CFO của Harpo và nói: “Chi phí vậy cũng ổn nhưng tôi nghĩ nó cũng đủ rồi. Chúng ta có thể duy trì nó ở mức 50 triệu đô la như thế”. Theo những gì mà nhân viên của công ty được biết, Oprah trả hậu hĩnh nhưng cũng mong muốn những gì họ mang lại xứng đáng với đồng tiền bát gạo. Thực ra cô ấy không quan tâm đến việc mình đang xếp hạng ở vị trí nào hay việc các chương trình truyền hình và tạp chí của mình đạt được mục tiêu và hiệu quả ra sao. Cô cho biết, “Thực tế là thứ hạng của chúng tôi giảm đi đôi chút khi chúng tôi làm chương trình Oprah’s Book Club nhưng điều đó không quan trọng. Chúng tôi đang khuyến khích mọi người đọc sách.”
Thật vậy, Oprah không hề gây áp lực cho nhân viên của mình để đạt được thứ hạng cao; thay vào đó cô nhấn mạnh sự sáng tạo và chất lượng.
Theo lời của các nhân viên, Oprah quan tâm đến sự thành công của họ không phải bởi các số liệu truyền thông. Cô chỉ khen ngợi nhân viên của mình sau khi dự án được hoàn thành; nhưng nếu dự án đó chẳng hạn được thế giới công nhận hay giành được xếp hạng cao hoặc giải thưởng lớn, cô cũng không có sự khen thưởng thêm đặc biệt. Nói theo cách của Kate Forte, Giám đốc xưởng phim Harpo thì “Nếu dự án hay chương trình được xếp hạng cao hay giải thưởng lớn, người chủ cũng chỉ đơn giản là một người mẹ. Người mẹ đó sẽ luôn nhắc nhở những đứa con cố gắng làm việc hết tâm huyết chứ không chỉ đơn giản chỉ vì những giải thưởng”.
Mặc dù thị trường có nhu cầu lớn về mảng phim điện ảnh và phim truyền hình và Harpo có thể sản xuất nhưng Oprah đã không bẻ cong quy định của mình để khai thác nhu cầu đó. Theo Iger, mặc dù Disney muốn Harpo sản xuất nhiều bộ phim hơn nữa, nhưng theo tiêu chuẩn và quy tắc của Oprah thì Harpo chỉ sản xuất giới hạn một bộ phim mỗi năm.
Iger nói, “Thị trường có nhu cầu không có nghĩa là cô ấy làm bất chấp để đáp ứng nhu cầu ấy”. Các quyết định kinh doanh của Oprah phần lớn dựa trên sự tin tưởng. Được biết, trước khi cô ấy đưa ra quyết định làm việc gì, cô ấy chỉ hỏi một câu duy nhất – “Tôi có thể tin tưởng được ông không?” Nói về điều này, Nancy Petersman, Phó Giám đốc điều hành Allen & Co cho biết: “Đó là tính cách của Oprah”.
Chúng tôi, những người làm tài chính ngân hàng sẽ làm những điều tương tự để cố gắng tìm ra xem mọi người đang làm cái gì. Nhưng đối với Oprah, nó giống như ai đó đang nhìn trúng tim đen của bạn”. Sự tin tưởng và kiểm soát vấn đề là hai yếu tố chính giúp Oprah đưa ra được quyết định. Hearst đã thành công trong việc giành sự đồng ý của Oprah cho tạp chí ‘O’, bất chấp sự cạnh tranh từ AOL Time Warner và Conde Nast dù họ đã khiến Oprah tin tưởng. Hearst đã hứa với cô rằng tạp chí sẽ phản ánh giá trị cốt lõi của cô và đưa thông điệp của cô vào từng trang viết. Để đảm bảo điều này, Hearst đã để Oprah làm tổng biên tập của tạp chí.
Đó là một số câu chuyện liên quan đến việc đưa ra quyết định của Oprah. Geraldine Laybourne, người đồng sáng lập kênh Oxygen, thuyết phục được Oprah bằng cách nói với cô ấy rằng cô ấy đã lên kế hoạch thiết lập một mạng truyền hình cáp cung cấp dịch vụ cho khán giả là phụ nữ. Ý tưởng phần nào tác động đến Oprah (do trên thực tế cô cũng đã từng có một vài ý tưởng tương tự). Cuối cùng cô đã đầu tư 20 triệu đô la cho dự án và cũng chuyển giao một số quyền nhất định cho thư viện của chương trình “The Oprah Winfrey Show”. Đổi lại, cô nhận được 25% cổ phần trong Oxygen Media.
Sự nghiệp của Oprah thể hiện khả năng truyền cảm hứng để thay đổi nhiều thứ trong xã hội Mỹ, đây chính là giá trị mà những nhà lãnh đạo chuyển đổi có thể tạo lập nên. Đọc thêm bài viết về lãnh đạo chuyển đổi

Oprah – Chặng đường giúp đỡ mọi người…

Kể từ khi Oprah là nạn nhân của lạm dụng tình dục trẻ em, cô liên tục nêu vấn đề nhức nhối này trong chương trình của mình và nỗ lực không ngừng để bảo vệ trẻ em khỏi bị ngược đãi như vậy.
Năm 1991, cô yêu cầu chính phủ thông qua một đạo luật mới (Đạo luật bảo vệ trẻ em quốc gia) chống lạm dụng trẻ em. Oprah đã chứng thực trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ để giúp họ thiết lập một cơ sở dữ liệu của những kẻ lạm dụng trẻ em bị kết án tại Mỹ. Tháng 12/1993, những nỗ lực của Oprah đã được công nhận khi “Oprah Bill” (Đạo luật bảo vệ trẻ em quốc gia) được ban thành một luật.
Về nguyên tắc, Oprah tặng ít nhất 10% thu nhập hàng năm của mình để làm từ thiện trong suốt cuộc đời của cô. Được biết, hầu hết những gì cô đóng góp đều được thực hiện một cách ẩn danh. Tuy nhiên, vào những năm 1990, Oprah đã đóng góp như vậy một cách công khai.
Cô quyên góp hàng triệu đô la cho các viện giáo dục đại học (Spelman College, Morehouse College và Đại học bang Tennessee) và thành lập nhiều quỹ học bổng giúp hàng trăm học sinh. Tháng 9/1997, Oprah thành lập Hội từ thiện mang tên ‘Angel Network của Oprah’ để khuyến khích người dân mở rộng sự giúp đỡ của họ cho những người cần. Oprah đề nghị khán giả của mình giúp đỡ những người kém may mắn bằng cách quyên góp và gửi đồ dùng tới trung tâm từ thiện Angle Network.
Đến năm 2000, Angel Network đã nhận được hơn 3,5 triệu đô la được sử dụng để cấp học bổng cho học sinh nghèo và quỹ xây dựng nhà ở. Tháng 4 năm 2000, Angel Network công bố trao giải thưởng ‘Use Your Life Award’ cho những người có đóng góp làm cho người khác sống tốt hơn. Giải thưởng trị giá 100,000 đô la tiền mặt được trao vào mỗi thứ Hai trong “The Oprah Winfrey Show”.
Oprah đã được chọn là người cầm trịch buổi lễ cầu nguyện được tổ chức tại sân vận động Yankee của thành phố New York vào ngày 23/9/2001, để tưởng nhớ các nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Rudy Giuliani, Thị trưởng thành phố New York, cho rằng Oprah là nhân vật duy nhất có thể làm chủ một chương trình mang đậm chất tôn giáo liên quan đến người dân của nhiều tôn giáo khác nhau như vậy.
Oprah đã không phụ công mong mỏi của ngài thị trưởng; cô khiến những người có mặt trong buổi tưởng niệm tìm được cảm giác an ủi và nhẹ nhàng. Cô ấy nói rằng “những người thân yêu của chúng ta sẽ là những thiên thần luôn luôn bên cạnh chúng ta”.
Oprah nhắc nhở mọi người luôn luôn hy vọng, cầu nguyện và tình yêu không bao giờ chết đồng thời mong muốn họ dành mỗi khoảnh khắc của cuộc sống để làm những điều ý nghĩa và quan trọng.
Theo một bài báo được đăng tải vào tháng 4/2002, Oprah đã trở thành một biểu tượng của ‘linh đạo giáo hội tự do’ và cho hơn 22 triệu khán giả yêu mến.
Ảnh hưởng của cô lớn đến mức tờ Wall Street Journal thậm chí ghi Oprah gắn liền với một kĩ thuật truyền hình mới mang tên “Oprahfication – Oprah hóa”. Kỹ thuật này đã trở nên phổ biến và một tạp chí thậm chí còn dùng từ Oprah như một động từ: “tôi không muốn nói với cô ấy, nhưng cô ấy đã Oprah’d nó ra khỏi tôi.”
Được biết, kỹ thuật này cũng trở nên phổ biến với các chính trị gia tổ chức các cuộc họp phong cách Oprah-Style.

Oprah – Nhìn từ một góc độ khác

Không ngạc nhiên khi Oprah nhận được không ít những lời chỉ trích. Trong những năm qua, cá nhân cũng như sự nghiệp kinh doanh của cô bị bàn ra tán vào. Dù các nhân viên thừa nhận rằng mức thù lao và phần thưởng công ty trả cho họ khá hậu hĩnh nhưng công ty vẫn tồn tại quá nhiều các quy tắc và điều luật hà khắc.
Họ nói rằng Oprah buộc các nhân viên ký một thỏa thuận bí mật suốt đời, trong đó ràng buộc họ không đưa ra bất kỳ tiết lộ về Harpo trong cuộc đời của họ. Trong một vụ kiện của một cựu nhân viên đối với công ty, Harpo đã được mô tả như là một “nơi làm việc tôn thờ Harpo”.
Một số nhân viên thậm chí còn chỉ trích Oprah đặt ra những nhiệm vụ vô cùng khó khăn khiến những người nhân viên khó đáp ứng được kì vọng từ cô ấy. Một cựu nhân viên của Harpo mô tả môi trường tại Harpo là “một môi trường không trung thực và hỗn loạn”, và nói, “tất cả mọi người phá hoại những người khác để giành được sự tiếp cận nhiều hơn với Oprah, và tôi nghĩ cô ấy khuyến khích điều đó.”
Oprah đã chấp nhận thực tế rằng cô ấy đã cho nhân viên của mình một khoảng thời gian khá khó khăn. Tuy nhiên, liên quan đến các thỏa thuận bí mật, Oprah nói, “Bạn sẽ không nói nó là khắc nghiệt, nếu bạn chỉ dành toàn bộ thời gian vào các tờ báo lá cải”.
Oprah đã không có lời giải thích rõ ràng cho những chỉ trích về văn hóa làm việc tại Harpo. Quyết định của Oprah đầu tư vào Oxygen Media cũng khiến danh tiếng của cô phần nào bị hoen ố.
Năm 2001, các bảng tin trên kênh Oxygen cung cấp các liên kết đến các trang web có chủ đề tình dục. Điều này đã được cho là có sự liên minh giữa Oxygen Media và ThriveOnline một trang sức khỏe dành cho phụ nữ.
Mặc dù phát ngôn viên Harpo bảo vệ Oprah bằng cách nói rằng Oprah thời điểm đó đang hưởng một kỳ nghỉ dài và đã không biết gì về những thông tin trên Oxygen Media, nhưng một số người nghi ngờ rằng chính Oprah cho phép những thông tin như vậy xuất hiện trên trang web. Một số bộ phận khán giả Oprah cũng lên tiếng chỉ trích một số chương trình duy tâm của bà như “One Way to Live” và ‘Remembering Your Spirit.’
Họ nói rằng trong những năm đầu thế kỷ 21 Oprah đã trở thành một “người phụ nữ truyền đạo” hơn là một người giãi bày tâm tình hay một người bạn. Một số người xem thậm chí cảm thấy rằng Oprah là một kẻ đạo đức giả. Họ nói rằng trong khi cô giảng về sự cần thiết phải bỏ qua những thứ vật chất và tập trung vào các khía cạnh tinh thần của cuộc sống, tạp chí ‘O’ lại tập trung quảng cáo các mặt hàng cao cấp từ các công ty như BMW, Louis Vuitton và Lancome, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Harpo.
Họ thậm chí còn chỉ trích Oprah giữ giá vé cho chương trình nổi tiếng của cô ấy ‘Live Your Best Life’ ở mức cao ngất ngưởng là 185 đô la. Một số người phản đối khác, như một số người không ủng hộ cô xung quanh các vấn đề liên quan đến bệnh bò điên, cũng công khai lật tẩy cô. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của cô lúc đó cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Oprah là một minh chứng nói lên rằng “nhà lãnh đạo không nhât thiết là một người hoàn hảo nhưng đội nhóm vẫn chạm đích thành công”, điều quan trọng hãy lãnh đạo dựa trên thế mạnh của mình.

Các chương trình truyền hình vẫn sẽ tiếp tục…

Để chiều lòng khán giả xem truyền hình đã yêu mến cô bấy lâu, Oprah quyết định thay đổi suy nghĩ của mình và giữa năm 2002, cô ấy đã gia hạn thêm hợp đồng cho chương trình đến năm 2006. Giới truyền thông nhận định đây là trường hợp rất ‘điển hình’ vì Oprah chẳng mấy khi thay đổi quyết định của mình dễ dàng như vậy.
Mặc dù Oprah gia hạn các hợp đồng chương trình nhưng cô vẫn đang cân nhắc một số trường hợp sau khi không dẫn chương trình nữa. Tuy vậy, cô khẳng định vẫn gắn bó với nghiệp truyền hình.
Các nhà phân tích nhận xét rằng dù trong tương lai Oprah có không làm dẫn chương trình đi chăng nữa, cô vẫn có vô số lựa chọn nghề nghiệp. Một vài nhà phân tích thậm chí còn cho rằng, với kiểu ảnh hưởng và quyền lực của cô, cô có thể một ngày trở thành tổng thống của Hoa Kỳ cũng không biết chừng!
Tuy nhiên, câu chuyện về Oprah không mong muốn thể hiện khía cạnh quyền lực hay ảnh hưởng. Nói đúng hơn nó nêu bật được khả năng và sự quyết tâm tận dụng những lợi thế về kỹ năng kinh doanh và cá nhân để tạo quyền lực và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng.
Theo các nhà phân tích, khía cạnh đáng chú ý nhất về Oprah là cách cô ấy hành xử khi cô ấy có tất cả, sự thành công, giàu có và nổi tiếng trong những năm qua. Thời gian trôi qua, Oprah vẫn không ngừng phát triển trở nên thích nghi hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn.
Những người hâm mộ của cô tin rằng sự tự tin và niềm tin của Oprah đang được nuôi dưỡng và phát triển, có lẽ đó cũng là chìa khóa mang lại sự thành công cho cô từ một người dẫn chương trình truyền hình, đến một nữ doanh nhân nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là một con người từ bi, giàu lòng trắc ẩn.
Tại sao Oprah lại có quyền lực ảnh hưởng sâu rộng đến như vậy? Hay cũng như nhiều nhà lãnh đạo tài ba khác, bạn có thể đọc bài viết sau để hiểu sâu sắc hơn về quyền lực lãnh đạo
 

Banner Lean Hr