Blog

Huấn luyện về nội dung xây dựng mối quan hệ

Mục lục

Phát triển sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét

  • Cách bạn có thể xây dựng và duy trì lòng tin và mối quan hệ với những người bạn đang huấn luyện.
  • Lợi ích từ các mối quan hệ huấn luyện như vậy.

1. Xây dựng Niềm tin

Tin tưởng lẫn nhau là rất quan trọng trong một mối quan hệ huấn luyện.

David Maister, một chuyên gia về các mối quan hệ, đã xác định những đặc điểm chính về hành vi để xây dựng lòng tin, gồm:

  • Hành vi tạo ra sự tín nhiệm,
  • Hành vi tạo ra độ tin cậy
  • Hành vi tạo ra sự thân quen, gần gũi
  • Hành vi thể hiện sự chú ý, chăm sóc.

Bạn có thể áp dụng như sau:

– Sự tín nhiệm

Bạn cần

  • Có chuyên môn.
  • Và có thể làm những gì bạn nói.

– Sự đáng tin cậy

Bạn giữ lời hứa của mình bằng cách làm những gì bạn nói.

  • Đến họp đúng giờ.
  • Hoặc trả lời cuộc gọi điện thoại kịp thời.

– Sự quen thuộc, thân thiết

Cảm giác quen thuộc và chia sẻ thông tin sẽ chỉ xảy ra khi người được huấn luyện cảm thấy thoải mái và dễ chịu với bạn – và họ càng chia sẻ nhiều khi họ thoải mái.

Điều này không có nghĩa là bạn phải chia sẻ tất cả mọi thứ về cuộc sống riêng của bạn với người được huấn luyện. Nhưng tiết lộ cảm xúc, kinh nghiệm, các giá trị và niềm tin, có thể giúp họ nhận thấy rằng mối quan hệ có cả hai chiều, và cho thấy rằng bạn tin tưởng họ.

– Lưu tâm, chú ý

Thể hiện sự lưu tâm không phải là theo một công thức cứng nhắc nào cả. Nó dựa trên niềm tin trong tâm trí rằng mối quan hệ không chỉ là về công việc và hiệu quả công việc.

2. Sáu cấp độ trong mối quan hệ

Thiết lập và duy trì mối quan hệ:

  • Hiểu biết về tầm quan trọng của việc chia sẻ những điểm chung.
  • Và sau đó sử dụng những yếu tố được chia sẻ như các khối để xây dựng một mối quan hệ huấn luyện viên và người được huấn luyện thành công.

Các cấp độ trong mối quan hệ huấn luyện viên – người được huấn luyện

Cấp độ Ví dụ
1. Môi trường Chia sẻ nơi làm việc hoặc sống trong cùng một thị xã, thành phố hoặc khu vực
Dẫn tới những kinh nghiệm về không gian, và một nền tảng tương tự
2. Hành vi Chia sẻ sở thích giống nhau, hoặc hoạt động theo cách tương tự
3. Khả năng Chia sẻ kỹ năng hay năng lực giống nhau
4. Niềm tin Có chung những nguyên tắc, giá trị hay niềm tin về những thứ quan trọng trong cuộc sống
5. Ý thức về cá nhân Chia sẻ cảm giác của chúng ta?
Ví dụ, “Tôi là một người chồng chăm chỉ và chung thủy” hay “Tôi là một nghệ sĩ vô tư.”
6. Cuộc sống tinh thần Chia sẻ
–  Cảm giác về cách thức kết nối tất cả mọi thứ,
–  Hoặc làm thế nào chúng ta đã kết nối với cuộc sống tinh thần của mình hoặc phần còn lại của nhân loại

 

Chú ý:

Các nội dung được nêu ra bởi Gregory Bateson, và sau đó phát triển thêm nhờ nghiên cứu của Robert Dilts.

Thông thường, chúng ta bắt đầu cuộc trò chuyện ở mức độ môi trường.

Cuộc trò chuyện về niềm tin, giá trị và bản sắc đặc biệt có giá trị trong huấn luyện, bởi vì các chủ đề này thường là những cơ sở tạo động lực, hiệu suất, và xây dựng mối quan hệ tốt với những người khác.

3. Hỏi đúng từ câu hỏi đầu tiên

Một phần quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ là có một khởi đầu tốt.

cuộc trò chuyện

Cần giúp người được huấn luyện cảm thấy thoải mái như đàm thoại hàng ngày, vì vậy, tốt nhất nên tránh làm cho câu chuyện trở nên cười đùa quá nhiều hoặc đưa quá nhiều ý kiến từ quan sát cá nhân cho đến khi người được huấn luyện đã nói nhiều hơn về sở thích và những điều họ không thích.

Tại một số điểm, đôi khi, bạn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện có cấu trúc chặt chẽ hơn với một câu hỏi chung và mở. Ví dụ như “Chuyện gì đã xảy ra với bạn” hay “Làm thế nào mà những chuyện này xảy ra với bạn?” hay “Suy nghĩ của bạn hôm nay thế nào?”. Thể hiện một thái độ cởi mở và tự nhiên, chia sẻ về bản thân mình và cảm nhận của họ.

4. Duy trì cuộc trò chuyện huấn luyện

Xây dựng mối quan hệ không phải thể chỉ làm một lần.

Bằng cách sau đây, bạn sẽ đi đúng hướng, và duy trì tốt mối quan hệ:

  • Tôn trọng những gì người được huấn luyện đã đạt được, quan điểm của họ về cuộc sống, và mục tiêu cuộc sống của họ.
  • Xem xét và thông cảm cho bất kỳ biến động đáng kể trong cuộc sống của họ.
  • Hãy lịch sự.
  • Không thể là một “phụ huynh”.
  • Khi có điều kiện hãy thách thức họ như một lời nhắc để họ di chuyển lên trên.
  • Tâm sự trao đổi.
  • Công bằng.
  • Cung cấp kiến thức và thông tin có liên quan.
  • Tránh sử dụng các thuật ngữ quá trang trọng

Những điểm chính

Xây dựng và duy trì mối quan hệ rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ mối quan hệ huấn luyện nào.

Trong huấn luyện, các cuộc trò chuyện tốt nhất nên bắt đầu một cách đơn giản và xây dựng trên mặt bằng chung.

– Chú ý 4 khía cạnh: sự tín nhiệm, sự tin cậy, sự quen thuộc, sự gần gũi, sự quan tâm lưu ý để xây dựng lòng tin.

– Bạn cũng có thể sử dụng sáu cấp độ xây dựng mối quan hệ : môi trường, hành vi, năng lực, niềm tin, ý thức về cá nhân, đời sống tinh thần để lập hệ thống các câu hỏi trong các cuộc trò chuyện huấn luyện của bạn.

Hãy nhớ rằng việc xây dựng mối quan hệ tốt trong huấn luyện đang diễn ra, và mỗi buổi huấn luyện cần phải xây dựng từ khi bắt đầu đến cuối buổi.

Hpo Banner