Blog

Tiết kiệm – Bí quyết thành công của ông vua dầu mỏ Rockefeller

Nếu tồn tại một danh sách Forbes 400 cho thế kỷ 20 thì chắc chắn John Davison Rockefeller sẽ giữ vị trí đầu tiên trong bản danh sách này. Trải qua một cuộc đời gần trọn thế kỷ với nhiều thập niên cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ, Rockefeller đã tích lũy được một gia tài khổng lồ trị giá 900 triệu USD và là nhà sáng lập Quỹ Rockefeller – một trong những quỹ từ thiện lớn nhất nước Mỹ. Tên tuổi và hình ảnh của ông đại diện cho sự giàu sang, quyền lực và thành công vượt bậc mà nhiều người mơ ước.
Vào những năm 40-50 của thế kỷ 20, dầu mỏ còn là một ngành kinh doanh tự phát và hỗn loạn. Chỉ với một số vốn ít ỏi, những người thợ thời đó có thể tự do khoan giếng để lấy dầu thô hoặc xây dựng nhà máy lọc dầu. Rockefeller là một trong những người đầu tiên xây dựng các nhà máy lọc dầu ở Cleveland, vùng đất nằm ở ga cuối cùng của tuyến đường sắt dẫn tới vùng dầu của Pennsylvania. Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng vọt từ 2.000 thùng năm 1859 lên tới 450.000 thùng chỉ một năm sau đó. Đến năm 1862, sản lượng đã đạt 3 triệu thùng. Những năm tiếp theo, khối tài sản của Rockefeller cũng tăng tỷ lệ thuận với lượng dầu mà công ty ông khai thác được. Giữa thập niên 1860, cuộc nội chiến kết thúc đã mở ra một thời kỳ bùng nổ chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế Mỹ. Rockefeller thu được những nguồn mới, tổ chức lại vốn cho doanh nghiệp và bắt đầu mua lại tài sản từ tay các đối thủ cạnh tranh. Năm 1870, khi thành lập công ty dầu mỏ Standard Oil ở Ohio, Rockefeller đã là chủ sở hữu chính thức của tất cả các nhà máy lọc dầu thuộc khu vực lân cận. Cuối cùng, ông gần như thâu tóm toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.
Ngay từ nhỏ, Rockefeller đã chịu ảnh hưởng từ đức tính cần kiệm của người mẹ. Sự tiết kiệm của ông đã làm nhiều người phải kinh ngạc. Từ khi kiếm được đồng tiền đầu tiên vào năm 16 tổi đến khi qua đời, ông luôn tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mà ông tự đặt ra cho mình. Mọi khoản chi tiêu đều được ông ghi lại chi tiết, từ chi phí theo đuổi người bạn gái đến lúc kết hôn, đi hưởng tuần trăng mật và mua sắm sau ngày cưới…, thậm chí ngay cả đến 3 cent để mua tem gửi thư cũng được ông ghi vào sổ. Cậu con trai út và duy nhất John Davison Rekefeller Jr. cũng được giáo dục rất kỹ lưỡng, nhất là vấn đề sử dụng tiền bạc. Muốn có tienf học đàn violon hoặc chi phí mua sắm thêm, cậu phải làm việc để kiếm tiền như những người chị của mình.
Nguyên tắc tiết kiệm để làm giàu của Rockefeller thể hiện rõ nhất trong cách quản lý và kinh doanh. Ông áp dụng phương pháp kinh doanh “khép kín toàn bộ” khi thành lập Standard, nghĩa là kiểm soát tất cả các công đoạn và bộ phận có liên quan nhằm tối đa hóa việc tự cung tự cấp trong điều kiện cho phép để giảm bớt chi phí. Ông luôn nghiêm khắc và đòi hỏi sự chính xác trong việc hạch toán. Mọi số liệu phải được tính tới 3 con số phía sau dấu phẩy. Ông kiên quyết yêu cầu mỗi sáng khi đến văn phòng, trên bàn làm việc của ông phải có một biểu đồ báo cáo về lãi ròng của ngày hôm trước. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển, ông cho xây dựng đường ống dẫn dầu. Đến năm 1876, Standard đã xây dựng được 644 km đường ống dẫn dầu và một kho chứa 1,5 triệu thùng dầu tại cuối đường ống.
Có một giai thoại kể về tính tiết kiệm của Rockefeller. Trong một lần quan sát một công nhân đóng thùng đựng dầu tại công xưởng, ông thấy người công nhân cứ mỗi khi hàn nắp đậy thì dùng 40 giọt nguyên liệu hàn. Ông yêu cầu người công nhân thử dùng 38 giọt, kết quả là bị rò rỉ. Sau đó người công nhân này dùng thử 39 giọt, thùng dầu được hàn tốt không bị rò rỉ. Kể từ đó, “39 giọt” trở thành mức quy định trong thao tác hàn nắp thùng của Standard.
(Tạp chí Forbes)
 

Banner Lean Hr