Blog

Tránh thành kiến tại nơi làm việc

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá

  • Tại sao chúng ta có các giả định trong tiềm thức
  • Làm thế nào chúng ta có thể tránh được chúng.

Mục lục

1 Không phân biệt đối xử

Giả sử bạn đã có hai thành viên trong nhóm quảng cáo. Cả hai, Lê và Liệu đều có kỹ năng tuyệt vời. Tuy khó khăn, nhưng cuối cùng bạn quyết định đi với Lê vì anh dường như có ý tưởng tốt hơn về nội dung tiếp thị sản phẩm. Bạn cảm thấy dường như bạn đã thực hiện sự lựa chọn đúng, dựa trên các tiêu chí.

Nhưng bạn có chắc chắn rằng quyết định đó đã thực sự được xem xét tất cả các yếu tố mà người ta khá dễ dàng bỏ qua vì không nhận thức được nó:

  • Chủng tộc,
  • Giới tính,
  • Độ tuổi,
  • Tầng lớp xã hội,

Thực tế là thái độ và hành vi của chúng ta với những người khác nhau bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc bản năng.

Bộ não của chúng được điều khiển để đưa ra quyết định vô thức, vì số lượng các lựa chọn chúng ta phải đối mặt hàng ngày quá lớn nếu chúng ta có ý thức đánh giá tất cả cứ mỗi khi ra quyết định. Điều đó có nghĩa là tồn tại một liên kết trực tiếp giữa tư duy vô thức và hành động của chúng.

Do vậy, khi nói đến việc lựa chọn trong công việc, điều quan trọng là chúng ta không thiên vị.

2 Tại sao chúng ta có thành kiến trong vô thức?

đánh giá con người

Nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta theo bản năng phân loại các cá thể khác thành các nhóm người và vật bằng cách sử dụng các tiêu chí dễ dàng quan sát thấy như:

  • Tuổi tác,
  • Cân nặng,
  • Màu da,
  • Giới tính.
  • Trình độ học vấn,
  • Tình trạng khuyết tật,
  • Giọng nói,
  • Địa vị xã hội,
  • Chức danh công việc,

và tự động gán các đặc điểm được giả định cho bất cứ ai.

“Lợi thế” của hệ thống này là:

  • Nó tiết kiệm cho chúng ta thời gian và công sức khi xử lý thông tin
  • Cho phép chúng ta dành nhiều nguồn lực tinh thần của mình cho các nhiệm vụ khác.

Những bất lợi rõ ràng là nó có thể dẫn chúng ta đưa ra giả định về họ và có hành động dựa trên những thành kiến.  Kết quả của xu hướng này là hành động dựa trên khuôn mẫu, thậm chí chúng ta không ý thức ngay cả việc tin tưởng ở họ.

3 Ảnh hưởng của thành kiến vô thức

Khi chúng ta không nhận thức được những định kiến của chúng ta, và không muốn thừa nhận chúng ta đang có thành kiến vô thức, có thể tồn tại những hậu quả tai hại về cách chúng ta quản lý và đối với nhân viên mà chúng ta quản lý:

  • Hiệu suất của họ,
  • Sự gắn bó của nhân viên với tổ chức
  • Sự hài lòng khi làm việc của nhân viên
  • Tình trạng căng thẳng trong công việc

Ví dụ, bạn có thể bị ảnh hưởng khi tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý, bạn nghi ngờ và phân biệt đối xử một cách xử vô tình, có thể dẫn đến: Sự mất lòng tin, tinh thần hạ thấp, và khả năng nhân viên rời khỏi tổ chức.

4 Lợi ích của tập thể đa dạng

đa dạng

Đa dạng đề cập tới sự khác biệt giữa những cá nhân, trong đó có thể bao gồm:

  • Chủng tộc,
  • Giới tính,
  • Tuổi tác,
  • Giáo dục,
  • Và tầng lớp xã hội.

Trong thế giới đang đô thị hóa, truyền thông và di động đã làm môi trường làm việc trở nên đa dạng hơn và sẽ ngày càng mang các dòng giao lưu đến với mỗi tổ chức.

Các tổ chức đón nhận một lực lượng lao động đa dạng và tạo ra các hệ thống hỗ trợ nó có thể thu về nhiều lợi ích:

  • Khả năng thích ứng tăng lên.Một nhóm người có nguồn gốc khác nhau có thể cung cấp nhiều hơn các quan điểm và giải pháp cho các vấn đề.
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn.Người đa dạng mang lại một phạm vi lớn hơn của các kỹ năng và khả năng đồng cảm với những nền văn hóa khác nhau, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới.
  • Đổi mới dễ dàng hơn: Sự đa dạng và hòa nhập của lực lượng lao động là động lực chính của đổi mới nội bộ và tăng trưởng kinh doanh.
  • Dễ dàng tuyển dụng: Chào đón các ứng cử viên không phân biệt chủng tộc, giới tính, tuổi tác, hoặc giai tầng có nghĩa là bạn có thể thuê từ một “hồ bơi lớn”.

5 Làm thế nào để tránh thành kiến vô thức

Bạn có thể giải quyết những vấn đề phân biệt đối xử vô thức bằng cách

  • Nhận thức về những thành kiến trong vô thức của bạn,
  • Phát triển các kế hoạch để tất cả thành viên thể hiện tài năng của họ.

5.1 Nhận ra thành kiến riêng của bạn

Bạn cần phải trung thực với chính mình.

Ví dụ, là một nữ quản lý, bạn tin rằng người đàn ông có lẽ ít có khả năng cảm thông hơn phụ nữ. Đó là thiên vị tiềm thức. Nó có thể ảnh hưởng hành động của bạn và thí sinh nam có thể bị loại trừ khỏi một số vị trí nhất định.

Kiểm tra thần kinh và làm các bài tập khám phá những thành kiến vô thức và giảm bớt ảnh hưởng của chúng. Một bài tập thể dục hữu ích là tham gia tình huống giả định trong đó có các đối tượng khác nhau và thông qua trao đổi và hoạt động, bạn nhận ra hành vi thiên vị của mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần hình dung một tình huống cụ thể có thể tạo ra các hiệu ứng hành vi và tâm lý tương tự như thực sự trải nghiệm nó.

Ngoài ra, đặc biệt chú ý đến sự lựa chọn của bạn khi bạn đang cảm thấy: Mệt mỏi, Vội vã, Hay căng thẳng, những tình huống này có xu hướng kích hoạt những thành kiến của bạn.

5.2 Tập trung vào nhân viên

nhân viên

Nhiều tổ chức đang quá tập trung vào các quá trình hoạt động mà quên mất nhân lực của họ.

Tất nhiên bạn cần có thời gian để viết báo cáo, viết mô tả công việc, và đánh giá hiệu quả, thiết lập những kỳ vọng, giao kế hoạch, và cho và nhận thông tin phản hồi.

Tuy nhiên, tập trung vào nhân viên thể hiện trong các hoạt động đó, ví dụ:

  • Giao việc sau khi đã xem xét kỹ thế mạnh và thành công của cá nhân, chứ không phải những lỗi lầm và điểm yếu,
  • Trong khi thảo luận các vấn đề hiệu suất, hướng tới biện pháp điều chỉnh và hướng về mục tiêu chứ không tìm cách đổ lỗi.
  • Khách quan trong các sự kiện. Nếu bất kỳ ai trong số họ cảm thấy họ đang bị phân biệt đối xử, hãy mở một kênh an toàn và cởi mở ở bộ phận nhân sự để họ giải thích hoàn cảnh của mình với một ai đó trong bộ phận nhân sự của bạn.

Có nhiều hành vi bất công nhận quá khó để nhận ra và bị chìm trong chính sách của tổ chức, và một số người có thể cảm thấy bị đe dọa khi bày tỏ một cách chính thức.

5.3 Tuyên bố không thành kiến

Công bố ý định của bạn về một lực lượng lao động đa dạng.

Nói lời thành lời, hoặc ghi chúng lại, gửi một thông điệp rõ ràng cho tất cả mọi người, cũng như tiềm thức của riêng bạn.

Hãy nhớ rằng, việc tiếp xúc với những khuôn mẫu tiêu cực có thể củng cố ảnh hưởng của chúng trong hành vi của bạn, thậm chí nếu bạn không ý thức việc này. Vì vậy, nên xem xét việc cung cấp hình ảnh tích cực tại nơi làm việc, ví dụ, sử dụng áp phích, bản tin, báo cáo, video và podcast.

Xây dựng không gian với những từ ngữ tích cực và hình ảnh về để giúp loại bỏ những thành kiến tiêu cực. Ví dụ, nếu bạn đang phỏng vấn một người vừa chuyển về từ Ấn Độ và bạn đang lo lắng về kỹ năng ngôn ngữ của mình, nhìn vào hình ảnh tích cực của nhân viên từ Ấn Độ và đọc những câu chuyện thành công của họ, nhờ đó bạn sẽ không vô thức giả định cá nhân đó không có khả năng làm việc cùng bạn.

Ngoài ra, sử dụng ngôn ngữ tích cực, rõ ràng tránh gây nhầm lẫn và tạo khe hở cho thành kiến “nổi lên”.

Hpo Banner