Blog

Thiết kế phiên học với Mô hình ADDIE

Xây dựng một phiên học hiệu quả

Hãy tưởng tượng, bạn vừa được yêu cầu xây dựng chương trình định hướng cho nhân viên mới.

Nó bao gồm rất nhiều công việc và có rất nhiều thông tin mà bạn cần đề cập. Nói đơn giản, bạn cảm thấy bị áp đảo bởi mọi thứ cần làm!

Vậy, bạn nên tập trung vào cái gì? Làm thế nào đảm bảo nó hấp dẫn và thú vị? Và, với tất cả nhiệm vụ liên quan tới việc thiết kế một trải nghiệm học tập, làm thế nào bạn đảm bảo mình không quên một bước quan trọng?

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào bạn có thể sử dụng mô hình ADDIE để thiết kế trải nghiệm học tập hiệu quả cho nhóm bạn.

Mục lục

Giới thiệu về Mô hình

Mặc dù nguồn gốc của nó không được biết, các nhà thiết kế và giảng viên đào tạo đã sử dụng mô hình ADDIE trong nhiều thập kỷ làm hướng dẫn để xây dựng các khoá đào tạo có hiệu quả và có liên quan.

ADDIE là một từ viết tắt cho các bước cần thiết để chuẩn bị cho một buổi học hiệu quả. Bạn có thể xem các bước này trong Hình 1 bên dưới.

Hình 1: Mô hình ADDIE

Các bước này có vẻ khá rõ ràng, nhưng có rất nhiều lời nhắc hữu ích dưới mỗi tiêu đề này có thể giúp bạn cải tiến chương trình đào tạo.

Hãy xem xét từng giai đoạn một cách chi tiết hơn và tìm hiểu từng bước rõ hơn..

Áp dụng các yếu tố

1. Analysis – Phân tích

Trong giai đoạn đầu tiên, mục tiêu của bạn là phân tích xem đào tạo và phát triển mà mọi người cần và hiểu chính xác loại hướng dẫn nào đem lại hiệu quả nhất.

  • Bắt đầu bằng cách suy nghĩ về nhu cầu của các thành viên trong nhóm với bản Đánh giá Nhu cầu Đào tạo. Nó giúp bạn tùy chỉnh cách tiếp cận của mình và để hiệu quả hơn.
  • Tìm hiểu xem có bao nhiêu học viên đã biết về chủ đề này. Trừ khi bạn đã quen thuộc với nhóm, thật dễ dàng để đưa ra những giả định không chính xác về điều này.
  • Một khi đã xác định các khoảng trống cụ thể về kỹ năng hoặc kiến thức mà bạn muốn giải quyết, hãy liệt kê tất cả những điều mà các thành viên trong nhóm cần phải học. Liệt kê kiến thức và kỹ năng cụ thể mà họ cần, cũng như những gì họ có thể làm sau khi quá trình học tập hoàn thành.
  • Sử dụng kiến thức của bạn về những khoảng trống này để thiết lập mục tiêu học tập thực tế cho phiên học.
  • Đảm bảo bạn xem xét phong cách học tập của mỗi người. Một số người học hiệu quả nhất với lớp thực hành, trong khi số khác thích đọc hoặc viết ra tài liệu. Khi có thể, hãy hỏi những người mà bạn đào tạo xem phong cách học tập ưa thích của họ là gì và nghĩ xem làm thế nào để cung cấp một bài học tốt nhất. (Các lựa chọn bao gồm đào tạo dựa trên web hoặc video, các buổi học theo nhóm, đào tạo/ lớp học, huấn luyện và cố vấn và Đào tạo Cầm tay Chỉ việc).
  • Cuối cùng, tìm ra những khó khăn hoặc thách thức bạn cần xem xét. Chúng có thể là hạn chế về ngân sách, thời hạn sát sao hoặc thậm chí là cần phải dạy cho mọi người về những thách thức học tập cụ thể.

2. Design – Thiết kế

Một khi đã tập hợp dữ liệu và đã phân tích cẩn thận những gì bạn cần dạy, đó là lúc thiết kế tài liệu khóa học và các hoạt động học tập.

  • Bắt đầu bước này bằng cách soạn thảo “kế hoạch học tập” cho các buổi đào tạo. Nó đảm bảo việc giảng dạy vẫn phù hợp và nó giải quyết các vấn đề mà bạn đã đưa ra trong giai đoạn phân tích.
  • Để làm điều này, liệt kê các mục tiêu học tập cho mỗi phiên. Ngoài ra, hãy nghĩ xem làm thế nào để giới thiệu khóa đào tạo – liệu bạn có cần phải ôn lại buổi học trước đó hoặc để mọi người tham gia về mặt tinh thần với các kỹ năng mà họ cần phải học? Sử dụng các công cụ như 4MAT và 9 cấp độ học tập của Gagne đảm bảo bạn thiết kế một phiên học hiệu quả mà mọi người sẽ thấy hữu ích.
  • Viết ra chiến lược giảng dạy của bạn, nếu khóa học có giảng viên dẫn dắt. Ví dụ, ai sẽ dạy khóa học? Khi nào người này có mặt và khi nào học viên có thể tham dự? Và người này dạy bằng cách nào?
  • Phác thảo bất kỳ công nghệ nào bạn cần cho phiên học. Lên kế hoạch và timline nguồn cung ứng công nghệ này và xác định bất kỳ nguồn nào khác mà bạn cần.
  • Hãy nghĩ tới trải nghiệm mà bạn muốn học viên có được. Bạn có thể làm gì để đảm bảo họ có loại trải nghiệm này? Và bạn muốn tài liệu học tập được tìm và cảm thấy thế nào? (Khi làm việc này, cố gắng đặt mình vào vị trí của người học. Hãy nghĩ tới những trải nghiệm học tập mà bạn thấy hữu ích và sau đó phản ánh chúng với các phong cách học khác nhau.)
  • Xác định tiêu chí đo lường mức độ hiểu bài và khả năng của học viên sau phiên học. Bạn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá nào? (Xem bài viết 4 Cấp độ Đánh giá Hiệu quả Đào tạo của Kirkpatrick tìm hiểu về một phương pháp đo lường điều này).
  • Hãy suy nghĩ về các bước bạn sẽ làm nếu học viên không đạt được hiệu suất như bạn mong đợi. Bạn sẽ giúp họ như thế nào?

3. Development – Xây dựng

Trong giai đoạn này, bạn thực hiện hành động theo bản phác thảo và kế hoạch mà bạn đã tạo trong giai đoạn thiết kế. Đây thường là phần thú vị của quá trình, bởi vì đây là nơi bạn bắt đầu phát triển cơ thể của khóa học.

  • Hãy xem xét sử dụng Đào tạo nhân viên bằng hoạt động như trò chơi, bài tập phân vai và làm việc theo nhóm, giúp các thành viên tham gia vào quá trình học tập.
  • Khi xây dựng nội dung, hãy nhớ tới phong cách học tập của mọi người. Một lần nữa, hãy sử dụng kỹ thuật từ 4MAT cung cấp nội dung theo cách mà mọi người dễ hiểu; Và sử dụng 9 cấp độ học tập của Gagne như là một danh sách kiểm tra để lập kế hoạch truyền thông nhằm hỗ trợ việc học tập. (Cập nhật kế hoạch bài học bạn đã tạo ở bước cuối cùng, nếu phù hợp.).
  • Khi gần hoàn thành quá trình xây dựng khóa học, nhận phản hồi từ đồng nghiệp hoặc sếp, từ đó bạn có thể tinh chỉnh nội dung. Ngoài ra, nếu đào tạo là nhiệm vụ quan trọng, hãy xem xét chạy một phiên thí điểm với một nhóm nhỏ.

4. Implementation – Thực hiện

Giai đoạn thực hiện là khi diễn ra việc học thực tế.

  • Trước khi bắt đầu, đảm bảo tất cả học viên đều có nguồn lực cần thiết để hoàn thành khóa học thành công. Nó không chỉ gồm quyền truy cập vào tất cả các tài liệu mà họ cần, mà còn là việc họ cảm thấy thoải mái trong môi trường học tập. Ví dụ: nếu bạn đang ở trong lớp học, mọi người có thể nhìn thấy và nghe rõ? Nhiệt độ phòng có ổn không?
  • Nếu bạn đào tạo sử dụng công nghệ, đảm bảo nó hoạt động một cách chính xác và mọi người đều có quyền truy cập các nguồn lực trước khi bắt đầu phiên học.
  • Khi hoàn thành khóa học, hãy yêu cầu phản hồi ngay lập tức. Mặc dù bạn sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng hơn trong bước tiếp theo, nhưng nó sẽ cho bạn một cái nhìn nhanh và trung thực về hiệu quả của phiên học. (Bạn sẽ nhận được phản hồi tốt nhất nếu bạn yêu cầu học viên viết lại suy nghĩ của họ dưới hình thức ẩn danh.)

5. Evaluation – Đánh giá

  • Trong giai đoạn này, bạn đánh giá kết quả khóa đào tạo một cách chi tiết hơn. Học viên đã học được những gì họ cần? Họ có thực hiện theo kế hoạch? Liệu khoảng trống kĩ năng đã được giải quyết?
  • Như chúng ta đã đề cập, 4 Cấp độ Đánh giá Hiệu quả Đào tạo của Kirkpatrick đưa ra cho bạn một loạt các lựa chọn để đo lường hiệu quả và tác động của phiên đào tạo. Tuy nhiên, hãy nhớ, có thể mất một lúc để thu thập dữ liệu cho một số các tùy chọn này.
  • Đảm bảo bạn sử dụng thông tin phản hồi hoặc những lời chỉ trích nhằm tinh chỉnh cách tiếp cận đào tạo hiệu quả hơn.

Những điểm chính

Mô hình ADDIE là một quá trình mà các nhà thiết kế đào tạo và giảng viên sử dụng làm hướng dẫn khi phát triển các lớp học và công cụ đào tạo. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể sử dụng mô hình ADDIE khi thiết kế các buổi huấn luyện hoặc phiên học cho mình. 5 giai đoạn trong mô hình ADDIE là:

  1. Phân tích.
  2. Thiết kế.
  3. Phát triển.
  4. Thực hiện.
  5. Đánh giá.

Lợi ích khi sử dụng quá trình ADDIE là nó hướng dẫn bạn qua từng giai đoạn, giúp bạn phát triển kinh trải nghiệm học tập hiệu quả và có liên quan.

Hpo Banner