Blog

Tại sao cần Xây dựng Văn hóa học tập? 5 mẹo triển khai

Tôi tin rằng việc học hỏi liên tục giống như dòng máu chảy trong huyết quản của một doanh nghiệp.

  • Nếu việc học dừng lại, sự đổi mới dừng lại. Và nếu đổi mới dừng lại, sự tiến bộ cũng vậy. Sản phẩm sẽ dần mất lợi thế cạnh tranh và quan trọng hơn, nhân viên cũng vậy.
  • Những người giỏi nhất rất ham học hỏi và phát triển; nếu họ không thể làm việc này trong tổ chức của bạn, họ sẽ tìm kiếm một doanh nghiệp khác để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Bài viết này chia sẻ các yếu tố then chốt của văn hóa học tập, cũng như chỉ ra bạn có thể làm gì? để nuôi dưỡng một nền văn hóa học tập cho doanh nghiệp.

Mục lục

Văn hóa học tập là gì? Tại sao nó quan trọng?

Văn hóa học tập là một môi trường khuyến khích nhân viên học hỏi và phát triển.

Điều này nghe có vẻ như hiển nhiên. Doanh nghiệp nào mà chẳng khuyến khích nhân viên học tập và phát triển? Nhưng thực tế, không phải vậy. Ví dụ:

Một số công ty coi trọng việc tuân thủ các quy định, không chấp nhận rủi ro; Hoặc có văn hóa quy trách nhiệm và đổ lỗi khi có thất bại xảy ra. Đúng vậy, không chấp nhận rủi ro và đổi lỗi chính là hai yếu tố cản trở sự học hỏi và phát triển của nhân viên.

Vậy, làm thế nào mới tạo ra được nền văn hóa học tập? Trước tiên, hãy xem xét một vài quan điểm:

Đầu tiên, trong cuốn sách Drive, tác giả Daniel Pink lập luận rằng nhân viên thực hiện tốt hơn và hài lòng hơn với công việc khi họ có thể:

  • Tự chủ trong công việc,
  • Làm chủ về chuyên môn, và
  • Có mục đích trong công việc.

Trong đó: “Làm chủ”, một trong ba yếu tố, đạt được thông qua việc học tập.

Nghiên cứ thứ hai, nhà xã hội học người Mỹ, Ron Westrum là một chuyên gia về văn hóa tổ chức. Thông qua nghiên cứu của mình, ông kết luận rằng có ba loại tổ chức:

  • Bệnh lý (định hướng quyền lực),
  • Quan liêu (định hướng quy tắc), và
  • Khái quát (định hướng hiệu suất).

Trong đó, yếu tố then chốt để xây dựng tổ chức định hướng theo hiệu suất, là khả năng học hỏi từ những thất bại. Điều này, có nghĩa là làm cho những thất bại được chấp nhận trong tổ chức, như là những cơ hội học tập.

Cuối cùng, Google đã thực hiện nghiên cứu của riêng mình và kết luận rằng – có thể chấp nhận rủi ro và không cảm thấy xấu hổ vì thất bại – là yếu tố thiết yếu của một đội nhóm thành công.

Cách xây dựng văn hóa học tập

Trong chiến lược nhân sự, văn hóa học tập rất quan trọng vì hai lý do chính:

Đầu tiên, nó cho phép bạn xây dựng đội nhóm làm việc tuyệt vời. Nhân viên có thể phát triển các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc và chinh phục các mục tiêu thách thức.

Thứ hai, có một văn hóa học tập là cực kỳ quan trọng đối với việc giữ chân nhân tài. Văn hóa học tập giúp nhân viên cảm thấy họ có thể phát triển và trau dồi kỹ năng của họ.

Vì những lý do đó, bạn nên xây dựng văn hóa học tập của riêng mình.

Tham khảo 5 yếu tố trong nền văn hóa học tập

1. Chấp nhận rủi ro và thử nghiệm sáng kiến mới

Tôi tin tưởng rất mạnh mẽ rằng các nhân viên ở trong vùng thoải mái sẽ không học hỏi và phát triển. Nếu mọi người sợ thất bại, họ sẽ chọn con đường an toàn chứ không phải con đường rủi ro và theo đó, quay trở lại vùng thoải mái.

Tiến bộ và đổi mới đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro. Đổi mới xảy ra và các sản phẩm hoặc quy trình mới được xây dựng khi mọi người nâng cao các tiêu chuẩn làm việc và phục vụ khách hàng tốt hơn.

  • Trong công ty của bạn, có thể có những nhân tài đang buồn chán, họ có thể ra đi vì luôn có những nhà tuyển dụng khác, kích thích hơn.
  • Là người lãnh đạo, chúng ta có trách nhiệm giúp nhân viên biết cách chấp nhận rủi ro và nhảy từ đường cong tăng trưởng này sang đường cong tăng trưởng tiếp theo.

Một ví dụ về chấp nhận rủi ro và thử nghiệm là khuyến khích nhân viên tự đưa ra mục tiêu và sáng kiến, sau đó, trao quyền để họ có thể triển khai thử nghiệm các sáng kiến đổi mới đó.

Có thể bạn đang nghĩ “đổi mới thường đi kèm với rủi ro”, điều này đúng, cá nhân tôi cũng đã từng lo sợ. Cho đến khi, tôi biết cách làm thế nào để triển khai một thử nghiệm trong công việc?

Hơn nữa, tôi còn lo nghĩ, liệu sáng kiến đó có thực sự hiệu quả? Câu hỏi này, buộc tôi phải nghĩ ra cách để đo lường hiệu quả của một sáng kiến.

Chính hai công cụ: “Triển khai thử nghiệm kinh doanh” và “Đo lường hiệu quả của sáng kiến” đã giúp tôi thoát khỏi tâm lý sợ hãi để dám chấp nhận rủi ro và thử nghiệm đổi mới.

Tôi hi vọng chúng cũng sẽ giúp được bạn!

2. Hồi tưởng thất bại và học hỏi từ đó

Một phần cần thiết của văn hóa chấp nhận rủi ro là làm cho thất bại được chấp nhận (trong lý do). Điều này có nghĩa là làm cho việc “hồi tưởng về các thất bại” trở thành một hoạt động thường xuyên trong tổ chức.

Tôi sử dụng kỹ thuật hồi tưởng để cùng nhìn lại các sự cố và thất bại trong quá khứ, rút ra bài học để cải thiện trong tương lai.

Lưu ý:

Các buổi hồi tưởng được sử dụng để xây dựng sự hiểu biết chung, học hỏi và cải tiến, chứ không phải để quy trách nhiệm và đổi lỗi.

3. Định hướng bằng mục tiêu OKR

Văn hóa học tập và đổi mới tốt, nhưng còn tốt hơn, khi nó được định hướng theo hiệu suất.

Trong những thử nghiệm đầu tiên, với văn hóa học tập, tôi học hỏi được một điều rằng: “Học hỏi và các sáng kiến đổi mới sẽ bị phân tán và giảm sức mạnh, khi chúng không có định hướng”.

Hãy hình dung, hàng trăm bài học và hàng nghìn sáng kiến được đưa ra, nhưng không có mục đích?

Vì vậy, tôi sử dụng hệ thống mục tiêu OKR để định hướng việc học hỏi và phát triển các sáng kiến đổi mới.

4. Đào tạo và Huấn luyện

Sẽ thật thiếu sót, khi doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa học tập, mà lại không có các chương trình huấn luyện và đào tạo nhân viên.

Tôi đã viết rất nhiều về chủ đề này trên Blog.

Điều tôi thích nhất ở huấn luyện là nó tạo ra một môi trường tuyệt vời để mọi người học hỏi lẫn nhau. Đó không chỉ là việc một người giỏi hơn dạy những người còn lại (Đào tạo). Mà đó là sự học hỏi đa chiều trong tổ chức.

Rất tiếc, trong nhiều tổ chức, huấn luyện và đào tạo chưa thực sự được đầu tư chú trọng. Họ có nhiều lý do để từ chối việc học tập. Một trong số đó là không có đủ thời gian. Một lý do phổ biến phải không bạn?

5. Làm cho các “cuộc nói chuyện ngắn” diễn ra trong tổ chức

Làm thế nào để đưa văn hóa học tập vào thực tế?

Nhiều phong trào học tập, trong doanh nghiệp, được đẩy lên rầm rộ sau đó tắt ngóm.

Chính bởi vì sự “rầm rộ” của nó.

Khi triển khai rầm rộ, bạn và đội ngũ cần đầu tư nhiều thời gian công sức… Thực tế, ở nhiều doanh nghiệp, điều này khó có thể được duy trì dài hạn.

Đây chính là lý do, xây dựng văn hóa học tập bằng các cuộc nói chuyện ngắn, sẽ phát huy tác dụng. Bởi sự đơn giản và thuận tiện của kỹ thuật này.

Những điểm chính

Xây dựng văn hóa học tập là một chiến lược dài hạn, tuy nhiên, bạn vẫn có thể sớm nhận được thành quả, khi biết cách triển khai đúng đắn. Bài viết này, tôi chia sẻ 5 yếu tố nền tảng là:

  1. Chấp nhận rủi ro và thử nghiệm.
  2. Hồi tưởng thất bại và học hỏi.
  3. Định hướng bằng mục tiêu OKR.
  4. Đào tạo và huấn luyện.
  5. Các cuộc nói chuyện ngắn.
Hpo Banner