Blog

Quản lý sự cạnh tranh tại nơi làm việc

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá

  • Môi trường làm việc có cạnh tranh
  • Làm thế nào bạn có thể hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh và cải thiện sự hợp tác trong nhóm của bạn.

Mục lục

1 Sự cạnh tranh trong môi trường làm việc

Gavin Kilduff, một giáo sư Đại học kinh doanh New York, đã xác định: môi trường làm việc có cạnh tranh là môi trường tồn tại sự ganh đua hơn thua giữa người này với người khác, chứ không phải họ tập trung vào việc đạt được một mục tiêu hay giải thưởng. Khi đó các đồng nghiệp có nhiều khả năng trở thành đối thủ hơn bạn bè.
Ví dụ, sự cạnh tranh thường có thể xảy ra giữa các đồng nghiệp với việc so sánh, chức danh tương đương, hoặc kỹ năng tương tự.
Sự cạnh tranh tại nơi làm việc

2 Nhận diện hành vi

Sự cạnh tranh giữa các đồng nghiệp có nhiều hình thức.

  • Từ chối thảo luận công việc với nhau vì họ sợ rằng ai đó có thể ăn cắp ý tưởng của họ.
  • Họ có thể bỏ qua các dự án bổ sung, hoặc chỉ cố gắng gây ấn tượng với ông chủ của họ.
  • Hoặc, xảo quyệt hơn, họ có thể cố gắng làm cho người khác bị xấu đi trong cái nhìn của cấp quản lý bằng cách chỉ ra lỗi của người khác, hoặc truyền bá tin đồn ác ý.

3 Một số ưu điểm và nhược điểm khi các cá nhân cạnh tranh

Ganh đua nơi làm việc có thể có một số điểm tích cực và tiêu cực.

3.1 Điểm tích cực:

Nghiên cứu của Kilduff phát hiện thấy sự ganh đua có thể hướng mọi người nỗ lực nhiều hơn cho công việc, nhờ đó họ thực hiện công việc ở mức độ hiệu suất cao hơn.
Sự cạnh tranh lành mạnh có thể tăng năng suất trong công việc, và nó có thể mang lại những điều tốt nhất trong hoạt động của con người. Một số công việc thường phù hợp với một môi trường cạnh tranh tốt hơn so với những việc khác.
Khi bán hàng, ví dụ, nhân viên có thể cạnh tranh với nhau để mang lại nhiều khách hàng mới, hoặc giành chiến thắng trong thương vụ lớn nhất. Nếu các nhà quản lý buộc thưởng cho các mục tiêu này, việc thưởng này có thể tạo động lực cho các thành viên và cải thiện hiệu suất của họ.

3.2 Các nhược điểm

– Nó có thể tạo ra một môi trường làm việc gây thiệt hại cho tinh thần đồng đội
– Khi hai người đang đọ sức với nhau, trong tình huống mà một cá nhân “chiến thắng” rõ ràng và “kẻ thua cuộc” cũng đã có thể nhận diên, khi đó các đối thủ thường tập trung vào bản thân chứ không phải là lợi ích của bộ phận hoặc tổ chức.
– Trong khi tìm cách để có được một lợi thế, một số thậm chí có thể bị cám dỗ để đi vào con đường phi đạo đức.

4 Chiến lược quản lý

4.1 Nhìn thấy các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành manh
Xem xét các dấu hiệu tổn hại do sự ganh đua tồn tại:
– Những thành viên trong nhóm của bạn thường xuyên tranh cãi với nhau?
– Có nhiều tin đồn tồn tại trong nhóm?
– Các đồng nghiệp tin tưởng lẫn nhau, hay họ chỉ tập trung vào những thiếu sót của nhau?
Quan sát cách thành viên trong nhóm của bạn tương tác: chú ý vào nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.

4.2 Trao đổi trực tiếp với thành viên của đội

Ngay khi bạn nhận ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành viên trong nhóm:

  • Gặp gỡ với các đối thủ riêng biệt.
  • Tìm hiểu quan điểm của mỗi người, và lắng nghe tích cực để đảm bảo rằng bạn hiểu những lo lắng của từng cá nhân.
  • Mô tả các hành vi tiêu cực mà bạn đã quan sát và giải thích sự tác động của nó đến phần còn lại của đội.Nói rõ những hậu quả có thể nếu họ tiếp tục, và gợi ý những cách để giải quyết cuộc xung đột. Sau đó, tái tập trung nỗ lực của họ vào việc đạt được mục tiêu của nhóm.

4.3 Thiết lập ranh giới rõ ràng

Hãy chắc chắn rằng bạn có các mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí trong nhóm. Xem xét trách nhiệm giữa các đối thủ để đảm bảo rằng họ hiểu những gì được mong đợi từ họ.

4.4 Tránh so sánh

Điều quan trọng là phải tránh xa những tình huống mà bạn phải so sánh các đối thủ với nhau.
Bạn cũng có thể ngăn chặn những người so sánh bản thân mình bằng cách thay đổi trách nhiệm của họ, do đó họ không được đọ sức trực tiếp với nhau.

4.5 Ưu đãi đúng

Nếu sự cạnh tranh là một vấn đề, ​​hãy chắc chắn rằng các ưu đãi không thiên lệch cho thành viên nào
Nếu bạn muốn thiết lập một mức độ cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích mọi người gặp gỡ nhau tại một mục tiêu nhất định, hoặc họ hãy kết thúc dự án một cách nhanh chóng, xem xét tránh thi đấu một đối một. Thay vào đó, chia người thành hai hoặc nhiều nhóm. Mặc dù điều này chắc chắn sẽ dẫn đến một chiến thắng và một đội thua, bạn có thể tránh bằng cách ca ngợi những nỗ lực tập thể của họ.

4.6 Tập trung cho các hoạt động xây dựng nhóm

Một yếu tố quan trọng của việc duy trì sự hòa hợp của nhóm và năng suất là tập trung sự chú ý của các thành viên ra khỏi đối thủ chính của họ, và trở lại vào các mục tiêu.
Một cách để làm điều này là để tổ chức một sự kiện đội nhóm nhấn mạnh sự hợp tác và kỹ năng giao tiếp giữa họ.
Bạn cũng có thể cải thiện mối quan hệ nhóm bằng cách giữ một hoạt động xã hội, nơi mọi người có thể nhận biết nhau trong một môi trường không chính thức.

4.6 Hình thành quan hệ đối tác

Bằng cách buộc họ cộng tác, bạn tạo ra cho các đối thủ cơ hội để xây dựng mối quan hệ, và gia tăng niềm tin của họ vào nhau. Và, nếu họ thành công, họ thậm chí có thể quyết định tiếp tục hợp tác trong các dự án trong tương lai.

Những điểm chính

Trong khi cạnh tranh giữa các thành viên trong nhóm có thể mang lại lợi ích, sự ganh đua có thể gây tổn hại tinh thần và năng suất nếu chúng không được kiểm soát
Có một số chiến lược bạn có thể sử dụng để biến khuynh hướng thù hằn thành cộng tác.
Bạn có thể trao đổi để tìm ra mong muốn của từng cá nhận, thiết lập ranh giới rõ ràng, và tránh những tình huống mà các đối thủ có thể so sánh được với nhau.
Khuyến khích thêm nhiều hoạt động xây dựng đội nhóm để họ làm việc cùng nhau, hoặc gán các đối thủ vào cùng một dự án để giúp họ quản lý sự khác biệt của nhau và xây dựng mối quan hệ.
 

Hpo Banner